waveometa menu

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Luyện khí công - Bài 5: Thần thông gia trì Pháp

Bài 5: Thần thông gia trì Pháp
{bài gia trì thần thông}
Công lý: "Thần thông gia trì Pháp" thuộc về pháp tu luyện tĩnh công của Pháp Luân Công, là pháp luyện công đa mục đích sử dụng các "Phật" thủ ấn để chuyển "Pháp Luân" gia trì thần thông (gồm cả công năng) và công lực. Pháp này thuộc về công Pháp từ trung tầng trở lên, nguyên là pháp bí luyện {bí mật}. Để đáp ứng yêu cầu của những người [luyện công] đã có cơ sở nhất định, [tôi] đặc cách truyền xuất công pháp này ra, để chuyên độ những người có duyên. Công pháp này yêu cầu luyện trong khi bàn toạ, tốt nhất là song bàn, còn dùng đơn bàn thì cũng tạm khả dĩ [i]. Khi tu luyện thì khí lưu [chuyển] tương đối mạnh, trường năng lượng bên ngoài tương đối lớn. Động tác thực hành thuận theo khí cơ của Sư phụ [đã cấp]. Khi khởi thủ {di chuyển tay} thì ý đặt vào động tác, khi gia trì thần thông thì ý [rỗng] không, tiềm ý thức hơi tí tẹo đặt ở hai bàn tay. Lòng bàn tay có nhiệt, nặng, có điện tê, cảm giác như có vật. Nhưng không được dụng ý truy cầu, mà tuỳ kỳ tự nhiên {thuận theo tự nhiên}. Thời gian bàn toạ càng lâu càng tốt, căn cứ theo công đê nhi định {định lực (?)}, thời gian càng lâu, cường độ càng lớn, xuất công càng nhanh. Khi luyện công (không nghĩ gì hết, không có ý niệm nào cả) dần dần nhập tĩnh. Từ trạng thái động công tự tĩnh phi định {tự nó tĩnh chưa phải là định khi tập động tác} dần dần nhập định. Tuy nhiên chủ ý thức biết rằng mình đang luyện công.
Quyết: Hữu ý vô ý, ấn tuỳ cơ khởi, Tự không phi không, động tĩnh như ý.
Lưỡng thủ kết ấn {hai tay kết ấn}: Song bàn đả toạ, toàn thân thả lỏng, lỏng nhưng không oải, lưng ngay cổ thẳng, cằm dưới hơi thu, lưỡi đặt hàm trên, hàm răng hé mở một chút xíu,  môi miệng ngậm khít, hai mắt nhắm khẽ, tâm sinh từ bi, ý nét mặt hoà nhã. Hai tay kết-ấn tại chỗ bụng dưới, dần dần nhập tĩnh (như hình 5-1).
5-15-25-3
Thủ ấn chi nhất {thủ ấn thứ nhất}: (khi khởi thủ, ý đặt vào chuyển động, thuận theo khí cơ của Sư phụ cài mà thực hành, yêu cầu hoãn-mạn-viên). Hai tay từ trạng thái kết ấn dần dần đưa lên; lên đến trước đầu thì quay bàn tay hướng lên trên; khi bàn tay hướng hẳn lên trên thì nó cũng đạt đến điểm cao nhất (như hình 5-2). Tiếp theo tách hai bàn tay, vạch một vòng cung trên đỉnh đầu, chuyển động sang hai bên, chuyển tiếp cho đến bên biên trước của đầu (như hình 5-3). Ngay tiếp đó hai tay dần dần hạ xuống, hai cùi trỏ hướng vào trong, lòng hai bàn tay hướng lên trên, ngón tay chỉ về phía trước (như hình 5-4).
5-45-55-6
Sau đó hai cổ tay vừa duỗi thẳng ra, vừa bắt chéo trước ngực. Nam tay trái ở ngoài, nữ tay phải ở ngoài (như hình 5-5). Khi từ bắt chéo nhau chuyển thành chữ "nhất"; đối với tay bên ngoài: cổ tay xoay ra ngoài, vừa hướng lòng bàn tay lên trên, vạch một hình bán nguyệt lớn, trở thành lòng bàn tay hướng lên trên, ngón tay chỉ về phía sau, tay có lực nhất định; đối với tay bên trong, sau khi bắt chéo xong, lòng bàn tay dần dần chuyển hướng xuống dưới, duỗi thẳng ra, tay và cánh tay xoay sao cho lòng bàn tay hướng ra ngoài, tay và cánh tay nghiêng với thân thể một góc 30 độ (như hình 5-6).
Thủ ấn chi nhị {thủ ấn thứ hai}: Từ thế tay ở hình 5-6, tay trái (tay ở trên) từ vị trí đó dời đi; tay phải vừa xuay hướng lòng bàn tay vào trong, vừa đưa lên; động tác giống thủ ấn chi nhất với phải trái giao hoán, vị trí của tay tương phàn (như hình 5-7).
5-75-85-9
Thủ ấn chi tam {thủ ấn thứ ba}: Tay phải của nam (nữ là tay trái) cổ tay vừa duỗi ra, lòng bàn tay vừa hướng vào thân thể, thông qua bắt chéo tay trước ngực, lòng bàn tay chuyển hướng xuống dưới, đưa nghiêng xuống đến chỗ trước bụng dưới, cánh tay duỗi ra; tay trái của nam (nữ là tay phải) chuyển lòng bàn tay hướng vào trong, vừa đi lên, bắt chéo tay xong, vừa xoay bàn tay, vừa vận động hướng về vai trái (nữ là vai phải), khi tay đến vị trí ấy, lòng bàn tay hướng lên, ngón tay chỉ về phía trước (như hình 5-8).
Thủ ấn chi tứ {thủ ấn thứ tư}: Là thủ ấn chi tam giao hoán, nam tay trái (nữ tay phải) chuyển động xoay vào trong; nam tay phải (nữ tay trái) chuyển động hướng ra ngoài; động tác cũng như thế nhưng giao hoán phải trái với nhau, thế tay tương phản (như hình 5-9).
5-105-115-12
Gia trì cầu trạng thần thông {gia trì thần thông hình cầu}: Tiếp theo "thủ ấn chi tứ", thì tay trên chuyển vào trong, tay dưới chuyển ra ngoài; tay phải của nam dần dần dần xoay, lòng bàn tay hướng vào ngực di chuyển xuống. Tay trái của nam (tay phải của nữ) nâng lên, khi hai cánh tay đạt đến hình chữ nhất ở trước ngực (như hình 5-10), thì hai tay vừa tách sang hai bên (như hình 5-11), vừa xoay chuyển lòng bàn tay xuống dưới. Khi tay đạt đến chỗ bên ngoài biên đầu gối thì độ cao của bàn tay ở ngang lưng, cánh tay dưới và cổ tay cao bằng nhau, hai cánh tay thả lỏng (như hình 5-12). Tư thế này lấy những thần thông ra hai tay để gia trì, lấy những thần thông hình cầu. Khi gia trì thần thông, bàn tay có nhiệt, nặng, điện tê, cảm giác như có vật. Tuy nhiên không được dụng ý truy cầu, phải tuỳ kỳ tự nhiên. Hình [thế] này làm càng lâu càng tốt, làm đến lúc không kiên trì được mới thôi.
Gia trì trụ trạng thần thông {gia trì thần thông hình trụ}: Tiếp theo hình [thế] trên; tay phải (nữ là tay trái) vừa chuyển với lòng bàn tay hướng lên trên, vừa đưa về phía chỗ bụng dưới, đến vị trí đó rồi, đặt bàn tay vào vị trí ấy với lòng bàn tay hướng lên trên; trong khi tay phải thực hiện động tác, thì tay trái (nữ là tay phải) vừa đưa lên trên, vừa chuyển động đến chỗ dưới cằm, lòng bàn tay hướng xuống dưới, bàn tay cao bằng mép dưới cằm, tay và cánh tay trên để ngang. Đến lúc này, hai lòng bàn tay hướng vào nhau, định lại ở hình [thế] này (như hình 5-13); đây là gia trì thần thông hình trụ, ví dụ như loại chưởng thủ lôi {lôi đánh bằng tay}. Thực hiện đến lúc tự bản thân mình không thể kiên trì hơn được.
Sau đó tay trên vẽ một vòng bán nguyệt ở phía trước, chuyển đến vị trí chỗ bụng dưới; đồng thời tay dưới nâng lên, và xoay lòng bàn tay hướng xuống dưới, đưa đến vị trí dưới cằm (như hình 5-14), cánh tay cao bằng vai, hai lòng bàn tay hướng vào nhau. Đây cũng là gia trì thần thông hình trụ, chỉ khác là thế tay tương phản. Thực hiện lâu đến mức cánh tay không kiên trì được nữa thì mới thôi.
Tĩnh công tu luyện {tu luyện tĩnh công}: Tiếp theo hình [thế] trên, tay trên vạch một hình bán nguyệt phía trước, và đặt vào chỗ bụng dưới, hai tay vào trạng thái lưỡng thủ kết-ấn (như hình 5-15); nhập tĩnh công tu luyện. Nhập định, thời gian càng lâu càng tốt.
Thu thế: Hai tay "hợp-thập" (như hình 5-16), xuất định, ra khỏi trạng thái song bàn.


Chú thích của người dịch
[i] Bàn toạ: ngồi xếp bằng thế hoa sen, cũng gọi là kiết-già. Đơn bàn: ngồi thế bán-già, chân trái đặt trên chân phải, với bàn chân trái đặt ngửa trên đùi chân phải (nữ thì ngược lại, chân phải ở trên). Toàn bàn hoặc song bàn: ngồi thế kiết già đầy đủ; từ thế đơn bàn, lấy chân phải đặt tiếp lên chân trái (kéo qua mé ngoài chứ không phải từ trong), tức là chân phải ở trên (nữ làm ngược lại, chân trái ở trên); như vậy hai bàn chân đặt ngửa trên hai đùi (xem kỹ hình chụp).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét