waveometa menu

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

“Bảo tàng chết chóc” rùng rợn trên dãy Hoàng Liên Sơn

“Bảo tàng chết chóc” rùng rợn trên dãy Hoàng Liên Sơn

(VTC News) - Đủ các hình dáng chết chóc, chết đứng, chết ngồi, chết nằm, chết chổng gốc rễ, chết từ gốc lên ngọn, chết lộn cổ xuống thung lũng... Cả một “bảo tàng chết chóc” kinh khủng chưa từng thấy hiện ra miên man trước mắt, bát ngát và vô tận.

“Bảo tàng chết chóc” rùng rợn trên dãy Hoàng Liên Sơn
PV Lưu Phương Mai (Báo Nhân Dân), nữ phóng viên duy nhất cuốc bộ nhiều giờ trong "bảo tàng chết chóc" trên dãy Hoàng Liên Sơn. 

Cách đây 2 năm, để vào được bản Séo Mý Tỷ, bản người H’Mông cao nhất Việt Nam, gần 2.000m, từ xã Tả Van phải đi bộ cật lực từ sáng sớm, đến đêm mới vào đến nơi. Đoạn đường 20km chỉ có trèo dốc.

Tuy nhiên, hai năm nay, trước khi thủy điện Séo Chong Ho khởi công, con đường ôtô đã được mở vào tận bản.

Tôi ngược dốc vào Séo Mý Tỷ khi đại ngàn pơ-mu được cho là lớn và nguyên vẹn nhất Việt Nam, một “đại ngàn báu vật”, vừa bị ngọn lửa thiêu trụi sạch sẽ.
“Bảo tàng chết chóc” rùng rợn trên dãy Hoàng Liên Sơn
Tấm biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng trên đường vào Séo Mý Tỷ đã không cứu được rừng. 

Đứng dưới bản Séo Mý Tỷ nhìn về hướng ngọn núi Môn Cai Khô, tôi có cảm giác như có màn đêm trước mặt. Ánh mặt trời chiếu xuống dường như vẫn không đủ sáng để gương mặt ngọn núi Môn Cai Khô hùng vĩ hiện rõ. Những tấm hình chụp đỉnh núi này như thể chụp trong bóng đêm. Đại ngàn pơ-mu trên trên dãy Hoàng Liên Sơn đã biến mất hoàn toàn, thay vào đó là một đống than khổng lồ.

Anh Giàng A Cấu, Tổ trưởng tổ bảo vệ rừng Séo Mý Tỷ, người làm việc canh giữ rừng cùng các đồng chí kiểm lâm suốt 20 năm nay không có đồng lương nào, chỉ tay về dãy Hoàng Liên Sơn nói như muốn khóc: “Ma lửa đốt hết rừng quý rồi nhà báo ơi! Dù có đi khắp núi gần núi xa, cũng chẳng thấy cây cối, con thú nào còn sống sót nữa đâu”.
“Bảo tàng chết chóc” rùng rợn trên dãy Hoàng Liên Sơn
Đồng bào Séo Mý Tỷ đã mổ lợn thết đãi nhà báo trước khi vào "đại ngàn pơ-mu chết chóc". 

Biết tôi có ý định vào khu rừng cháy, đồng bào đã mổ lợn chiêu đãi, bắt tôi nghỉ ngơi dưỡng sức trước khi lên núi.

Sáng sớm hôm sau, khi sương mù còn phủ kín Séo Mý Tỷ, anh Giàng A Cấu đã đánh thức tôi dậy. Vượt qua con suối Séo Mý Tỷ cạn trơ đáy vì bị chặn dòng, chẳng cần đường mòn, chúng tôi cứ nhằm đỉnh Môn Cai Khô mà leo lên.

Không một cây cỏ dại nào còn sống sót ở nơi từng được coi là đại ngàn pơ-mu nguyên thủy, chỉ có tàn tro và lớp đất tơi vụn lốp xốp vì bị lửa sấy khô kiệt nước.
“Bảo tàng chết chóc” rùng rợn trên dãy Hoàng Liên Sơn
Đi mãi, đi mãi cũng chẳng tìm thấy ngọn cỏ, nhành cây còn sống. 

Chẳng cần đi theo đường mòn lộ rõ vòng vèo qua những sườn núi để lên đỉnh Môn Cai Khô, chúng tôi cứ nhằm đỉnh núi và căn đường thẳng mà trèo.

Đúng là cháy rừng lộ ra lâm tặc! Trên con đường cuốc bộ 3 giờ đồng hồ lên đỉnh núi, tôi gặp la liệt những “xưởng xẻ gỗ” đã cháy đen thui. Những súc gỗ pơ-mu được cưa vuông thành sắc cạnh chưa kịp chuyển ra khỏi rừng, đã cháy thành than.
“Bảo tàng chết chóc” rùng rợn trên dãy Hoàng Liên Sơn
“Bảo tàng chết chóc” rùng rợn trên dãy Hoàng Liên Sơn
“Bảo tàng chết chóc” rùng rợn trên dãy Hoàng Liên Sơn
Cháy rừng mới lộ ra mặt lâm tặc! 

Hàng loạt thân pơ-mu to 2-3 người ôm, dài tít hút, tuổi đời tính đến cả ngàn bị lâm tặc cưa gốc, đổ ngang dọc phơi thân trên núi, cũng đã bị ngọn lửa đốt cháy tận lõi, biến thành những khối than đen xì. Những gốc pơ mu cũng cháy trơ ra như một cục than.

Đủ các hình dáng chết chóc, chết đứng, chết ngồi, chết nằm, chết chổng gốc rễ, chết từ gốc lên ngọn, chết lộn cổ xuống thung lũng... Cả một “bảo tàng chết chóc” kinh khủng chưa từng thấy hiện ra miên man trước mắt, bát ngát và vô tận.
“Bảo tàng chết chóc” rùng rợn trên dãy Hoàng Liên Sơn
“Bảo tàng chết chóc” rùng rợn trên dãy Hoàng Liên Sơn
Đại ngàn biến thành một "bảo tàng chết chóc" khổng lồ. 
“Bảo tàng chết chóc” rùng rợn trên dãy Hoàng Liên Sơn
Các loài thú cũng bị ngọn lửa đốt thành than hoặc sấy khô. 

Đứng trên đỉnh Môn Cai Khô lộng gió nhìn về hướng ngọn lửa bắt đầu, phía Bản Hồ, chỉ thấy mênh mông trùng điệp, hết núi gần lại đến núi xa, một màu đen nguyên bản của tro và than. Những thân pơ-mu vẫn sừng sững giữa trời, nhưng tuyệt nhiên chẳng còn cành lá, chỉ còn lại những cột than tua tủa.

Đi dọc những đỉnh núi thuộc Séo Mý Tỷ, vòng qua Dền Thàng, đến tận Tả Trung Hồ, Ma Quái Hồ, đi miên man suốt 2 ngày trời, đi đến khi chúng tôi bị nhuộm đen bởi than giữa điệp trùng các quả núi, chỉ thấy sự chết chóc man rợ. Tôi không thể tưởng tượng nổi, riêng đại ngàn pơ-mu bị cháy này rộng bao nhiêu, vài trăm hay vài ngàn héc-ta nữa, chỉ biết rằng, có đi vài ngày cũng không hết.
“Bảo tàng chết chóc” rùng rợn trên dãy Hoàng Liên Sơn
“Bảo tàng chết chóc” rùng rợn trên dãy Hoàng Liên Sơn
“Bảo tàng chết chóc” rùng rợn trên dãy Hoàng Liên Sơn
“Bảo tàng chết chóc” rùng rợn trên dãy Hoàng Liên Sơn
Lâm tặc đã bắt đầu kéo vào rừng tận thu kho gỗ cháy khổng lồ. 

Không còn thấy rừng đâu nữa, không thấy một chiếc lá xanh nào cả. Tôi cố gắng ghi lại nhiều hình ảnh nhất. Và hy vọng những hình ảnh này sẽ là lời cảnh báo đầy nước mắt về sự vô tâm của con người với thiên nhiên.

Theo anh Giàng A Cấu, ngay khi ngọn lửa xuất phát từ bản Tả Trung Hồ, biết rằng, trong điều kiện khí hậu khô khốc thế này, không chữa cháy kịp thời, ngọn lửa sẽ lan nhanh đến Séo Mý Tỷ, nên già trẻ gái trai cả bản đã lên đường cùng người dân Tả Trung Hồ dập lửa. Tuy nhiên, ngọn lửa ma quái lan nhanh với tốc độ của gió núi.

Chỉ 4 ngày sau, ngọn lửa đã hừng hực như núi lửa, từ đỉnh Môn Cai Khô liếm xuống tận bản Séo Mý Tỷ. Nhờ sự nhanh trí của người dân, đã phát một đường băng rộng hai bên suối Séo Mý Tỷ, nên ngọn lửa đã ngừng lại, không vượt qua được suối để tiến vào chân đỉnh Fansipan.
“Bảo tàng chết chóc” rùng rợn trên dãy Hoàng Liên Sơn
Anh Giàng A Cấu: "Không biết cháy mất bao nhiêu rừng già nữa, mấy trăm hay mấy ngàn héc-ta cũng không biết đâu, nhưng phải đi bộ mấy ngày cũng không hết được rừng cháy". 

Khi tôi và anh Giàng A Cấu cuốc bộ ngược về đỉnh Môn Cai Khô, thì ngọn lửa từ sườn Tây của đỉnh Fansipan đang phả hơi nóng sang tận Séo Mý Tỷ. Anh Cấu bảo: “Bên Lai Châu lại đang cháy rồi. Cháy trên đó, chỉ còn biết nhờ vào ông Trời thôi, không cứu được đâu”.

Khi trở về Sapa, tôi gặp lại “người rừng” Trần Ngọc Lâm, khi ông vừa xuống núi. Ông Lâm cũng đen nhẻm như thợ lò ở vùng than vừa chui từ hầm lên. Ông lâm bảo, “Rừng Khỉ” đang cháy to lắm, chả có cách nào cứu được.

Ông Lâm gọi khu rừng sườn Tây đỉnh Fan thuộc đất Lai Châu là “Rừng Khỉ”. Đó là cánh rừng hiểm trở, nguyên sơ nhất của Fansipan, nơi chỉ có dấu chân đi lấy thuốc của ông và là địa bàn cư trú an toàn còn lại của đàn khỉ và đàn gấu.

Khu rừng đang cháy nằm trên độ cao tới 2.600m so với mặt nước biển. Trên đó, chỉ có núi đá. Lửa cháy sạch cây cối, cháy cả lớp mùn bám trên đá. Khi ngọn lửa đi qua, gió như bão thổi ngày đêm, quét sạch sẽ lớp mùn. Những cơn mưa sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ xối nốt đất cát, làm trơ ra mặt đá nhẵn nhụi, trắng hếu.

Để có được cánh rừng nguyên sinh trên độ cao này, phải tính bằng triệu năm của quá trình tiến hóa. Sẽ phải chờ loài rêu mọc trên đá, đến loài quyết nguyên thủy, rồi dương xỉ mọc lên, mới lại có rừng già với những cây thân gỗ mọc trên đá. Dưới những tán rừng kỳ lạ đó, chưa biết đến bao giờ mới cho nhân gian những loài thuốc quý.

Sự vô tâm của con người với thiên nhiên đã phải trả một cái giá quá đắt, quá đau đớn, quá xót xa.

Phạm Ngọc Dương
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét