Bài 4: Pháp Luân châu thiên Pháp
{bài Pháp Luân châu thiên}
{bài Pháp Luân châu thiên}
Công lý: Công pháp này làm cho năng lượng trong thân
thể con người lưu động trên một điện rộng; không phải chạy một mạch hay một vài
mạch, mà là toàn diện phía âm thân thể tuần hoàn đến phía dương, rồi lại quay
lại không ngừng; [nó] vượt hơn hẳn các [phương] pháp thông mạch thông thường,
hoặc tiểu châu thiên, đại châu thiên. Công pháp này thuộc về công pháp trung
tầng của Pháp Luân Công. Trên cơ sở ba bộ công pháp bên trên, thông qua việc
luyện công pháp này có thể đả khai rất mau lẹ các mạch khí ở toàn thân (gồm cả
đại châu thiên), do từ trên xuống dưới thông khắp toàn thân. Đặc điểm lớn nhất
của công pháp này là dùng sự xoay chuyển của "Pháp Luân" để chỉnh lại những
trạng thái chưa đúng đắn ở thân thể, đưa thân thể con người - tiểu vũ trụ - quy
về trạng thái sơ thuỷ ban đầu, làm cho các mạch khí toàn thân thông suốt vô
ngại. Khi luyện đến trạng thái này, trong tu luyện tại thế-gian-pháp đã đạt đến
tầng rất cao, người đại căn khí có thể tiến nhập vào tu luyện Đại Pháp. Lúc ấy,
công năng và thần thông đều tăng mạnh. Khi luyện, tay chuyển động thuận theo khí
cơ, động tác cần hoãn-mạn-viên {thong thả - từ tốn - tròn trịa}.
Quyết: Toàn Pháp chí hư, tâm thanh tự ngọc; Phản
bổn quy chân, du du tự khởi.
Thế dự bị: Toàn thân thả lỏng, lỏng nhưng không oải,
bàn chân cách nhau bằng vai, đứng thẳng tự nhiên, hai chân hơi cong chùng, đầu
gối và đùi ở trạng thái hơi khuỵ một chút; cằm dưới hơi thu vào, lưỡi chạm hàm
trên, hai hàm răng cách nhau một tí, miệng ngậm kín, hai mắt nhắm khẽ, mang niệm
nét mặt hoà nhã.
Lưỡng thủ kết-ấn, [xong rồi] hợp-thập (như hình 4-1 và 4-2).
Hai tay vừa tách khỏi trạng thái "hợp-thập", vừa đưa xuống
phía bụng dưới, đồng thời xoay hai bàn tay để lòng bàn tay hướng vào thân thể.
Cựu ly giữa tay và thân thể khoảng 10cm; qua chỗ bụng dưới rồi duỗi tiếp xuống
chỗ trong hai chân, thuận theo mặt trong chân mà đi xuống, đồng thời cong lưng
ngồi xổm xuống (như hình 4-3). Khi ngón tay gần tiếp mặt đất, thì tay từ đầu
chân, sang bên mép ngoài bàn chân, vòng một vạch đến tận bên ngoài gót chân (như
hình 4-4).
Sau đó hai cổ tay hơi cong một chút , dần dần men theo bên
ngoài, đằng sau bắp chân nần dần lên (hình 4-5).
Vừ nâng hai tay lên ở đằng lưng, vừa thẳng lưng ra (như hình
4-6).
Trong toàn bộ Pháp Luân châu thiên Pháp, hai tay không được
chạm vào bất kể chỗ nào trên thân thể, nếu không năng lượng ở trên hai tay sẽ
quay trở về thân thể. Khi hai tay đến chỗ không thể nâng lên được nữa, thì làm
một nắm tay rỗng (như hình 4-7). Từ chỗ nách đưa ra bắt chéo hai tay trước ngực
(không có yêu cầu đặc biệt tay nào trên tay nào dưới, tuỳ theo thói quen, không
phân biệt nam nữ) (như hình 4-8). Buông mở hai nắm tay, hai bàn tay ở trên vai
(có cách ra). Kéo sát theo phía dương (bên ngoài) của cánh tay trên và cánh tay
dưới, cho đến chỗ cổ tay, để hai lòng bàn tay xoay mặt vào nhau, sao cho ngón
cái tay bên ngoài xoay chỉ lên trên, ngón cái tay bên trong xoay chỉ xuống dưới;
cự ly hai bàn tay khoảng 3-4cm; lúc này hai tay tạo thành hình chữ "nhất" (như
hình 4-9).
Hai bàn tay xoay như nâng quả cầu, tay ở trong xoay ra ngoài,
tay ngoài xoay vào trong. Sau đó vừa hai tay đẩy dọc theo phía âm (mặt trong)
của cánh tay dưới và cánh tay trên, vừa đưa hai tay qua đầu (như hình 4-10). Hai
tay qua đầu xong; hai tay ở trạng thái chéo nhau; tiếp tục chuyển động về phía
xương sống (như hình 4-11). Hai tay tách khỏi [trạng thái] chéo nhau, ngón tay
chỉ xuống dưới và tiếp [nối] với năng lượng đằng lưng; lại chuyển động hai tay
một cách song song vòng qua đầu đến trước ngực (như hình 4-12).
Như thế là một [lần] tuần hoàn châu thiên, [thực hiện] tổng
cộng chín lần. Hoàn thành chín lần xong, đưa tay xuống chỗ bụng dưới.
Diệp khấu tiểu phục (như hình 4-13), [rồi] lưỡng thủ kết ấn
(như hình 4-14).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét