waveometa menu

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Luyện khí công - Bài 2: Pháp Luân trang Pháp

Bài 2: Pháp Luân trang Pháp
{bài Pháp Luân đứng}
Công lý: Công pháp này là bộ công pháp thứ hai của Pháp Luân Công, [nó] thuộc về tĩnh trang pháp {bài đứng tĩnh}. [Nó] có tất cả bốn động tác bão luân {ôm bánh xe} tạo thành; các động tác này tương đối đơn điệu; tuy nhiên mỗi động tác lại yêu cầu luyện trong thời gian rất lâu. Người mới học trạm trang, khi bắt đầu học sẽ thấy bắp tay rất nặng, rất đau; nhưng khi luyện xong lại cảm giác thấy thân thể nhẹ nhàng, không có cảm giác [của sự] mệt mỏi sau khi làm việc. Tuỳ theo thời gian [luyện] nâng lên, và số lần luyện công tăng lên, thì ở chỗ hai bắp tay sẽ xuất hiện [cảm giác] "Pháp Luân" đang xoay chuyển. Thường xuyên luyện Pháp Luân trang Pháp có thể làm toàn thân toàn bộ thông suốt, gia tăng công lực. "Pháp Luân trang Pháp" thuộc về phương pháp tăng huệ, nâng cao tầng, gia trì thần thông; công tuy đơn giản, nhưng những thứ luyện ra được rất nhiều, rất toàn diện. Động tác của công pháp này cần tự nhiên; bản thân mình cần phải biết mình đang luyện công, không được lắc động; [tuy nhiên] có động chút ít thì bình thường. Công pháp này cũng giống những công pháp khác của Pháp Luân Công, luyện xong không thu công; bởi vì Pháp Luân thường chuyển không thể thu dừng; yêu cầu thời gian luyện mỗi động tác là tuỳ vào người [tập], càng lâu càng tốt.
Quyết: Sinh huệ tăng lực, dung tâm khinh thể; Tự diệu tự ngộ, Pháp Luân sơ khởi.
Thế dự bị: Toàn thân thả lỏng, lỏng nhưng không oải, bàn chân cách rộng bằng vai, đứng thẳng tự nhiên, hai chân hơi chùng xuống, đầu gối và đùi ở trạng thái hơi khuỵ; cằm dưới hơi thu vào, lưỡi chạm hàm trên, hai hàm răng hơi cách nhau một chút, môi ngậm kín, hai mắt nhắm khẽ; mang [ý] niệm giữ nét mặt hoà nhã, lưỡng thủ kết ấn (như hình 2-1).
2-1: Kết ấn2-2: Đầu tiền bão luân2-3: Phúc tiền bão luân
Đầu tiền bão luân {ôm bánh xe trước đầu}: Từ khởi thế kết-ấn, hai tay từ trước bụng từ từ dâng lên, [đồng thời] theo đó mà mở kết-ấn ra. Đến khi hai tay nâng đến trước đầu, thì lòng bàn tay hướng vào mặt, cao độ bằng lông mày; mười ngón tay chỉ vào nhau, cự ly của đầu các ngón tay khoảng 15cm; hai cánh tay ôm [thành] hình tròn, toàn thân thả lỏng (như hình 2-2).
Phúc tiền bão luân {ôm bánh xe trước bụng}: Hai tay từ trạng thái "đầu tiền bão luân" từ từ hạ dần xuống, không thay đổi tư thế, hạ xuống đến vị trí bụng dưới, tay cách bụng dưới khoảng 10cm, hai cùi trỏ hướng lên, chỗ nách có khoảng trống, lòng bàn tay ngửa lên; mười ngón tay chỉ vào nhau, khoảng cách giữa các ngón tay khoảng 10cm, hai cánh tay ôm hình tròn (như hình 2-3).
Đầu đỉnh bão luân {ôm bánh xe trên đỉnh đầu}: Từ khởi thế "phúc tiền bão luân", tư thế không đổi, hai tay dần dần nâng lên đến đỉnh đầu; làm đầu đỉnh bão luân. Mười ngón tay chỉ vào nhau, lòng bàn tay hướng xuống dưới, khoảng cách các ngón tay là 20-30cm. Hai cánh tay bao thành hình tròn; vai, bắp tay, cùi trỏ, cổ tay đều hoàn toàn thả lỏng (như hình 2-4).
2-4: Đầu đỉnh bão luân2-5: Lưỡng trắc bão luân2-6: Diệp khấu tiểu phúc2-7: Lưỡng thủ kết ấn
Lưỡng trắc bão luân {ôm bánh xe hai bên}: Từ thế "đầu đỉnh bão luân" hai tay hạ xuống, sang hai bên đầu; lòng bàn tay hướng vào hai tai; hai vai buông lỏng; cánh tay dưới để dựng đứng; khoảng cách giữa tay và tai không được gần quá (như hình 2-5).
Diệp khấu tiểu phúc {xếp vào bụng dưới}: Từ thế "lưỡng trắc bão luân" hai tay hạ xuống; hạ xuống đến chỗ bụng dưới và xếp chồng lên nhau (hình 2-6). [Sau đó] thu về thế lưỡng thủ kết ấn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét