Quả gấc có màu đỏ của lycopen và màu vàng của bêta caroten hàm lượng cao gấp nhiều lần các thực phẩm đang được sử dụng phổ biến trên thế giới
Theo nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học gồm GS.TS.BS. Bùi Minh
Đức, PGS.TS.BS. Nguyễn Công Khẩn - Viện dinh dưỡng Bộ y tế và ThS.BS.
Bùi Minh Thu - Viện quân y 354, trong các loại rau quả cận nhiệt đới,
chỉ có quả gấc Momordica cochinchinensis (Lour) Spreng, họ
Cucurbitaceae, được xem là có màu đỏ của lycopen và màu vàng của bêta
caroten với hàm lượng cao gấp nhiều lần các thực phẩm đang được sử dụng
phổ biến trên thế giới.
Thành phần màng đỏ của hạt quả gấc chín gồm có (g%): nước 77,
protein 2,1, lipid 7,9, glucid 10,5, xơ 1,8 và muối khoáng 0,7, bêta
caroten 0,046, lycopen 0,038. Khi sấy khô 60 - 700C, có thành phần (g%):
nước 7,1, protein 9, glucid 40,4, lipid 27,8, xơ 12,1 và muối khoáng
3,6; thành phần vi lượng (mg%): carotenoid (tổng số) 356, bêta caroten
trên 26,5, alpha tocopherol 490,5, lycopen 304.
Ép màng đỏ hạt gấc sấy khô được sản phẩm dầu gấc màu đỏ sẫm, vị béo, mùi thơm đặc trưng. Cứ l00 g dầu có chứa trên 1.446 mg carotenoid, 422 mg bêta caroten, 138,5 mg alpha tocopherol và 364,8 mg lycopen. Do thành phần lipid trong màng đỏ hạt gấc sấy khô không cao nên bột gấc sau khi ép vẫn còn khá nhiều carotenoid.
Vitamin A rất quan trọng trong phòng các bệnh do thiếu vitamin
A, bệnh khô mắt, quáng gà, loét giác mạc, cận thị, chậm lớn ở trẻ em,
ung thư gan nguyên phát. Vitamin A còn tham gia vào nhiều quá trình
hoạt động sinh lý trong cơ thể, tác động đến quá trình biệt hóa tế bào,
sinh sản tinh trùng phát triển bào thai, kích thích sinh trưởng, tăng
sức đề kháng, đáp ứng miễn dịch của cơ thể và hoạt động của các cơ quan
thính giác, vị giác.
Khi vào cơ thể 1 phân tử bêta caroten (tiền vitamin A) sẽ chuyển hóa tổng hợp thành 2 phân tử vitamin A và chỉ thực hiện khi có nhu cầu, do đó không thể có triệu chứng thừa, ngộ độc vitamin A khi sử dụng quá liều.
Khi vào cơ thể 1 phân tử bêta caroten (tiền vitamin A) sẽ chuyển hóa tổng hợp thành 2 phân tử vitamin A và chỉ thực hiện khi có nhu cầu, do đó không thể có triệu chứng thừa, ngộ độc vitamin A khi sử dụng quá liều.
Tại Hoa Kỳ, theo dõi sử dụng liều cao bêta caroten trong điều
trị bệnh nhân HIV pha II 12 mg/ngày và tăng nhiệt độ cơ thể 420C trong 1
giờ (tắm hơi) đã tăng khả năng phục hồi T-helper CD4/CD8 đáp ứng tốt
miễn dịch giảm quá trình tiến triển HIV-AIDS, đồng thời tăng khả năng
đáp ứng miễn dịch của vaccin.
Vitamin E và lycopen cùng với lutein, zeaxanthin, bêta cryptoxanthin trong quả gấc ở dạng thiên nhiên, còn có tác dụng quét loại các oxy tự do, gốc peroxyl trong cơ thể, phòng và điều trị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, giảm nguy cơ gãy xương ở phụ nữ, đặc biệt phụ nữ sau mãn kinh, đái tháo đường, ung thư vú, tuyến tiền liệt, dạ dày, ung thư gan, xơ gan và phòng bệnh mạn tính kéo dài tuổi thọ.
Vitamin E và lycopen cùng với lutein, zeaxanthin, bêta cryptoxanthin trong quả gấc ở dạng thiên nhiên, còn có tác dụng quét loại các oxy tự do, gốc peroxyl trong cơ thể, phòng và điều trị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, giảm nguy cơ gãy xương ở phụ nữ, đặc biệt phụ nữ sau mãn kinh, đái tháo đường, ung thư vú, tuyến tiền liệt, dạ dày, ung thư gan, xơ gan và phòng bệnh mạn tính kéo dài tuổi thọ.
Acid linoleic (omega-6) còn gọi là vitamin F, linolenic
(omega-3) có lượng ít hơn trong dầu gấc, đã giúp sự phát triển sớm về
trí tuệ và thể lực, đặc biệt với trẻ em, đề phòng một số bệnh tim mạch,
huyết áp, xơ vữa động mạch (do điều hòa chuyển hóa giảm cholesterol
trong cơ thể), bệnh ngoài da, các rối loạn thoái hóa thần kinh trung
ương, bệnh Alzheimer sa sút trí tuệ, ở tuổi trung niên và miễn dịch.
Dầu gấc còn kích thích sự phát triển hình thành lớp mô mới làm
cho vết thương mau lành dùng điều trị rất tốt các vết bỏng, loét và nứt
kẽ vú. Dùng cho bệnh nhân bị ung thư sau khi cắt bỏ khối u, sau hóa
trị và xạ trị.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế công
nhận chứng minh giá trị của quả gấc. Các kết quả này cũng đã được công
bố tại nhiều hội nghị khoa học trong và ngoài nước. Qua phân tích cho
thấy, quả gấc của Việt Nam được xem là thực phẩm duy nhất chứa khá đầy
đủ thành phần các chất chống oxy hóa với hàm lượng đặc biệt cao.
Tại Hoa Kỳ, các nhà khoa học về thực phẩm đã gọi quả gấc là siêu
quả. Quả từ thiên đàng, quả trời cho (super fruit, fruit from heaven).
Vì thế tại nhiều hội nghị quốc tế thực phẩm các báo cáo tham dự và giới
thiệu về thành phần dinh dưỡng, giá trị sinh học thực phẩm chức năng
cùng sản phẩm chế biến từ quả gấc, bột màng đỏ hạt gấc, mứt gấc, bánh
kem xốp, sữa chua, kẹo gấc... đã được nhiều đại biểu quốc tế quan tâm.
Trồng gấc
Ở Việt Nam, gấc có thể trồng ở mọi nơi, vùng đồi núi đồng bằng,
ven biển. Gấc rất dễ trồng, bằng dây hoặc bằng hạt. Trồng bằng hạt có
thể có cây toàn hoa đực không có quả, nhưng trồng bằng dây đã cho quả,
sẽ đảm bảo cây có quả 100%. Nên trồng vào tháng 2, 3 dương lịch, chọn
dây gần gốc có chiều dài 40 - 60 cm, tẩm vôi ở hai đầu đốt và đặt vào hố
sâu đã bón phân chuồng, rồi phủ một lớp đất mỏng. Từ tháng 5 - 11, gấc
sẽ ra hoa kết quả và chín dần từ tháng 7 tới tháng 1, 2 năm sau. Để gấc
nhiều quả, phải tạo giàn, cây cọc không cao quá cho gấc leo.
Càng có điều kiện vươn xa và có ánh nắng mặt trời, gấc càng sai
quả. Nhiều gia đình ở thành phố có đất trồng, có giàn leo tốt cả 3
tầng, đã thu hoạch trên 100 - 150 quả một gốc gấc/năm. Cây gấc sống dai
tới 15 - 20 năm. Vào tháng 1, 2 khi gấc đã rụng lá, có thể vẫn để dây
gấc trên giàn, chỉ cần đốn các dây nhánh để nhân giống hoặc đốn tới gốc,
chỉ để lại chừng 5 - 10 cm, sang năm gốc lại phát triển và có thể sai
quả hơn năm trước, nếu được bón đủ phân và tưới nước khi thời tiết
nắng nhiều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét