waveometa menu

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Trở lại kho “báu vật trời cho” giữa rừng Hoàng Liên Sơn

Trở lại kho “báu vật trời cho” giữa rừng Hoàng Liên Sơn

VTC News) - Tôi và nhóm bạn say mê trà, ưa mạo hiểm trở lại cánh rừng bạt ngàn những cây chè cổ thụ to một vài người ôm để thưởng thức thứ “báu vật” của trời đất.

Sau khi VTC News đăng loạt bài “Bí mật rừng chè cổ thụ chưa từng biết đến ở Việt Nam” vào thời điểm đầu năm, đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc. Tòa soạn đã nhận được hàng trăm phản hồi, thư từ của độc giả, bày tỏ niềm tự hào về thiên nhiên, tài nguyên, đất nước.

Bạn Vũ Thế Kháng, trong một lá thư khá dài gửi đến tòa soạn, viết: “…Đây quả thật là một tài sản vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Nhưng sử dụng và bảo vệ như thế nào để tài sản đó không bị tàn phá, cạn kiệt, có lẽ là một câu hỏi lớn, khi mà ý thức của chúng ta về bảo vệ tài nguyên chung, tài sản công cộng rất kém. Hầu như ai cũng chỉ muốn chiếm đoạt là của riêng mình mà có rất ít người có ý thức bảo vệ.

Trở lại kho “báu vật trời cho” giữa rừng Hoàng Liên Sơn
Vườn chè trong rừng Hoàng Liên Sơn luôn chìm trong mây mù. 

Anh bạn Muteki và người dân Nhật Bản là một tấm gương tốt để cho chúng ta soi lại mình và học hỏi về ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc của người Nhật Bản. Nhờ ý thức đó mà nước Nhật mới được như ngày nay. Tiếc rằng người dân Việt Nam ta chỉ có nó khi đất nước bị ngoại bang xâm lược, khi chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, còn trong thời bình thì kiếm được một người như Muteki trân trọng giá trị thiên nhiên, và cô y tá Nhật đã quỳ xuống giường bệnh nhân người Việt để xin lỗi về vụ sập cầu Cần Thơ do người Nhật làm chủ đầu tư thì rất khó.

Theo tôi, đã đến lúc chúng ta phải đưa giáo dục ý thức cộng đồng và pháp luật vào chương trình học phổ thông để có những thế hệ tương lai hiểu biết pháp luật, có ý thức với cộng đồng, xã hội và ý thức được dòng máu Việt đang chảy trong huyết quản của mình…”.

Trở lại kho “báu vật trời cho” giữa rừng Hoàng Liên Sơn
Thưởng trà giữa rừng hồi đầu năm 2010. 

Bạn Vũ Minh Thành lại viết: “Đọc bài viết trên VTC News tôi lại thấy buồn vì những tài sản vô giá mà núi rừng Tây Bắc ban tặng đang có nguy cơ biến mất do sự tàn phá của con người.

Tại tỉnh Lai Châu, trên độ cao 2.400 mét, thuộc dãy núi Pusamcap, huyện Tam Đường, cũng có một khu toàn các cây chè cổ thụ đường kính từ 0,4 - 1,2 mét. Đặc điểm của loại chè này, khi muốn uống chè tươi, phải đun càng lâu càng tốt. Mặc dù đun lâu, nhưng màu nước vẫn xanh, nước chè tươi có hương rất đặc trưng, vị ngọt.

Những năm gần đây, người dân đào vàng trộm tại khu vực này đã chặt khá nhiều cây có đường kính lớn để làm gỗ. Nếu không kịp thời ngăn chặn và có biện pháp bảo vệ thì những cây chè hàng trăm năm tuổi có nguy cơ biến mất”.

Trở lại kho “báu vật trời cho” giữa rừng Hoàng Liên Sơn
Trở lại kho “báu vật trời cho” giữa rừng Hoàng Liên Sơn
Thu hái chè để thưởng thức. 
Nhiều bạn bày tỏ nỗi lo khi thông tin đưa lên báo, thì khác nào “vẽ đường cho hươu chạy”, sẽ chỉ cho người dân đến phá nát vườn chè, vườn chè sẽ gặp nguy hiểm. Rồi thế hệ mai sau của chúng ta lại không được hưởng. Tuy nhiên, phần lớn đều coi bài báo là sự phát hiện quan trọng. Vườn chè tồn tại có thể đã cả triệu năm nay, mà không được chúng ta biết đến. Biết đến vườn chè, để chúng ta cùng bàn luận, tìm phương án bảo tồn, khai thác, làm giàu cho đất nước, cho nhân dân.

Anh Phạm Văn Đăng, Giám đốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên bảo rằng, từ khi Báo điện tử VTC News đăng loạt bài về vườn chè, rất nhiều người, chủ yếu là quan chức, nghệ nhân trà tìm gặp, gọi điện, trao đổi thực hư về vườn chè trong rừng Hoàng Liên Sơn.

Trở lại kho “báu vật trời cho” giữa rừng Hoàng Liên Sơn
Ông Trần Ngọc Lâm là người đầu tiên phát hiện ra vườn chè. 

Nhiều cơ quan, tổ chức đã lập các phương án, viết dự án nhằm tìm cách bảo tồn, khai thác có hiệu quả vườn chè khổng lồ này. Nếu chè trong rừng Hoàng Liên Sơn ngon, thì sẽ gây được ấn tượng mạnh mẽ, sẽ rất dễ dàng trong việc xây dựng thương hiệu cho loại trà này.

Rất nhiều đoàn khách leo Fansipan đều tò mò, hỏi han, tìm cách được chiêm ngưỡng vườn chè. Nhiều du khách leo núi, không đủ sức đi đến vườn chè thì thuê porter (những người vận chuyển đồ, dẫn đường, phục vụ du khách) biết rõ đường vào vườn chè bẻ cho một vài cành hoặc hái cho ít lá về uống thử. Để có được ấm trà, du khách phải mất vài trăm ngàn tiền thuê porter.

Kể từ khi đăng bài, tác giả đã nhận được rất nhiều lời đề nghị trở lại vườn chè để tìm hiểu, tham quan của những người yêu trà. Ông Trần Ngọc Lâm, người dẫn đường cho tác giả vào vườn chè khổng lồ này cũng nhận được nhiều lời đề nghị dẫn đường của các quan chức, doanh nghiệp, những người yêu văn hóa trà, song ông đều từ chối.

Trở lại kho “báu vật trời cho” giữa rừng Hoàng Liên Sơn
Cả một rừng chè bạt ngàn gồm những gốc chè khổng lồ nhiều trăm năm tuổi. 

Ông Lâm đã biết đến vườn chè này từ gần chục năm trước, khi mà kiểm lâm, cũng như Ban quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên còn chưa biết. Tuy nhiên, ông Lâm bảo, ông đã mất niềm tin vào các nhà khoa học, các quan chức. Ông không tin họ sẽ bảo tồn, giữ gìn được vườn chè. Thà cứ để nó nằm im trong rừng thẳm, không ai biết đến, thì nó còn tồn tại lâu bền, chứ nhiều người biết đến rồi, chỉ tổ phá nát. Vậy nên, mới có chuyện, một doanh nghiệp đến gặp ông, đặt cọc tiền trên bàn, nhờ ông dẫn đi khảo sát vườn chè (duy nhất ông Lâm nắm rõ sự phân bố của chè trong rừng Hoàng Liên), ông đã từ chối thẳng thừng. Việc ông chỉ vườn chè cho tôi, để nói trên báo chí, cũng là mong muốn “nói lên một tiếng”, để nhân dân biết rằng, nước ta có một khu vườn chè rất quý. Vậy thôi!

Cũng chẳng trách ông Lâm được. Ông là người biết được nhiều cây thuốc quý ở Hoàng Liên Sơn qua sự chỉ dẫn của các thiền sư Tây Tạng và các thầy thuốc giỏi của Trung Quốc. Với tinh thần vì nhân dân, ông đã chỉ những cây thuốc quý, chưa từng được phát hiện ở Việt Nam cho một số nhà khoa học. Tuy nhiên, một ông GS-TS. viết đủ các loại công trình nghiên cứu, kiếm ối tiền của Nhà nước, rồi làm lộ cây thuốc, người Trung Quốc biết, kéo sang thu mua, khiến trong thời gian ngắn, loài thuốc quý này gần như tuyệt chủng.

Lại có ông GS., sau khi được ông Lâm chỉ cho cây thuốc quý, đã tuyên bố rùm beng trên các phương tiện thông tin đại chúng rằng đó là sự phát hiện của mình. Sau đó, ông này lập công ty và chế biến, bán cho dân chúng với giá cắt cổ.

Đỉnh điểm là ông thầy thuốc, giám đốc của một tập đoàn đông nam dược lớn của Việt Nam, sau khi được ông Lâm chỉ cho cây thuốc quý, đã quảng cáo ầm ĩ, rồi chặt bừa phứa dây rừng, gỗ tạp bán cho người bệnh. Ông Lâm thắc mắc, thì ông này bảo: “Không chết người là được”. Nghe thế, ông Lâm chán hẳn. Từ bấy, ông mất niềm tin vào giới nghiên cứu khoa học, đặc biệt là những nhà khoa học nghiên cứu cây cỏ làm thuốc.

Bỏ qua những bi quan của “người rừng” Trần Ngọc Lâm, tôi và nhóm bạn say mê trà, ưa mạo hiểm trở lại cánh rừng bạt ngàn những cây chè cổ thụ to một vài người ôm để thưởng thức thứ “báu vật” của trời đất.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét