Bài 3: Quán thông lưỡng cực Pháp
{bài thông suốt hai cực}
{bài thông suốt hai cực}
Công lý: Công pháp này là để quán thông khí của vũ trụ
với khí ở trong thân thể; thổ nạp {vào ra} một lượng lớn; cho phép người tu
luyện trong một thời gian ngắn, có thể bài xuất khỏi thân thể những khí bệnh,
khí đen, rồi lấy vào đó một lượng lớn khí vũ trụ, tịnh hoá thân thể; mau chóng
đến được trạng thái "tịnh bạch thể" {thân tịnh trắng}. Ngoài ra công này trong
khi xung quán {tưới mạnh vào} có thể "khai đỉnh", và cũng trong khi xung quán có
thể đả khai đường thông đạo ở dưới chân.
Trước khi luyện công niệm nghĩ một chút rằng bản thân như hai
cái thùng rỗng rất cao lớn, đỉnh thiên lập địa {đứng ở đất đỉnh chạm trời}, cao
lớn không gì sánh được. Khí bên trong thân thể vận động tuỳ theo tay lên xuống;
[khi] xông ra khỏi đỉnh [đầu], đạt cho đến chỗ cao nhất của vũ trụ; còn khí xông
xuống thì từ chân xông xuống, xông đến tận chỗ thấp nhất của vũ trụ. Sau đó tuỳ
theo tay vận động, khí ở hai cực phản hồi vào trong thân thể, rồi lại phóng xuất
ra; đi lại tất cả chín lần. Vào lần tưới thứ chín, thì tay trái (nữ là tay phải)
ở cực trên đợi tay phải (nữ là tay trái) đi lên. Sau đó hai tay đồng thời thâu
hồi quán nhập xuống cực phía dưới, sau đó lại xung quán hướng lên trên thân thể;
lặp lại như thế tất cả chín lần, và thu hồi về. Sau khi thu hồi, ở bên ngoài chỗ
bụng dưới xoay chuyển Pháp Luân theo chiều kim đồng hồ {đứng từ trước mặt nhìn
vào} xoay chuyển khí ở phía ngoài hồi về cơ thể; sau đó kết định-ấn; luyện xong
thu thế không thu công.
Quyết: Tịnh hoá bản thể, Pháp khai đỉnh để; Tâm từ
ý mãnh, thông thiên triệt địa.
Thế dự bị: Toàn thân thả lỏng, lỏng nhưng không oải,
bàn chân cách bằng vai, đứng thẳng tự nhiên, hai chân hơi cong chùng, đầu gối và
đùi ở trạng thái buông khuỵ chút xíu; cằm dưới hơi thu vào một chút, lưỡi chạm
hàm trên, hai hàm răng hơi hé chút xíu; miệng ngậm kín, mắt nhắm khẽ; mang theo
[ý] niệm khuôn mặt hoà nhã. Lưỡng thủ kết-ấn, [rồi] hợp-thập (như hình 3-1 và
3-2).
Đơn thủ xung quán {xung quán từng tay}: Từ khởi thế
hợp-thập, làm động tác tay xung lên quán {tưới} xuống, tay thuận theo khí cơ bên
ngoài thân thể mà từ từ chuyển động; khí bên trong cơ thể cùng thuận theo tay mà
chuyển động lên xuống. Nam tay trái lên trước (như hình 3-3), nữ tay phải lên
trước. Tay từ chỗ bên cạnh đầu dần dần xung lên, vượt hết đỉnh đầu, đồng thời
tay phải (nữ là tay trái) cũng từ từ quán hạ xuống. Sau đó luân phiên lặp đi lặp
lại (như hình 3-4). Hai lòng bàn tay đều hướng vào thân thể, giữ khoảng cách với
thân thể ở cự ly 10cm. Khi thực hiện, toàn thân cần thả lỏng; [mỗi] tay lên rồi
xuống tính là một lần, xung quán tổng cộng chín lần.
Song thủ xung quán {xung quán hai tay}: Khi đơn thủ
xung quán đến lần thứ chín, khi để tay trái (nữ là tay phải) ở bên trên, thì đưa
tay kia lên, nghĩa là, hai tay cùng ở vị trí xung lên ở trên (như hình 3-5). Sau
đó hai tay đồng thời xung quán xuống dưới (như hình 3-6). Khi lưỡng thủ xung
quán, lòng bàn tay hướng vào thân thể, cách thân thể khoảng 10cm; tay đưa lên
rồi xuống tính là một lần, cộng làm chín lần xung quán.
Song thủ suy động Pháp Luân {hai tay đẩy Pháp Luân
chuyển động}: Sau khi hoàn thành lần thứ chín, hai tay đã đang ở trên quá đầu,
rồi hạ xuống qua đầu, ngực, cho đến chỗ bụng dưới, hạ liền cho đến chỗ bụng
dưới. Tại chỗ bụng dưới này đẩy chuyển Pháp Luân (như hình 3-7, 3-8, và 3-9).
Nam để tay trái ở trong, nữ để tay phải ở trong. Cự ly giữa hai tay, cự ly giữa
tay và bụng dưới ước lượng là 4cm, thuận theo chiều kim đồng hồ {nhìn từ phía
trước vào} xoay chuyển Pháp Luân bốn lần, để năng lượng bên ngoài thân xoáy hồi
vào trong thân. Khi xoay Pháp Luân hai tay cần phải [chuyển động] trong phạm vi
bụng dưới.
Lưỡng thủ kết ấn {hai tay kết ấn}: (như hình 3-10).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét