waveometa menu

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Thoát vị đĩa đệm (Hernie dícale)

Thoát vị đĩa đệm

1- Thoát vị đĩa đệm tiếng Pháp gọi là Hernie dícale. Từ thoát vị - Hernie dùng để mô tả rất nhiều biểu hiện đặc trưng bởi sự nhô ra hay lồi ra một cơ quan hay một phần cơ quan ngoài vị trí bình thường của nó, ta vẫn thường nói thoát vị bẹn, thoát vị rốn... Đĩa đệm - Discale nằm giữa liên đốt sống, như vậy thoát vị đĩa đệm là sự nhô ra một phần của đĩa liên đốt sống.
- Thoát vị đĩa đệm xảy ra như thế nào?
Đĩa đệm nằm giữa liên đốt sống, xung quanh cấu tạo bởi các cung xơ, ở giữa là nhân cứng gelatine, đĩa đệm có vai trò như chống xóc và tạo tính mềm dẻo cho cột sống. Cung xơ có vai trò giữ cho nhân gelatine nằm trong đĩa đốt sống. Tránh rách, đứt chui ra khỏi vòng cung xơ. Bình thường, nhân gelatine nằm chính giữa đĩa đệm xung quanh có các cung xơ. Nhân gelatine nhô ra và băng qua khỏi cung xơ gọi là thoát vị đĩa đệm, thoát vị di chuyển và thoát vị xuyên qua ngoài dây chằng, ép rễ gây đau thần kinh vùng tổn thương, nhân gelatine chui ra khỏi cung xơ gây ép tuỷ. Một số người có thoát vị đĩa đệm nhưng không nhận thấy triệu chứng vì thoát vị không liên quan đến thần kinh, như vậy tỷ lệ thoát vị đĩa đệm khó đánh giá. Thoát vị đĩa đệm có thể ép tuỷ nhưng hiếm gặp.
2. - Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm:
-  Theo YHHĐ cho là thoát vị có liên quan đến tuổi, do thoái hoá đĩa đệm, cột sống thiếu mềm dẻo, mất trương lực, mất tính đàn hồi, giảm chiều cao. Các động tác đột ngột ở tư thế xấu hoặc nâng vật nặng ở vị trí xoay cơ thể. Những người quá béo hoặc phụ nữ thời kỳ mang thai ép lên cột sống thường xuất hiện đau vùng lưng. Một số người đau lưng do ảnh hưởng yếu tố di truyền nên có thể thấy thoát vị đĩa đệm từ lúc còn rất trẻ.
- YHCT :
. Do chấn thương.
. Do cảm phong, hàn, thấp, nhiệt.
. Do tuổi già.
. Do lao động quá sức.
. Do sinh hoạt tình dục không điều độ.
. Ảnh hưởng của bệnh mạn tính.
Ngoại tà như phong, hàn, thấp, nhiệt bên ngoài xâm nhập vào làm cho kinh mạch ở vùng bị ngăn trở gây nên đau. Cũng có thể do tuổi già, suy yếu, lao động quá sức, sinh hoạt tình dục quá mức khiến cho các lạc mạch ở vùng lưng không được nuôi dưỡng, các đĩa đệm dần dần bị khô, cứng sẽ gây nên đau. Vùng lưng liên hệ đến Thận, nếu Thận suy yếu sẽ gây nên đau.
Khí và huyết nếu không vận hành được sẽ khiến cho huyết bị ngưng trệ cũng gây nên đau. Chấn thương do tẽ ngã… làm cho huyết bị ứ lại, ảnh hưởng đến các kinh mạch, lạc mạch ở vùng lưng cũng gây nên đau.
3.- Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm
Ngày nay, nhờ các kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ cột sống mà hình ảnh thoát vị đĩa đệm sẽ được phát hiện, mặc dù hình ảnh thoát vị đĩa đệm có giống nhau giữa người này và người khác, song biểu hiện triệu chứng khác nhau. Một số người có thể có thoát vị đĩa đệm nhưng không có triệu chứng đau lưng, đối với người khác đau khủng khiếp. Đôi khi thoát vị đĩa đệm ép vào rễ thần kinh. Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng gây đau thắt lưng, nếu đau dọc chân gọi là đau thần kinh toạ. Thoát vị đĩa đệm ở vùng cổ, gây cứng cổ và đau vùng cổ, đôi khi lan ra hai vai và cánh tay. Thoát vị đĩa đệm cổ có thể thấy cảm giác như dị cảm đầu chi hoặc cảm giác yếu mỏi vùng cẳng tay và cánh tay.
4. Điều trị thoát vị đĩa đệm
Thái độ trước tiên để giảm sức căng cho cột sống nằm nghỉ trên giường và dùng thuốc làm dịu đau và giảm viêm. Phần lớn, các trường hợp thực hiện như trên là đủ để giảm triệu chứng và chữa khỏi thoát vị đĩa đệm. Ngoại khoa rất ít khi phải can thiệp, tuy nhiên khi có thoát vị phối hợp với yếu tay chân hoặc liệt tay chân hay có biểu hiện rối loạn đại tiểu tiện thì cần can thiệp ngoại khoa sớm. Trường hợp đau cấp và đau nhiều nằm nghỉ trên giường từ một hoặc hai ngày và lấy lại các hoạt động nếu có thể để tránh teo cơ và yếu cơ lưng.
(Theo TS. Mai Thị Minh Tâm, YHCT Việt Nam)
Bài thuốc tham khảo:
+ Phương 1:
- Thành phần: Toàn đương qui, Thỏ ty tử,  Đổ trọng, Xuyên Tục đoạn, Kê huyết đằng, Cốt toái bổ, Bạch thược mỗi vị 60g; Huyền hồ sách, Uy linh tiên, Mộc qua, Tế tân, Cẩu tích mỗi vị 45g; Hạch đào nhân, Hắc chi ma mỗi vị 200g; Quảng mộc hương, Hương phụ mỗi vị 30g, Mật ong lượng thích hợp.
- Cách dùng: Đem thuốc trên phân biệt nghiền thành bột, qua mắt sàng 120, trộn đều, luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng 8g. Mỗi lần uống 1 hoàn, mỗi ngày 3 lần, uống với rượu vàng hoặc nước đun sôi. 1 liều là 1 liệu trình.
- Hiệu quả điều trị: Dùng phương này điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống 66 ca, trong đó trị khỏi 61 ca, hiệu quả rõ 4 ca, vô hiệu 1 ca. Trong số bệnh nhân trị khỏi, 1 liệu trình trị khỏi 25 ca, 2 liệu trình trị khỏi 30 ca, 3 liệu trình trị khỏi 6 ca.

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Thoát vị đĩa đệm
Classification and external resources
ICD-10K40.-K46.
ICD-9550-553
MedlinePlus000960
eMedicineemerg/251 ped/2559
MeSHD006547
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình. Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống, hay nói cách khác nó là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các đốt sống. Thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm mất nước.
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất phổ biến[1], trong đó thoát vị đĩa đệm cột sống là một nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng cũng như đau chân tay. Tại Mỹ, hằng năm có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc do đau thắt lưng, với chi phí điều trị lên tới 21 tỷ đô-la, ở Việt Nam có tới 17% người trên 60 tuổi bị mắc chứng đau lưng[2] Bệnh xảy ra ở khoảng 30% dân số, hay gặp ở lứa tuổi lao động từ 20 - 55 tuổi. Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm nhiều tầng một bệnh lý lâm sàng rất phức tạp, đa dạng, nhất là trường hợp khối lượng thoát vị quá to gây chèn ép tủy sống và đuôi ngựa.[3]

Triệu chứng

Thoát vị đĩa đệm gây nên các cơn đau thắt lưng với các triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay đau từ vùng cổ - gáy lan ra hai vai và xuống các cánh tay, bàn tay… khiến người bệnh rất khó chịu, đau đớn.[1] Ngoài ra, đau cột sống và đau rễ thần kinh là các triệu chứng nổi bật nhất của bệnh. Đau thường tái phát nhiều lần, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tuần, sau đó lại khỏi bệnh. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi. Ngoài ra còn có cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm tương ứng với vùng đau. Dần dần, đau trở nên thường xuyên, kéo dài hàng tháng nếu không được điều trị. Tuỳ theo vị trí đĩa đệm thoát vị có thể có các triệu chứng đặc trưng.
  • Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, người bệnh có biểu hiện đau vùng gáy, vai. Ðau, tê, mất cảm giác từng vùng ở cả tay, cổ tay, bàn tay. Giảm cơ lực tay. Các hiện tượng đau, nhức, tê tăng lên hay giảm xuống theo cử động cổ tay...
  • Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng thì gây đau vùng thắt lưng và triệu chứng đau thần kinh liên sườn: cảm giác đau tăng khi nằm nghiêng, ho và đại tiện. Bệnh nhân sẽ thấy đau vùng cột sống lưng, lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc theo khoang liên sườn. Ðau, tê, mất cảm giác từng vùng ở mông, chân, bàn chân, trường hợp nặng có thể bị liệt. Ngoài ra bệnh nhân còn bị chế cử động cột sống: không còn khả năng ưỡn của thắt lưng, không cúi được xuống thấp… Bệnh nhân sẽ thấy đau thắt lưng cấp hay mạn tính, đau thần kinh tọa, đau thần kinh đùi bì. Người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau, cơ cạnh cột sống co cứng. Có trường hợp đau rất dữ dội và người bệnh phải nằm bất động về bên đỡ đau[1].

Nguyên nhân

Colonic herniation.
Cơ chế thoát vị đĩa đệm như sau: Bình thường đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhày ở trung tâm (nhân tủy). Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm làm nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương. Nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức...), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống. Khi đĩa đệm nào đó bị rách hoặc đứt, những chất dạng gel bên trong nó sẽ tràn ra ngoài. Hiện tượng này được gọi là thoát vị nhân tủy - hay thoát vị đĩa đệm. [2]
Có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống. Một số nguyên nhân chủ yếu gồm.[2]:
  • Nguyên nhân phổ biến là tư thế sai trong lao động, vận động và hoạt động. Cơn đau thường xuất hiện khi ta nhấc vật nặng ở tư thế không phù hợp. Tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng sai cách đặc biệt hay gặp nhất là việc bê vác vật nặng. Ví dụ: Thay vì ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, nhiều người có thói quen đứng rồi cúi xuống, nhấc vật nặng lên. Việc mang vác nặng sai tư thế này dễ gây chấn thương đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm. Không chỉ bê vác nặng, mà nhiều thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hoá khớp, trật khớp……[1]
  • Nguyên nhân do nguyên nhân do thoái hoá tự nhiên: Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi để gây bệnh. Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi.[4] Những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức...), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.[2]
  • Nguyên nhân do bị tai nạn hay các chấn thương cột sống.
  • Tổn thương đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.

Hậu quả

Thoát vị đĩa đệm cột sống là một bệnh khá thường gặp, có thể để lại nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Khả năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút rõ rệt. Bệnh nhân rất khó thực hiện các động tác cột sống như cúi ngửa, nghiêng xoay. Khi rễ thần thần kinh bị tổn thương thì bệnh nhân khó vận động các chi.
Nếu tổn thương thần kinh cánh tay thì bệnh nhân không thể nhấc tay hay khó gấp, duỗi cánh tay, khả năng lao động và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu tổn thương thần kinh tọa thì bệnh nhân có thể không nhấc được gót hay mũi chân. Dần dần xuất hiện teo cơ chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng người bệnh thấy chân tê bì, mất cảm giác ở chân đau hay đại, tiểu tiện không kiểm soát được.[2]
Thoát vị đĩa đệm có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
  • Bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn.
  • Bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động. Tất cả các biến chứng đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, chưa kể những tốn kém do chi phí điều trị.
Ngoài ra thoát vị đĩa đệm còn có thể gây là một số bệnh khác như:
Đau rễ thần kinh phản ánh một quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh do chèn ép cơ học, xuất hiện sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu, ngồi lâu. Đau dội mạnh lên khi ho, hắt hơi, rặn đại tiện. Nằm nghỉ tại giường lại giảm đau nhanh chóng. Đó là kiểu đau mang tính chất cơ học, thường gặp trong cơ chế xung đột giữa đĩa đệm với rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm. Rối loạn cảm giác thường gặp là giảm cảm giác nông (nóng, lạnh, xúc giác) ở những khu vực khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương. Đây là biểu hiện mức độ tổn thương sâu sắc của rễ thần kinh.
Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: Là một dạng đau rễ thần kinh ngắt quảng, nó xuất hiện khi đi được một đoạn làm bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ. Khi đi tiếp một đoạn nữa, đau lại xuất hiện, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ.
Rối loạn vận động: bại và liệt cơ ở hai chân do rễ thần kinh chi phối bao gồm rối loạn cơ thắt: trong tổn thương các rễ vùng xương cùng có biểu hiện lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề, luôn luôn có nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động do liệt cơ thắt kiểu ngoại vi không giữ được nước tiểu.[3]
Hội chứng đuôi ngựa với biểu hiện gồm đau một cách dữ dội, người bệnh không thể chịu nổi, đòi hỏi cấp cứu về thần kinh. Đau lại kèm theo liệt cơ, mất cảm giác, rối loạn cảm giác… Trường hợp chứng đuôi ngựa dưới có thể rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, rối loạn cảm giác vùng đáy chậu, không có liệt hoặc chỉ liệt một số động tác của bàn chân. Đối với trường hợp hội chứng đuôi ngựa giữa thì có triệu chứng liệt gấp cẳng chân, liệt các động tác của bàn chân và ngón chân, mất cảm giác toàn bộ ngón chân; mất cảm giác toàn bộ cẳng chân, bàn chân, mặt sau đùi và mông; rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi.[3]

Phòng trị

Phẩu thuật để trị thoát vị đĩa đệm
Để điều trị thoát vị đĩa đệm cần lưu nghí đến chế độ vận động. Trong thời kỳ cấp tính, nằm nghỉ tại giường là nguyên tắc quan trọng đầu tiên. Tư thế nằm ngửa trên ván cứng, có đệm ở vùng khoeo làm co nhẹ khớp gối và khớp háng. Thực hiện điều trị vật lý và các liệu pháp phản xạ: bao gồm phương pháp nhiệt như chườm nóng (túi nước, muối rang, cám rang, lá lốt, lá ngải cứu nóng); dùng các dòng điện tại khoa vật lý trị liệu, điều trị bằng laser; châm cứu. Ngoài ra bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ, an thần, trấn tĩnh thần kinh và vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12).[3]
Một biện pháp điều trị quan trọng là thông qua sự can thiệp của biện pháp phẩu thuật. Trong đó phẫu thuật tự động qua da là phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm mới, hiệu quả, an toàn và không để lại biến chứng. .[5] Riêng đối vơi thoát vị đĩa đệm là trường hợp đĩa đệm bị thoái hóa và vỡ ra còn trong trường hợp thoát vị đĩa đệm do mất nước là tình trạng của đĩa đệm thoái hóa. Có đến trên 70% số trường hợp đĩa đệm mất nước và thoát vị mà không cần điều trị. Chỉ định điều trị dựa trên những gì mà khối thoát vị của đĩa đệm gây ra như đau, tê, yếu, liệt, mất chức năng.[6]
Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, trong đó chú ý tư thế hợp lý trong lao động, vận động và hoạt động, đặc biệt là tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng. Khi bê vác vật nặng nên ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, tránh thói quen đứng rồi cúi xuống, nhấc vật nặng lên, tập thể dục đúng cách gây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét