waveometa menu

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Hát quốc ca, múa kiếm và thưởng trà trong rừng

Hát quốc ca, múa kiếm và thưởng trà trong rừng

(VTC News) - Hàng ngày, Muteki đeo kiếm, quỳ ngối, nâng niu bát chè xanh, hít hà một lúc rồi thưởng thức. Thưởng thức xong một bát, anh ta lại tuốt kiếm ra múa. Múa kiếm chán lại thưởng trà. Thưởng trà xong, lại hát vang cả rừng núi.

Hát quốc ca, múa kiếm và thưởng trà trong rừng 

 Phải khó khăn lắm mới trèo lên được một cây chè cổ thụ để hái lá, bởi các cây chè đều rất cao.  

Muteki đề nghị ông Lâm dựng lều. Là người sống lâu năm trong rừng, nên công việc này với ông Lâm không có gì khó khăn. Lao động một buổi, ông Lâm đã dựng xong một chiếc lán cao 1m, rộng 2m2, dùng chiếc bạt làm mái che mưa gió.

Ông trèo lên một cây chè cao chót vót, vung dao định chém một cành to tướng để anh chàng kỹ sư Nhật tha hồ thưởng thức, thì bị anh chàng người Nhật ngăn lại. Anh ta bảo ông Lâm chỉ cần bẻ những cành bằng cái đũa, không nên chặt cành to như kiểu phá rừng.

Dựng xong lều, ông Lâm để anh chàng người Nhật lại khu rừng chè mênh mông này, cuốc bộ trở ra để lấy lương thực, phục vụ cho một tuần sống trong rừng chè.

Hàng ngày, cứ đều đặn, từ sáng sớm tinh mơ, khi sương còn đọng đầy trên lá, ông Lâm lại trèo lên một cây chè, bẻ vài cành bằng ngón tay, có những lá già nhất. Muteki treo ngược những cành chè lên trước lều ngắm nghía.
 
Hát quốc ca, múa kiếm và thưởng trà trong rừng
Thân chè cổ thụ đều bị rêu bám xanh rì, thi thoảng mới lộ ra lớp vỏ trắng đặc trưng của họ nhà chè. 

Hát quốc ca, múa kiếm và thưởng trà trong rừng
Khi gió mạnh, thổi dạt mây đi, mới nhìn rõ tán lá chè. 

Ông Lâm đun nước sôi, đổ đầy vào chiếc bình ủ trà cho Muteki. Anh chàng người Nhật thưởng thức trà thay cho việc ăn sáng. Muteki vặt từng chiếc lá già, ngó nghiêng xem có hạt bụi nào không, rồi vuốt nhẹ cho sạch. Tiếp đó, anh ta dùng tay vò nát từng lá, rồi thả vào bình nước nóng.

Theo Muteki, người Nhật chỉ thích dùng lá chè già, vì theo họ, lá già hội tụ đầy đủ nhất tinh chất của đất trời. Sau lá già, mới dùng đến lá bánh tẻ và thứ kém chất lượng nhất với họ là búp. Thú ẩm thực trà của người Việt thì hoàn toàn ngược lại, quý nhất là búp, sau đó là lá bánh tẻ, còn lá già thì ít dùng.

Người Nhật có rất nhiều cách dùng trà, nhưng họ thích nhất là chè tươi. Họ thường xay lá chè thành bột, pha với nước nóng, uống cả nước lẫn bã. Cách phổ biến là bảo quản chè lá bằng túi nilon, rút hết không khí. Thậm chí, chè tươi còn được nghiền thành bột và chế biến thành nhiều loại bánh khác nhau.

Muteki cứ ngồi khoanh tròn trong lán thưởng thức từng bát trà sóng sánh bốc khói. Đến trưa, ăn qua loa chiếc bánh mì với thịt hộp, lại bắt đầu thưởng trà. Ăn tối xong, lại thưởng trà cho đến lúc đi ngủ. 

Hát quốc ca, múa kiếm và thưởng trà trong rừng
Ông Trần Ngọc Lâm, kiểm lâm viên Nguyễn Viết Hiếu bên một gốc chè. 

Một hôm, Muteki nói với ông Lâm: “Thú thưởng trà ở Nhật đã nâng tầm thành đạo. Trà ngon là một chuyện, nhưng phải uống trà đúng cách mới có ý nghĩa. Giá có thanh kiếm và bộ ki-mô-nô thì tuyệt quá!”.

Thấy anh chàng kỹ sư người Nhật ao ước vậy, ông Lâm liền nảy ra sáng kiến làm một thanh kiếm. Ông chặt một đoạn cành của một cây pơ-mu đã đổ, chặt chém, đẽo gọt suốt một buổi sáng thì ra hình dáng một thanh kiếm cong cong, đúng như kiếm Nhật mà giới võ sĩ đạo dùng. Ông Lâm lấy than củi đánh một lúc thì thanh kiếm gỗ trở nên đen bóng, trông chả khác gì kiếm thật.

Nhìn thấy thanh kiếm, anh chàng người Nhật hét lên sung sướng. Anh ta quỳ xuống, giơ hai tay lên đầu, nhận kiếm rất… phong cách. Anh chàng xé một chiếc áo, làm dây, đeo kiếm ngang lưng, phần chiếc áo bị xé còn lại buộc chéo từ vai xuống eo, trông y như võ sĩ Nhật Bản. 

Hát quốc ca, múa kiếm và thưởng trà trong rừng
Những gốc chè cổ thụ như thế này đều đã vài trăm năm tuổi. 

Hàng ngày, anh ta đeo kiếm, quỳ ngối, nâng niu bát chè xanh, hít hà một lúc rồi thưởng thức. Thưởng thức xong một bát, anh ta lại tuốt kiếm ra múa. Múa kiếm chán lại thưởng trà. Thưởng trà xong, lại hát ông ổng, vang cả rừng núi. Riêng buổi sáng, trước khi thưởng trà, anh ta đứng nghiêm trang, hát dõng dạc. Hỏi ra mới biết anh chàng hát Quốc ca của Nhật trước khi thưởng trà.

Sau đúng một tuần, Muteki giở hộ chiếu ra xem thì bảo đã sắp hết hạn, không thể ở Việt Nam lâu hơn được nữa. Thế là hai người xuống núi. Móc túi, được mấy triệu, anh ta đưa hết cho ông Lâm. Ông Lâm kêu nhiều quá, nhưng Muketi bảo rằng, số tiền đó tính ra bằng một bữa thưởng trà bên Nhật.

Trước khi rời Hoàng Liên Sơn, anh chàng kỹ sư người Nhật Muteki cứ nắm tay ông Lâm bảo: “Đây là rừng chè cổ nhất thế giới, và loại chè này cũng ngon nhất thế giới. Nếu rừng chè này ở bên Nhật, thì nó đã đem lại cho nước Nhật vinh quang lớn rồi. Vườn chè này sẽ mang lại nhiều tỷ đô-la mỗi năm nếu đưa vào khai thác”.

Chia tay ông Lâm, anh chàng kỹ sư người Nhật hứa rằng, sau khi ổn định công việc, anh ta sẽ tìm sang Việt Nam và sẽ dành thật nhiều thời gian để thưởng thức thứ chè mà anh ta cho là ngon nhất thế giới trên “nóc nhà Đông Dương”.
Hát quốc ca, múa kiếm và thưởng trà trong rừng

Tôi đã hái đầy một ba-lô chè cổ thụ trong rừng Hoàng Liên Sơn, trên độ cao 2.400, mang về Hà Nội để nhờ ông Hoàng Anh Sướng, chủ hiên trà Trường Xuân nổi tiếng ở Hà Nội thẩm định. Sau khi thưởng thức, ông Sướng khẳng định: Đây là loại trà cực kỳ ngon, và có lẽ, không trà ở đâu sánh bằng. Với độ cao 1.600m, những cây chè vài chục năm tuổi ở Tà Xùa (Bắc Yên, Sơn La) đã cho ra đời một loại trà đặc biệt. Nhưng mỗi năm, vùng đất Tà Xùa chỉ cung ứng được độ 100kg trà đặc sản, không bõ bèn gì. Tuy nhiên, điều đáng tiếc, nguồn chè này lại mọc hoang dã trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên, nên việc khai thác để chế biến là điều không dễ dàng.

Còn tiếp…

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét