Vào thời Chiến Quốc, vùng Trung Nguyên đã thấy có tục này, lâu dần về sau đã trở thành phong tục phổ biến trong dân gian. Cứ vào dịp Xuân về, lại có tục vào ngày mồng Một tháng Giêng, mỗi nhà lấy mảnh gỗ Đào vẽ tượng trưng hình hai vị thần nói trên, gọi là bùa Đào (Đào phù) để treo lên cửa, lại dán cả tranh vẽ gà và treo chiếc thừng sậy lên cửa để trừ tà, trừ bách quỷ.
Về sau, người ta chỉ viết tên Thần Đồ, Uất Lũy lên mảnh gỗ đào mà không cần vẽ hình.
Theo truyền thuyết của môn thần , lại có người cho rằng đó là Thần Đồ Uất Lũy hóa thân của 2 vị đại quan Tần Thúc Bảo và Kính Đức đời nhà Đường. Tương truyền , ĐƯỜNG THÁI TÔNG bị bệnh ,ông thấy có bóng ma lẩn quẩn bên ngoài cửa ,bèn phái TẦN THÚC BẢO và KÍNH ĐỨC đứng ở ngoài cửa canh chừng. ĐƯỜNG THÁI TÔNG hết bệnh rất nhanh và bóng ma đó cũng biến mất. Bởi vậy ,đến bây giờ mọi người vẫn xem 2 ông là môn thần và gọi là BẠCH KIỂM NHI và HẮC KIỂM NHI , hay có nơi gọi là BẠCH tướng quân và HỐNG tướng quân. Ngoài ra trong dân gian còn có môn thần thiên cung , là tranh vẽ một người mặc triều phục ,dán ngay trước cửa dùng để cầu phúc.Thế nhưng dù gì, người ta vẫn gọi tên hai vị thần canh cổng ngày Tết này là Thần Đồ và Uất Lũy.
- Một số đồ án trang trí của THẦN ĐỒ UẤT LŨY MÔN THẦN:
Chú ý: Trong dân gian, có người đọc là Thần Trà Uất Lũy, đó là bởi vì tự dạng của Đồ 荼 và Trà 茶hơi giống nhau. 荼 Đồ và 茶 Trà chỉ hơn kém nhau có một nét, đúng ra phải đọc là Đồ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét