waveometa menu

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

“Không nên coi nhẹ chứng tiểu đêm ở tuổi xế chiều”

“Không nên coi nhẹ chứng tiểu đêm ở tuổi xế chiều”

Tiểu đêm ở người già thường được chấp nhận như một vấn đề bình thường của tuổi tác. Tuy nhiên, theo ThS. BS Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm khoa y học cổ truyền, BV Quân y 108, thực tế lại không hẳn vậy…

 ThS. BS Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa y học cổ truyền, BV Quân y 108
ThS. BS Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa y học cổ truyền, BV Quân y 108

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ThS. BS Hoàng Khánh Toàn xung quanh vấn đề vốn rất quen thuộc nhưng gây không ít phiền toái cho người già này:

Thưa bác sĩ, xin hỏi một người khi nào được coi là bị chứng tiểu đêm?

Theo định nghĩa của Hiệp hội Niệu khoa Quốc tế, chứng tiểu đêm được hiểu là tình trạng một người phải tỉnh dậy một lần hoặc nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu trong một thời gian dài. Càng có tuổi thì tỉ lệ mắc chứng tiểu đêm càng cao (độ tuổi 20-50 là khoảng 5 -15% và lên tới trên 50% người ở độ tuổi từ 70 trở lên).

Và với những trường hợp đi tiểu đêm nhiều lần, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, công việc, gây mệt mỏi…thì cần đến khám tại các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân (có thể là triệu chứng của 1 bệnh khác) và cách điều trị.

Lưu ý là uống nước nhiều trước khi đi ngủ không phải là nguyên nhân chính của chứng tiểu đêm.

Thưa bác sĩ, tỉ lệ bị chứng tiểu đêm ở nam giới và nữ giới có gì khác nhau?

Nhiều người nghĩ rằng chủ yếu nam giới mới hay bị tiểu đêm vì tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới và gây rối loạn về tiểu tiện khi bị phì đại hoặc viêm nhiễm. Tuy nhiên, các nghiên cứu dịch tễ cho thấy không có sự khác biệt rõ rệt về tỉ lệ mắc chứng tiểu đêm giữa nam giới và nữ giới. Nhưng có vẻ sự phân bố này lại không đều theo tuổi. Khi trẻ, phụ nữ thường gặp chứng tiểu đêm nhiều hơn nam giới, trong khi nam giới cao tuổi lại có xu hướng mắc tiểu đêm nhiều hơn.
Xin hỏi bác sĩ, có cần phải điều trị chứng tiểu đêm này không?

Thực tế là hiện tượng này thường được mọi người chấp nhận như một vấn đề bình thường của tuổi tác. Tuy nhiên, không nên coi nhẹ bởi nếu không được phát hiện nguyên nhân và điều trị kịp thời, chứng tiểu đêm có thể gây ra nhiều hệ luỵ khác. Ví như gây ra tình trạng mất ngủ và đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng mệt mỏi, khó tập trung làm giảm hiệu suất công việc, thậm chí có thể dẫn đến trạng thái sa sút trí tuệ, trầm cảm…, là nguy cơ của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác về tim mạch và thần kinh, làm giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ…

Ngoài ra, biểu hiện đi tiểu nhiều này có thể là triệu chứng của một bệnh khác như u xơ tuyến tiền liệt, đái tháo nhạt, đái tháo đường, viêm thận tiết niệu, sỏi thận tiết niệu…

Do đó, việc thăm khám sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp loại trừ các yếu tố trên, giúp tăng chất lượng  cuộc sống và tuổi thọ.
Vậy xin hỏi bác sĩ có những cách chữa trị nào hiệu quả?
 
Vậy xin hỏi bác sĩ có những cách chữa trị nào hiệu quả?

Theo quan điểm tây y, chứng tiểu đêm ở nam giới có thể do phì đại hoặc u xơ tuyến tiền liệt…Chứng tiểu đêm ở nữ giới có thể liên quan đến việc sinh đẻ, mãn kinh, sa tử cung… Nhưng cũng có một số nguyên nhân chung ở 2 giới như:
 
(1) Các bệnh lý đường tiết niệu như nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận, các bệnh thận mãn tính, rối loạn chức năng bàng quang, tăng tạo nước tiểu về đêm, hẹp bàng quang bẩm sinh, rối loạn phản xạ thần kinh bài niệu ở bàng quang…
 
(2) Do sử dụng các thuốc lợi niệu, chẹn kênh canxi, cà phê, chè đặc…
 
(3) Do các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, đái tháo nhạt, suy tim, rối loạn giấc ngủ.
 
Vì vậy, để chữa chứng tiểu đêm thì cần giải quyết tốt các nguyên nhân bệnh lý, chú trọng chế độ ăn uống (không uống quá nhiều nước, giảm ăn canh, không uống cà phê và trà đặc vào buổi tối…) và sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng (thuốc kháng cholinergic, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, vasopressin…). Tuy nhiên cần lưu ý là những thuốc này có nhiều tác dụng phụ nên phải tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ.

Còn theo quan điểm đông y, chức năng tiểu tiện trong cơ thể chủ yếu do hai cơ quan là thận và bàng quang đảm nhiệm. Chứng đi tiểu tiện nhiều vào ban đêm ở người cao tuổi phần lớn là do Thận Dương hư yếu. Do đó, để điều trị chứng tiểu đêm thì phải chú trọng ôn bổ thận dương. Nếu chứng trạng nhẹ, biểu hiện Thận Dương hư không rõ lắm, thường gặp ở người trẻ tuổi mắc bệnh thời gian ngắn, căn cứ vào vai trò khí hóa của bàng quang, điều trị nên chú trọng bổ khí và làm vững bàng quang nói chung. Thận muốn khỏe phải bổ thêm Tỳ, cho nên phải kiêm bổ cả Tỳ Thận, cùng một lúc vừa ôn Dương vừa cố sáp.

Y học cổ truyền có rất nhiều phương pháp để trị liệu chứng tiểu đêm, trong đó có thể sử dụng các món ăn - bài thuốc (dược thiện) và các sản phẩm có công dụng dự phòng và hỗ trợ điều trị chứng tiểu đêm. Ví dụ như:
- Phá cố chỉ 12g, ích trí nhân 12g, sà sàng tử 8g, thỏ ty tử 12g, khiếm thực 12g, kim anh tử 12, tiểu hồi hương 5g, cam thảo 3g, tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà hàng ngày. Hoặc có thể dùng viên tiểu đêm Dạ Minh Châu với cách thành phần tương tự.
- Bầu dục lợn hoặc dê 1 đôi làm sạch, thái miếng rồi đem hầm với khiếm thực 50g, chế đủ gia vị, ăn trong ngày, 10 ngày là một liệu trình…

 


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét