Rượu
bia là thức uống ưa chuộng của nhiều người. Tuy chúng có một số ích lợi
như uống 1 ly rượu vang đỏ mỗi ngày tốt cho tim mạch, nhưng uống nhiều
rượu bia chưa bao giờ là điều tốt cho sức khỏe.
|
|||
Tác hại của rượu bia ngày càng được nghiên cứu và chứng minh rõ ràng: nó ảnh hưởng tới nhiều cơ quan như thận, gan, dạ dày, tụy, não… Trong đó, gan là cơ quan bị tổn thương nhiều nhất.
Tìm hiểu về chức năng của gan
Gan
thực hiện rất nhiều chức năng quan trọng như: dự trữ và sử dụng
glycogen; chuyển hóa các chất đạm, mỡ từ thức ăn; sản xuất các yếu tố
đông máu; tạo ra “thuốc” chữa bệnh tự nhiên, khi bị bệnh, chúng ta dùng
nhiều loại thuốc, nhưng ít ai biết rằng bản thân gan có thể tự tổng hợp
được rất nhiều trong số các thuốc đó, sản xuất mật giúp cho sự tiêu hóa,
xử lý và loại bỏ chất cồn từ rượu bia, giải độc...
Tác hại của rượu bia đối với gan
Khi
uống rượu, chất cồn được hấp thu nhanh chóng vào máu qua niêm mạc dạ
dày và ruột. Toàn bộ lượng máu ở đường tiêu hóa đều phải đi qua gan
trước khi về tim. Vì vậy, gan là nơi tập trung nồng độ cồn cao nhất. Tế
bào gan có hệ thống men (enzyme) chuyển hóa cồn, biến đổi cồn qua một
chuỗi phản ứng hóa học để cuối cùng cho ra CO2 và nước, thải ra ngoài
qua nước tiểu và phổi. Song khả năng của gan chỉ có hạn, nó chỉ có thể
xử lý được một lượng cồn nhất định mỗi giờ. Nếu bạn uống quá mức, nồng
độ cồn sẽ tăng dần trong máu. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học
khuyến cáo giới hạn chất cồn là 1 - 2 đơn vị quốc tế/ngày, trong đó 1
đơn vị = 25ml thức uống có cồn 40o, hoặc 50ml thức uống có cồn 20o. Với
liều lượng này, uống mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và đột
quỵ. Trái lại, người nghiện rượu và bất cứ ai uống quá giới hạn đó, thì
những tác hại bắt đầu xảy ra: gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan là 3 căn
bệnh do cồn gây ra, có thể xảy ra cùng một lúc, hoặc diễn tiến từ từ
theo thời gian.
Gan
nhiễm mỡ là hiện tượng tích mỡ trong tế bào gan, xảy ra ở những người
uống rượu nhiều. Tình trạng này có thể thoái lui khi bệnh nhân ngưng
uống rượu nhiều. Ngược lại, nếu họ vẫn tiếp tục uống rượu nhiều, nó sẽ
tiến triển dần đến bệnh viêm gan.
Viêm
gan do rượu có thể ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Thể nhẹ thường không có
triệu chứng, nếu có chỉ là sự phát hiện bất thường men gan trong máu.
Một số trường hợp, trở nên mạn tính, gây phá hủy dần tế bào gan, cuối
cùng dẫn đến xơ gan. Thể nặng hơn là có triệu chứng mệt mỏi, có dấu hiệu
vàng da, đôi khi đau vùng gan. Đợt tấn công viêm gan cấp với biểu hiện:
bệnh nhân nhanh chóng dẫn đến cơn hôn mê gan; vàng da sậm, rối loạn
đông máu, suy giảm nhận thức, hôn mê, xuất huyết đường tiêu hóa, tỷ lệ
tử vong cao. Việc xử trí căn bệnh này là cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
một cách cân bằng, hoặc phải truyền dịch qua ống thông dạ dày và điều
trị bằng steroid.
Xơ
gan là tình trạng xơ hóa dần mô gan bình thường, hoàn toàn mất chức
năng của gan. Quá trình này còn diễn tiến tăng dần, mô xơ ảnh hưởng đến
cấu trúc bình thường và sự tái tạo của tế bào gan. Các tế bào gan lần
lượt bị tổn thương, chết và mô xơ cứ tiếp tục thay thế. Theo thời gian,
gan mất dần chức năng. Các mô xơ còn có tác hại làm ngăn cản lưu thông
bình thường của dòng máu chảy đến gan. Sự hình thành mô sẹo là vĩnh
viễn, không thể phục hồi. Lúc đầu, việc mất một vài tế bào gan không gây
ảnh hưởng gì đến bệnh nhân, không có triệu chứng xuất hiện. Nhưng khi
mà tế bào gan bị hủy hoại càng nhiều, mô xơ tăng lên, bệnh bắt đầu biểu
hiện. Triệu chứng tương tự như bệnh viêm gan nói ở trên, điểm khác biệt
chỉ là ở chỗ các tiến trình của xơ gan diễn biến một cách chậm chạp hơn.
Ở những người xơ gan nặng, lâu ngày, hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa
thường xuất hiện với các triệu chứng: báng bụng, tuần hoàn bàng hệ...
Nguy hiểm nhất là xơ gan là một trong những nguy cơ lớn nhất gây ung thư
gan.
Xơ
gan có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nữa như: virut, bệnh di
truyền, rối loạn chuyển hóa, nhưng cao nhất vẫn là những người nghiện
rượu trên 10 năm, với tỷ lệ 10%.
Ngoài
các triệu chứng nói trên, còn có các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh
như: xét nghiêm máu thấy tăng men gan (ALT, AST), tăng ALP, giảm
albumin, tăng bilirubin, siêu âm thấy tổn thương gan; sinh thiết tế bào
gan: thấy được cấu trúc mô sẹo trong xơ gan hoặc dạng điển hình của viêm
gan.
Lưu ý trong điều trị và phòng ngừa
Điều
cần thiết nhất là bắt buộc phải bỏ rượu bia. Sau đó, bệnh nhân nên được
tư vấn về chế độ ăn uống, bổ sung vitamin và khoáng chất là điều cần
thiết trong một thời gian. Bệnh nhân cần giảm bớt các loại thuốc hại
gan, chọc hút dịch, dùng thuốc lợi niệu và kháng sinh cho những bệnh
nhân bị báng bụng, khi gan không còn hoạt động nữa chỉ còn một biện pháp
duy nhất là ghép gan.
Phòng ngừa: Đừng
bao giờ để xảy ra bệnh rồi mới bắt đầu bỏ rượu. Bạn hãy bỏ hẳn hoặc hạn
chế uống rượu bia, trong giới hạn khuyến cáo: nam chỉ uống không quá 4
đơn vị/ngày và dưới 21 đơn vị/tuần. Nữ: giới hạn là 3 đơn vị/ngày và 14
đơn vị/tuần. Đối với phụ nữ mang thai: hoàn toàn không nên uống, thai
phụ cá biệt vẫn sử dụng rượu, thì phải dưới 1 - 2 đơn vị/tuần và không
được say.
|
waveometa menu
Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013
Gan bị rượu hủy hoại như thế nào?
Gan bị rượu hủy hoại như thế nào?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét