Nguồn gốc của hai biểu tượng ngành Y và ngành Dược
Ngày nay, hình ảnh con rắn quấn quanh cây gậy được xem là biểu
tượng của ngành Y và con rắn nhả nọc trên cái chén cổ là biểu tượng
của ngành Dược. (Xem hình 1)
Từ trái -
Hình 2: Chiếc gậy của thần Esculape
Hình 3: Chiếc gậy của thần Hermes
Hình 4: Logo của ngành Dược
Từ ngàn xưa đã có những truyền thuyết về con rắn thần kỳ
bí như sau:
1. Một con rắn thần quấn chiếc gậy của thần Esculape:
Theo truyền thuyết cổ Hy Lạp, thần Esculape rậm râu, khoác áo
dài hở bụng và ngực, được xem là ông Tổ của ngành Y Dược (con trai của
thần Appolon và Coronis (con gái của vua xứ Thèbes). Esculape có khả
năng chữa bệnh và làm cho người chết sống lại.
Thần Esculape (tiếng Latin), (tên Hy Lạp là Asclépios, tên La Mã là
Aesculapiu, tên tiếng Anh là Asclepius, tên tiếng Pháp là Esculape) có
lẽ sinh ra ở miền Bắc Hy Lạp vào khoảng năm 1260 trước TL. Truyền
thuyết cho rằng mẹ ông qua đời khi mang thai ông, cha ông đã mổ lấy
ông ra. Mẹ mất, ông bị đem bỏ lên núi, nhờ dê cho bú và chó canh
chừng, sau được cha mang đến cho vị thần Nhân Mã (đầu người, mình
ngựa) nuôi dạy. Một hôm, trên đường đi thăm bạn gặp rắn, ông đưa cây
gậy ra, rắn lại bám lấy rồi quấn quanh cây gậy. Ông cầm gậy đập xuống
đất, con rắn chết tươi, nhưng có một con rắn khác miệng ngậm thảo dược
bò đến nhả vào miệng cứu và con rắn kia đã sống lại. Từ đó ông đi tìm
dược thảo trong núi để chữa bệnh cho con người.
Thần Chúa Tể là Jupiter (Zeus) sợ Esculape giúp loài người
trở thành bất tử, bèn sai anh em nhà Cyclopes tạo mũi tên sấm sét để
trừng phạt. Nhờ thần Apollon kêu xin, Jupiter tha tội cho Esculape
tham dự vào hàng tinh tú trong chòm sao Nhân Mã (Sagittaire), từ đó
Esculape được xem như vị thần bổn mệnh của các thầy thuốc.
Có lẽ vào thời kỳ Pindare (đầu thế kỷ thứ 5 trước TL),
Esculape được tôn thờ như một vị thần của y học Hy Lạp. Có lẽ từ thời
điểm này, những đền thờ đầu tiên được xây dựng để ghi ơn ông. Bức
tượng của ông, tay cầm chiếc gậy làm bằng cây nguyệt quế và một con
rắn quấn chung quanh. Rắn này thuộc rắn lành có màu sắc đẹp. Cũng theo
truyền thuyết, loài rắn này đã được đưa đến La Mã để cứu dân bị bệnh
dịch hạch lúc bấy giờ. Việc tôn thờ Esculape (Asklepios) sau đó lan
rộng ra khắp nước Hy Lạp, đến Châu Á, và Ai Cập, đến cả thần dân trung
thành với Alexandre Đại đế. Esculape là người ngoại quốc đầu tiên được
thừa nhận ở La Mã. Di tích Esculape được tìm thấy liên quan đến ngành
Y trong cuốn giáo khoa Y khoa của thầy thuốc nổi tiếng người Ả rập
Avicenna vào năm 1544, có in hình Asklepios ở trang bìa. Rồi từ đó phù
hiệu của Esculape được sử dụng là biểu tượng của ngành Y ở nhiều nơi,
từ Châu Âu (Hiệp hội Y khoa Hoàng gia Anh) sau đó phổ biến đến các
quốc gia trên thế giới. Cây gậy là biểu tượng của ngành Y khắp nơi
trên thế giới.
Thần Esculape
Gia đình của thần Esculape:
Esculape lấy vợ là Lampetie, có hai con gái là: Hygia và Panacée;
ba con trai là: Thelesphore, Machaon và Podalire.
-Theo truyền thuyết, Hygie nuôi rắn thần để chữa bệnh, sau
trở thành Nữ thần biểu tượng cho việc giữ gìn sức khỏe con người, môn
Vệ Sinh Học được đặt tên là Hygène.
-Panacée là vị Nữ thần có khả năng chữa mọi bệnh tật, do đó
thuốc chữa bệnh được gọi là Panacée.
-Hai người con trai tham gia chiến trận thành Troie đã được
Homère ca ngợi trong tập trường ca Lliad.
-Machaon có tài chữa vết thương cho các chiến binh, còn
Podalire là thầy thuốc ngoại khoa tài năng. Người con trai của
Podalire là Hipocoon, tổ tiên của Hippocrate, người được tôn vinh là
bậc y tổ của thế giới.
2. Hai con rắn thần quấn chiếc gậy của thần Hermes:
Theo thần thoại Hy Lạp, thần Apollon trao đổi với người em
Hermès một chiếc đũa vàng để lấy một cây đàn lia (lyre). Một hôm,
Hermès dùng chiếc đũa để tách hai con rắn ra, nhưng chúng lại quấn vào
chiếc đũa. Biểu tượng này được tiếp tục lưu truyền, tượng trưng cho
thần Hermès.
Ban đầu là hình dạng một cây gậy nguyệt quế hay ôliu với nhiều
cành. Về sau các cành cây được cho cuộn quanh thân cây thể hiện hai
con rắn quấn lấy nhau, rồi gậy có thêm cánh tượng trưng cho vận tốc
của Hermès, sứ giả của thần thánh. Biểu tượng đó thể hiện sự cân bằng
giữa các khuynh hựớng đối nghịch nhau quanh trục tới đất (hai con rắn
tượng trưng cho lửa và nước, cây gậy là đất, đôi cánh là trời), tức là
dấu hiệu của hòa bình do sứ giả của thần thánh mang đến.
Một cách lý giải khác là hai con rắn đang giao hoan, thể
hiện sự sinh sản.
Hermès là vị thần của rất nhiều lĩnh vực: thương mại, các ngành
nghề về liên lạc như thợ in ấn, người giữ đường, khách lữ hành, người
chăn cừu, thần của sự lừa lọc, trộm cắp, đồng thời cũng là vị thần
tháp tùng linh hồn người chết đến địa ngục.
- Theo một số tài liệu thì lần đầu tiên xuất hiện trên thế
giới vào khoảng thế kỷ thứ 7 trước TL là hình cây gậy có hai con rắn
quấn quanh, trên đầu gậy có một đôi cánh. Theo thuyết này, Hermes là
con trai của thần Jupiter và nữ thần Maia, dùng cây gậy thần của mình
để ném vào giữa hai con rắn đang cắn nhau “một mất một còn” sau đó
chúng thôi cắn và cùng quấn quanh cây gậy thần đó.
3. Cái chén thuốc của nữ thần Hygeia:
Nữ thần Hygeia
Hygiea nữ thần Sức khoẻ (God of Health) cầm cái chén với con
rắn cuốn quanh tay sắp sửa thả lưỡi vào chén.
Chữ “hygiene” bắt nguồn từ chữ Hygeia. Biểu tượng cái chén
và con rắn được mang tên là “Chén Hygeia”. Chén được xem như biểu
tượng của sự sống, còn con rắn tượng trưng cho khả năng lành bệnh.
Chén Hygeia được dùng làm biểu tượng cho những nhà chế thuốc ở Italy
từ năm 1222 dùng nó trong dịp lễ mừng kỷ niệm 700 năm thành lập Đại
học Padua- trường đại học hàng đầu của Ý, lâu đời ở Châu Âu. Năm 1796
chén Hygeia chính thức sử dụng làm biểu tượng cho ngành Dược. Tại Đức
từ năm 1951 Fritz Ruppercht Mathieu phát hoạ phù hiệu cho nhà thuốc
Tây chữ A nghĩa là “Apotheke là nhà thuốc” màu đỏ có hình cái chén và
con rắn.
4. Hippocrate (460 BC-377 BC), người sáng lập ra nền y học hiện
đại:
Hippocrates được xem là người sáng lập ra nền y học hiện
đại, cũng được xem là thầy thuốc vĩ đại nhất trong thời đại của ông,
đã thực hành y khoa dựa trên cơ sở quan sát và nghiên cứu cơ thể con
người. Ông tin bệnh tật là do nguyên nhân có thể tìm hiểu được.
Tương truyền rằng, ông sinh ra ở đảo Cos, nằm ven bờ biển Tiểu Á,
gần Rhodes. Ông học nghề y từ người cha là thầy thuốc. Ông từng đi
Athen để nghiên cứu, sau trở lại đảo Cos hành nghề, giảng dạy, viết
sách. Trường phái Hypocrates đóng vai trò quan trọng trong việc tách y
học ra khỏi mê tín và triết học, đưa y học dựa trên khoa học, quan sát
khách quan, lập luận chặt chẽ.
Ông mô tả chính xác nhiều triệu chứng bệnh, cũng là thầy thuốc đầu
tiên mô tả các triệu chứng của viêm phổi, động kinh ở trẻ em. Ông tin
tưởng vào quá trình lành bệnh tự nhiên thông qua nghỉ ngơi, chế độ
dinh dưỡng hợp lý, không khí trong lành và sự sạch sẽ. Ông cũng là
thầy thuốc đầu tiên cho rằng tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm xuất phát từ
não chứ không phải từ tim như nhiều người cùng thời quan niệm.
Hippocrates đi khắp Hy Lạp để hành nghề y, sau quay về đảo Cos lập
trường y, giảng dạy. Một số tài liệu cho rằng ông cũng tiếp cận với
nền y học phương Đông. Các tư tưởng và bài giảng y khoa của ông được
tập hợp thành "Tập Sao lục của Hippocrates" (Corpus hippocraticum) gồm
60 tác phẩm về nhiều lĩnh vực y khoa, gồm chẩn đoán, dịch tễ học, sản
khoa, nhi khoa, dinh dưỡng, phẫu thuật.
Trong số sách đồ sộ gồm nhiều tác phẩm bắt nguồn từ trường phái
Cos, cuốn Cách ngôn, tóm tắt những quan sát và suy luận của ông, cùng
với cuốn Không khí, Nước và Nơi sống, thừa nhận mối liên quan giữa môi
trường và bệnh tật, được xem là quan trọng hơn cả. Bộ sách này đã được
dịch thành một số bản.
Ông soạn thảo "Lời thề Đạo đức Y khoa", còn gọi là "Lời thề
Hippocrates". Lời thề Hypocrates thường vang lên tại lễ tốt nghiệp của
các trường y.
Lời Thề Hippocrate:
Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Es-culape thần
y học, trước thần Hygie và Panacée, và trước sự chứng giám của tất cả
các nam nữ thiên thần, là tôi sẽ đem hết sức lực và khả nǎng để làm
trọn lời thề và lời cam kết sau đây:
-Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh
ra tôi. Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi
sẽ đáp ứng những nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như
anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muốn học nghề Y thì tôi sẽ dạy cho
họ không lấy tiền công mà cũng không giấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho
họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết
của tôi cho các con tôi, các con của các thầy dạy tôi và cho tất cả
các môn đệ cùng gắn bó bởi một lời cam kết và một lời thề đúng với Y
luật mà không truyền cho một ai khác. Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi
cho người bệnh tùy theo khả nǎng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh
mọi điều xấu và bất công.
Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và
cũng không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao
cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai.
Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.
Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mở bàng quang mà dành công
việc đó cho nhưng người chuyên.
Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người
bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại, nhất là tránh cám dỗ
phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ.
Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài
lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao
giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa
vụ.
Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm, tôi sẽ được
hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng
mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lòi thề này, hay tôi tự phản
bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại.
Ὄμνυμι
Ἀπόλλωνα ἰητρὸν, καὶ Ἀσκληπιὸν, καὶ Ὑγείαν, καὶ Πανάκειαν, καὶ θεοὺς
πάντας τε καὶ πάσας, ἵστορας ποιεύμενος, ἐπιτελέα ποιήσειν κατὰ δύναμιν
καὶ κρίσιν ἐμὴν ὅρκον τόνδε καὶ ξυγγραφὴν τήνδε.
Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Æsculapius thần y học, trước thần Hygieia và Panacea,
và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần, là tôi sẽ đem
hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây:
- Ἡγήσασθαι μὲν τὸν διδάξαντά με τὴν τέχνην ταύτην ἴσα γενέτῃσιν
ἐμοῖσι, καὶ βίου κοινώσασθαι, καὶ χρεῶν χρηίζοντι μετάδοσιν ποιήσασθαι,
καὶ γένος τὸ ἐξ ωὐτέου ἀδελφοῖς ἴσον ἐπικρινέειν ἄῤῥεσι, καὶ διδάξειν
τὴν τέχνην ταύτην, ἢν χρηίζωσι μανθάνειν, ἄνευ μισθοῦ καὶ ξυγγραφῆς,
παραγγελίης τε καὶ ἀκροήσιος καὶ τῆς λοιπῆς ἁπάσης μαθήσιος μετάδοσιν
ποιήσασθαι υἱοῖσί τε ἐμοῖσι, καὶ τοῖσι τοῦ ἐμὲ διδάξαντος, καὶ μαθηταῖσι
συγγεγραμμένοισί τε καὶ ὡρκισμένοις νόμῳ ἰητρικῷ, ἄλλῳ δὲ οὐδενί.
- Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra
tôi. Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp
ứng những nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em
ruột thịt của tôi, và nếu họ muốn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không
lấy tiền công mà cũng không giấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những
nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi
cho các con tôi, các con của các thầy dạy tôi và cho tất cả các môn đệ
cùng gắn bó bởi một lời cam kết và một lời thề đúng với Y luật mà không
truyền cho một ai khác.
- Διαιτήμασί τε χρήσομαι ἐπ' ὠφελείῃ καμνόντων κατὰ δύναμιν καὶ κρίσιν ἐμὴν, ἐπὶ δηλήσει δὲ καὶ ἀδικίῃ εἴρξειν.
- Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và
sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.
- Οὐ δώσω δὲ οὐδὲ φάρμακον οὐδενὶ αἰτηθεὶς θανάσιμον, οὐδὲ ὑφηγήσομαι
ξυμβουλίην τοιήνδε. Ὁμοίως δὲ οὐδὲ γυναικὶ πεσσὸν φθόριον δώσω. Ἁγνῶς δὲ
καὶ ὁσίως διατηρήσω βίον τὸν ἐμὸν καὶ τέχνην τὴν ἐμήν.
- Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và
cũng không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao
cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai. Tôi suốt đời hành
nghề trong sự vô tư và thân thiết.
- Οὐ τεμέω δὲ οὐδὲ μὴν λιθιῶντας, ἐκχωρήσω δὲ ἐργάτῃσιν ἀνδράσι πρήξιος τῆσδε.
- Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật cắt sỏi mà dành công việc đó cho những người chuyên.
- Ἐς οἰκίας δὲ ὁκόσας ἂν ἐσίω, ἐσελεύσομαι ἐπ' ὠφελείῃ καμνόντων,
ἐκτὸς ἐὼν πάσης ἀδικίης ἑκουσίης καὶ φθορίης, τῆς τε ἄλλης καὶ
ἀφροδισίων ἔργων ἐπί τε γυναικείων σωμάτων καὶ ἀνδρῴων, ἐλευθέρων τε καὶ
δούλων.
- Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh
mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và
thiếu niên tự do hay nô lệ.
- Ἃ δ' ἂν ἐν θεραπείῃ ἢ ἴδω, ἢ ἀκούσω, ἢ καὶ ἄνευ θεραπηίης κατὰ βίον
ἀνθρώπων, ἃ μὴ χρή ποτε ἐκλαλέεσθαι ἔξω, σιγήσομαι, ἄῤῥητα ἡγεύμενος
εἶναι τὰ τοιαῦτα.
- Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc
hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ
cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.
- Ὅρκον μὲν οὖν μοι τόνδε ἐπιτελέα ποιέοντι, καὶ μὴ ξυγχέοντι, εἴη
ἐπαύρασθαι καὶ βίου καὶ τέχνης δοξαζομένῳ παρὰ πᾶσιν ἀνθρώποις ἐς τὸν
αἰεὶ χρόνον. Παραβαίνοντι δὲ καὶ ἐπιορκοῦντι, τἀναντία τουτέων."
- Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được
hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng
mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội,
thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại.
5. Ý nghĩa các biểu tượng trong ngành y-dược:
- Khi một con rắn quấn quanh cây gậy của Asclépios, đó là biểu
tượng của thần Y học hay đơn giản là ngành Y. Đó là Logo được dùng ở
nhiều các hiệp hội chăm sóc sức khoẻ nhà nghề như hiệp hội Y học Hoa
Kỳ và tổ chức Y tế Thế giới.
Logo của Tổ chức Y tế Thế giới
(The World Health Organization (WHO)
- Khi một con rắn quấn quanh cây gậy có thêm tấm gương, đó
là biểu tượng của các bác sĩ và y sĩ đoàn ở Pháp từ năm 1945.
- Khi một con rắn quấn quanh chiếc cốc của Hygie, nữ thần
Sức khỏe, đó là biểu tuợng của các dược sĩ. Biểu tượng này của hội
Dược Paris gắn liền với ngành Dược châu Âu từ năm 1790. Hiệp hội Dược
học Hoa Kỳ lấy làm Logo từ năm 1964.
-Khi một con rắn kết hợp vói một hình dạng bầu dục tượng
trưng cho tử cung của phụ nữ đang mang thai, đó là biểu tuợng của các
bà đỡ, nữ hộ sinh.
-Khi một con rắn kết hợp với kính hiển vi và tấm gương, đó
là biểu tượng của một vài phòng xét nghiệm y khoa;
-Khi một con rắn kết hợp vơi một âm thoa, nó đại diện cho
các chuyên gia trợ thính.
Từ năm 1910, Y sĩ đoàn ở Mỹ đã chọn biểu tượng là cây gậy
của Asclépios.
Biểu tượng con rắn nhả nọc trên cái chén cổ của ngành dược, ám chỉ
việc phải đề cao cảnh giác với các loại dược phẩm chứa độc tính trong
đó có các loại thuốc được xếp vào nhóm thuốc độc bảng A.
6. Sự nhầm lẫn cây gậy Asclepius với Caduceus:
- Biểu tượng có hai con rắn cuốn trên một cây gậy có cánh
thường được gọi là Caduceus. Chữ Caduceus gốc Hy Lạp có nghĩa là "Đũa
thần của sứ giả". Ngành Quân Y của Mỹ dùng biểu tượng này từ năm 1856
làm biểu tượng riêng của họ.
- Hai rắn quấn quanh gậy với hai cánh của Hermes là dấu
hiệu hoà bình, biểu tượng thương mại, thường bị hiểu lộn và được dùng
như biểu tượng của y học, nhất là ở Bắc Mỹ.
Ngành Quân y Hoa Kỳ chọn gậy hai rắn của Hermes làm Logo
vào năm 1902. Khi biết rõ sự lầm lộn, nhiều tổ chức như hiệp hội Y học
Hoa Kỳ thay đổi Logo, trở lại với gậy một rắn của Esculape
(Asclepius). Các tổ chức y tế thương mại thì vẫn dùng gậy hai rắn của
Hermes.
- Hình một con rắn và cây gậy của Esculape được dùng làm
biểu tượng cho rất nhiều cơ quan liên hệ đến ngành Y được kể như sau:
Dịch vụ cấp cứu y khoa Star of Life
American Medical Association
American Veterinary Medical Association
American Osteopathic Association
Australian Medical Association
Bristish Royal Army Medical Association
American Hippocratic Registry
World Health Organization
Australian Veterinary Association
Malaysian Medical Council
MediAlert
7. Vài biểu tượng y khoa trên thế giới:
USA- Thú y
USA-Nha khoa Canada-Nha khoa
New-Zealand
Canada-Y khoa
USA World Medical
Association
1. Một con rắn thần quấn chiếc gậy của thần Esculape:
Thần Esculape (tiếng Latin), (tên Hy Lạp là Asclépios, tên La Mã là Aesculapiu, tên tiếng Anh là Asclepius, tên tiếng Pháp là Esculape) có lẽ sinh ra ở miền Bắc Hy Lạp vào khoảng năm 1260 trước TL. Truyền thuyết cho rằng mẹ ông qua đời khi mang thai ông, cha ông đã mổ lấy ông ra. Mẹ mất, ông bị đem bỏ lên núi, nhờ dê cho bú và chó canh chừng, sau được cha mang đến cho vị thần Nhân Mã (đầu người, mình ngựa) nuôi dạy. Một hôm, trên đường đi thăm bạn gặp rắn, ông đưa cây gậy ra, rắn lại bám lấy rồi quấn quanh cây gậy. Ông cầm gậy đập xuống đất, con rắn chết tươi, nhưng có một con rắn khác miệng ngậm thảo dược bò đến nhả vào miệng cứu và con rắn kia đã sống lại. Từ đó ông đi tìm dược thảo trong núi để chữa bệnh cho con người.
Esculape lấy vợ là Lampetie, có hai con gái là: Hygia và Panacée; ba con trai là: Thelesphore, Machaon và Podalire.
2. Hai con rắn thần quấn chiếc gậy của thần Hermes:
Tương truyền rằng, ông sinh ra ở đảo Cos, nằm ven bờ biển Tiểu Á, gần Rhodes. Ông học nghề y từ người cha là thầy thuốc. Ông từng đi Athen để nghiên cứu, sau trở lại đảo Cos hành nghề, giảng dạy, viết sách. Trường phái Hypocrates đóng vai trò quan trọng trong việc tách y học ra khỏi mê tín và triết học, đưa y học dựa trên khoa học, quan sát khách quan, lập luận chặt chẽ.
Ông mô tả chính xác nhiều triệu chứng bệnh, cũng là thầy thuốc đầu tiên mô tả các triệu chứng của viêm phổi, động kinh ở trẻ em. Ông tin tưởng vào quá trình lành bệnh tự nhiên thông qua nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng hợp lý, không khí trong lành và sự sạch sẽ. Ông cũng là thầy thuốc đầu tiên cho rằng tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm xuất phát từ não chứ không phải từ tim như nhiều người cùng thời quan niệm. Hippocrates đi khắp Hy Lạp để hành nghề y, sau quay về đảo Cos lập trường y, giảng dạy. Một số tài liệu cho rằng ông cũng tiếp cận với nền y học phương Đông. Các tư tưởng và bài giảng y khoa của ông được tập hợp thành "Tập Sao lục của Hippocrates" (Corpus hippocraticum) gồm 60 tác phẩm về nhiều lĩnh vực y khoa, gồm chẩn đoán, dịch tễ học, sản khoa, nhi khoa, dinh dưỡng, phẫu thuật.
Trong số sách đồ sộ gồm nhiều tác phẩm bắt nguồn từ trường phái Cos, cuốn Cách ngôn, tóm tắt những quan sát và suy luận của ông, cùng với cuốn Không khí, Nước và Nơi sống, thừa nhận mối liên quan giữa môi trường và bệnh tật, được xem là quan trọng hơn cả. Bộ sách này đã được dịch thành một số bản.
Ông soạn thảo "Lời thề Đạo đức Y khoa", còn gọi là "Lời thề Hippocrates". Lời thề Hypocrates thường vang lên tại lễ tốt nghiệp của các trường y.
Lời Thề Hippocrate:
Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Es-culape thần y học, trước thần Hygie và Panacée, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần, là tôi sẽ đem hết sức lực và khả nǎng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây:
-Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi. Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muốn học nghề Y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không giấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các thầy dạy tôi và cho tất cả các môn đệ cùng gắn bó bởi một lời cam kết và một lời thề đúng với Y luật mà không truyền cho một ai khác. Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả nǎng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.
Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai.
Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.
Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mở bàng quang mà dành công việc đó cho nhưng người chuyên.
Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.
Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm, tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lòi thề này, hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại.
Ὄμνυμι Ἀπόλλωνα ἰητρὸν, καὶ Ἀσκληπιὸν, καὶ Ὑγείαν, καὶ Πανάκειαν, καὶ θεοὺς πάντας τε καὶ πάσας, ἵστορας ποιεύμενος, ἐπιτελέα ποιήσειν κατὰ δύναμιν καὶ κρίσιν ἐμὴν ὅρκον τόνδε καὶ ξυγγραφὴν τήνδε.
Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Æsculapius thần y học, trước thần Hygieia và Panacea, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần, là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Khi một con rắn quấn quanh cây gậy của Asclépios, đó là biểu tượng của thần Y học hay đơn giản là ngành Y. Đó là Logo được dùng ở nhiều các hiệp hội chăm sóc sức khoẻ nhà nghề như hiệp hội Y học Hoa Kỳ và tổ chức Y tế Thế giới.
Biểu tượng con rắn nhả nọc trên cái chén cổ của ngành dược, ám chỉ việc phải đề cao cảnh giác với các loại dược phẩm chứa độc tính trong đó có các loại thuốc được xếp vào nhóm thuốc độc bảng A.
6. Sự nhầm lẫn cây gậy Asclepius với Caduceus:
Dịch vụ cấp cứu y khoa Star of Life
American Medical Association
American Veterinary Medical Association
American Osteopathic Association
Australian Medical Association
Bristish Royal Army Medical Association
American Hippocratic Registry
World Health Organization
Australian Veterinary Association
Malaysian Medical Council
MediAlert
American Medical Association
American Veterinary Medical Association
American Osteopathic Association
Australian Medical Association
Bristish Royal Army Medical Association
American Hippocratic Registry
World Health Organization
Australian Veterinary Association
Malaysian Medical Council
MediAlert
Association
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét