Giải phẫu và sinh lý mũi xoang
Mỗi một cuốn mũi hợp với thành ngoài của hốc mũi tạo thành một khe mũi hay là ngách mũi. Tên của ngách mũi đư¬ợc gọi theo tên của cuốn mũi tương ứng là: ngách mũi trên, ngách mũi giữa và ngách mũi dư¬ới.
Giải phẫu và sinh lý mũi
Giải phẫu mũi
Gồm có tháp mũi và hốc mũi.
Tháp mũi
Như
một mái che kín hốc mũi, có khung là xương chính mũi, ngành
lên xương hàm trên, sụn cánh mũi và sụn uốn quanh lỗ mũi.
Hốc mũi
Vách
ngăn chia hốc mũi thành hốc mũi phải và hốc mũi trái, là hai
khoảng thông từ trước ra sau. Phía trước có hai lỗ mũi, phía
sau có hai cửa mũi sau.
Mỗi hốc mũi có 4 thành:
Thành trên: là trần của hốc mũi, ngăn cách hốc mũi với sọ não.
Thành dưới: là sàn mũi, ngăn cách mũi với miệng.
Thành
trong: hay là vách ngăn mũi là một vách thẳng đi từ trần mũi
xuống sàn mũi và chạy dọc từ trước ra sau ngăn mũi thành hai
hốc mũi phải và trái. Các mạch máu của vách ngăn mũi đều
chạy tới tập trung ở vùng trước dưới của niêm mạc vách ngăn
mũi, tạo thành một vùng có nhiều mạch máu gọi là điểm mạch,
nơi thường xảy ra chảy máu mũi.
Thành
ngoài: là thành quan trọng hơn cả. Thành ngoài có 3 xương uốn
cong còn gọi xương xoăn theo thứ tự trên, giữa, dưới. Ba xương
xoăn được lớp niêm mạc bao phủ bên ngoài mang tên: cuốn mũi trên,
cuốn mũi giữa và cuốn mũi dưới.
Mỗi
một cuốn mũi hợp với thành ngoài của hốc mũi tạo thành một
khe mũi hay là ngách mũi. Tên của ngách mũi được gọi theo tên
của cuốn mũi tương ứng là: ngách mũi trên, ngách mũi giữa và
ngách mũi dưới.
Ngách mũi dưới ở đầu có lỗ thông của ống lệ tỵ, ống này từ túi lệ xuống.
Ngách mũi giữa là nơi thông ra hốc mũi của các xoang hàm, sàng trước và xoang trán.
Ngách
mũi trên là nơi thông ra hốc mũi của các xoang sàng sau, còn
xoang bướm có lỗ thông trực tiếp ra phần trên và sau của hốc
mũi.
Loa
vòi ở cách đuôi cuốn mũi giữa hơn 1cm vào phía sau và hơi
chếch xuống dưới. Sau đuôi cuốn mũi trên có lỗ bướm khẩu cái,
ở đó thoát ra động mạch bướm khẩu cái và dây thần kinh bướm
khẩu cái (nhánh mũi). Từ lưng cuốn mũi giữa trở lên niêm mạc
mũi chứa những tế bào khứu giác.
Sinh lý mũi
Mũi có chức năng: hô hấp, phát âm và ngửi. Không khí được sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch trước khi vào phổi.
Hô hấp
Là
chức năng chính, thành bên của hốc mũi giữ vai trò cơ bản
trong trong sinh lý thở vào. Mũi làm ấm, ẩm và làm sạch không
khí thực hiện được là nhờ niêm mạc mũi, có hệ thống niêm
mạc biểu mô trụ đơn có lông chuyển với các tế bào tiết, với
cấu trúc rất giàu mạch máu. Lớp nhầy này bắt giữ các vật
lạ để lớp tế bào lông chuyển chuyển ra phía sau mũi với nhịp
độ từ 400 đến 800 nhịp/1 phút. Hệ thống màng nhầy này hoạt
động rất hiệu quả, nó bảo vệ lớp biếu mô của mũi tuy nhiên
cũng dễ bị ảnh hưởng do viêm nhiễm, độ ẩm, hoá học, bụi, vi
sinh, vi khuẩn, nấm mốc...
Hệ
thống tế bào ở hạ niêm mạc, sản sinh ra các thực bào và
dịch thể miễn dịch như các loại IgE, IgG, IgA, IgM...
Ngửi
Được
thực hiện bởi niêm mạc ngửi nằm ở phần cao của hốc mũi, với
các tế bào thần kính cảm giác và đầu tận của thần kinh
khứu giác, trên diện tích 2-3cm2 còn gọi là điểm vàng. Để
ngửi được không khí phải đến được vùng ngửi. Các chất có
mùi phải được hoà tan trong lớp màng nhầy trên tế bào cảm
giác thì mới tạo được kích thích tới dây thần kinh khứu giác.
Phát âm
Mũi
có tác động đến giọng nói, tạo âm sắc, độ vang của giọng.
Khi hốc mũi bị bịt kín hoặc tịt lỗ mũi sau hay trước, giọng
nói sẽ mất độ vang, thay đổi âm sắc được gọi là giọng mũi
kín.
Giải phẫu và sinh lý xoang
Giải phẫu xoang
Cấu tạo giải phẫu
Xoang
là những những hốc nằm trong xương sọ và được mang tên cùng
với tên của xương đó ví dụ như: xoang trán nằm trong xương trán,
xoang hàm nằm trong xương hàm trên. Trong lòng xoang được lót
bởi niêm mạc hô hấp, các chất xuất tiết của xoang đều đổ vào
hốc mũi qua các lỗ nhỏ (các lỗ thông mũi-xoang). Các xoang đều
có lỗ thông nối với nhau nên khi bị viêm 1 xoang kéo dài dễ đưa
đến các xoang khác gọi là viêm đa xoang.
Các xoang mặt được chia thành 2 nhóm:
Nhóm
xoang trước: xoang hàm, xoang sàng trước, xoang trán vây quanh
hốc mắt. Nhóm xoang này đều đổ ra ngách mũi giữa, sau đó niêm
dịch vượt qua mặt trong cuốn mũi giữa ở phần sau để đổ vào
họng mũi. Qua nội soi mũi đã chứng minh được rằng các dịch
tiết từ xoang trán, xoang hàm, xoang sàng trước đều được vận
chuyển về phía sau để được đổ vào vùng họng mũi. Vùng này
mở thông ra ngoài, dễ bị nhiễm khuẩn và dễ gây ra biến chứng
mắt. Khi mới đẻ xoang sàng đã thông bào, xoang hàm còn nhỏ,
xoang trán thì khoảng 4-7 tuổi mới bắt đầu phát triển. Xoang
trước có lỗ thông với hốc mũi rộng, lại liên quan nhiều đến
các răng hàm trên nên các xoang trước thường bị viêm cấp tính
thể nhiễm khuẩn, mủ và các triệu chứng biểu hiện ở phía
trước (như đau ở mặt, chảy mủ ra ở cửa mũi trước, xì mũi ra
mủ...
Nhóm
xoang sau: xoang sàng sau và xoang bướm ở sâu dưới nền sọ, liên
quan tới phần sau ổ mắt, dây thần kinh thị giác, xoang tĩnh
mạch hang, tuyến yên. Xoang sàng sau đổ ra ngách mũi trên, xoang
bướm đổ ra vùng khứu giác của hố mũi. Vùng này kín hơn, ít
bị xâm nhập bởi nhưng nguyên nhân bệnh lý bên ngoài. Do xoang sau
có lỗ thông với mũi ở phía sau ngách mũi trên nên dịch xuất
tiết thường chảy xuống họng.
Mạch máu
Xuất phát từ 2 nguồn mạch máu chính sau đây:
Động
mạch cảnh ngoài: động mạch bướm khẩu cái là nhánh của động
mạch hàm trong. Động mạch khẩu cái lên là nhánh của động mạch
mặt.
Động mạch cảnh trong: động mạch sàng trước và động mạch sàng sau là nhánh của động mạch mắt.
Các
nhánh của các mạch này tập trung ở vùng trước hai bên vách
ngăn mũi tạo thành điểm mạch (gọi là điểm mạch Kisselbach), nơi
thường xảy ra chảy máu mũi.
Thần kinh
Thần kinh khứu giác.
Thần kinh cảm giác do dây V chi phối.
Thần kinh thực vật do hạch bướm khẩu cái chi phối.
Sinh lý
Sinh lý của xoang dựa vào 2 điểm chính:
Lưu thông không khí.
Dẫn lưu dịch.
Vai
trò của lông chuyển niêm mạc xoang và các lỗ thông tự nhiên
của các xoang đổ vào các ngách mũi giữa, ngách mũi trên bảo
đảm 2 chức năng này. Nếu các lỗ thông bị tắc, lông chuyển bị
huỷ hoại, tình trạng bệnh lý sẽ phát sinh ở các xoang.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét