waveometa menu

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Con trai 2 tuổi qua đời vì chảy máu cam, mẹ hối hận phát điên khi biết nguyên nhân

Con trai 2 tuổi qua đời vì chảy máu cam, mẹ hối hận phát điên khi biết nguyên nhân

Sự hối hận của người mẹ trẻ đã trở thành bài học đáng nhớ cho các bậc cha mẹ khi sơ cứu cho con những lúc chảy máu cam.

Không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn, ai cũng từng chảy máu cam một lần trong đời.
Tuy nhiên, lúc chảy máu cam, phản ứng tự nhiên đa số là ngửa mặt lên trời hoặc bịt mũi lại, hay thậm chí làm bằng cách nào đó không cho máu chảy ra ngoài.
Không ai ngờ rằng, những cách này gây nguy hiểm nghiêm trọng đến bản thân, thậm chí có thể gây ra tử vong. Và tai nạn đau lòng này đã xảy ra với gia đình của Cường Cường.

Cường Cường, 2 tuổi là một cậu bé hiếu động. Một ngày nọ, khi cậu bé đang chơi quanh nhà, đột nhiên bị chảy máu cam.
Cường Cường hoảng hốt chạy lại trước mặt mẹ và cho mẹ xem, người mẹ theo quán tính tự nhiên bảo Cường Cường ngửa đầu lên và dùng giấy vệ sinh thấm máu mũi cho con.
Không ngờ một lúc sau, Cường Cường cảm thấy khó thở, lòng ngực đau nhói, cậu bé bắt đầu thở gấp và ngất lịm đi.
Người mẹ hoảng sợ lập tức đưa cậu bé đến bệnh viện. Sau khi kiểm tra, bác sĩ đau lòng nói với mẹ Cường Cường rằng: “Trong thời gian cậu bé chảy máu cam, vì sơ cứu không đúng cách nên đã qua đời”.
Bầu trời trước mắt mẹ Cường Cường như đổ sụp xuống, bác sĩ giải thích việc sơ cứu không đúng cách rất có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp dẫn đến nghẹt thở.
Nếu chảy máu cam do chấn thương thì nó có khả năng gây tổn hại dịch não tủy, hay thậm chí gây nhiễm trùng hộp sọ.
Vì vậy đây được xem là bài học đắt giá cho các bậc cha mẹ có con bị chảy máu cam. Việc chăm sóc trẻ con vô cùng quan trọng và người lớn cần phải chú ý hàng đầu. Khi con nhỏ chảy máu cam, cha mẹ nên dùng những cách dưới đây:
– Nếu con trẻ bị chảy máu cam chỉ có một lượng nhỏ, cha mẹ có thể lấy một túi nước đá hoặc khăn lạnh ướp lên trán và cổ.
Hoặc đưa con xúc miệng bằng nước lạnh và nước đá để các mạch máu co lại, làm giảm lượng máu chảy.

o3
Chườm đá lạnh lên trán hoặc cổ để thể giúp máu ngừng chảy (Ảnh: Internet)
– Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp chặt mũi để ngăn không cho máu tiếp tục chảy, thở bằng miệng, giữ như vậy từ 5 -10 phút.
Động tác này sẽ ép chặt lên điểm chảy máu ở vách ngăn mũi và thường làm máu ngừng chảy. Lưu ý: không ngả đầu bệnh nhâu ra sau bởi ngả đầu ra sau có thể khiến cho người bệnh bị sặc, ho do máu chảy xuống miệng.
Nếu máu chảy xuống miệng thì không được nuốt mà phải đẩy ra ngoài ngay lập tức.
o4
Dùng lực bóp mạnh mũi để ngăn không cho máu tiếp tục chảy (Ảnh: Internet)
– Nhiều người cho rằng lấy giấy vệ sinh nhét vào mũi để cầm máu nhưng điều đó không hiệu quả vì điều đó có thể dẫn đến nhiễm trùng niêm mạc mũi.
– Để ngăn chảy máu tái phát sau khi máu đã cầm, không nên ngoáy hoặc xì mũi, giữ đầu ở mức cao hơn tim và không nên cúi trong vòng vài giờ sau khi bị chảy máu.
Vậy nên, song song với việc áp bức mũi thì phải đặt trẻ ngồi sao cho đầu hơi cúi xuống về phía, sau đó nhổ máu trong miệng ra.
o5
Tuyệt đối không để trẻ ngoáy mũi khi máu mới ngừng chảy (Ảnh: Internet)
– Không ngoáy mũi, xì mũi khi máu mới ngừng chảy. Nên giữ đầu ở mức cao hơn tim trong khoảng 2 tiếng để đảm bảo máu không chảy lại.
Nếu chảy máu tái diễn, hãy hít mạnh vào để làm sạch các cục máu đông trong mũi bạn, xịt cả 2 bên mũi bằng thuốc xịt mũi chống sung huyết chứa oxymetazolin (Afrin, Dristan,…). Bóp chặt mũi theo cách đã mô tả ở trên và đế bệnh viện kiểm tra ngay.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét