waveometa menu

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Tác hại của thuốc lá ở bệnh nhân suy thận mạn tính

Tác hại của thuốc lá ở bệnh nhân suy thận mạn tính

 Bạn nên biết rằng hút thuốc lá có hại cho sức khỏe đặc biệt là tác hại của thuốc lá với bệnh nhân suy thận mạn tính lại càng nghiêm trọng. Hút thuốc có thể gây hại đến phổi, tim và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Ảnh hưởng của thuốc lá đến suy thận chủ yếu là qua trung gian bệnh lý tim mạch. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng hút thuốc lá là nguyên nhân trực tiếp gây suy thận. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy những người đàn ông hút thuốc có khả năng suy chức năng thận cao gấp 3 lần so với những người không hút và hút hơn một gói thuốc mỗi ngày làm tăng nguy cơ  suy thận mạn đến 51%. Ngoài ra, theo thử nghiệm can thiệp đa yếu tố nguy cơ (MRFIT), hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu có thể dẫn đến bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD).

Hút thuốc ảnh hưởng đến bệnh thận như thế nào?

Một số tác hại của việc hút thuốc lá bao gồm:
  • Tăng huyết áp và nhịp tim;
  • Giảm lưu lượng máu trong thận;
  • Tăng sản xuất angiotensin II (một hormone được sản xuất ở thận);
  • Làm hẹp các mạch máu trong thận;
  • Tổn thương các tiểu động mạch (các nhánh của động mạch);
  • Hình thành nên bệnh xơ cứng động mạch;
  • Đẩy nhanh tiến độ suy thận.
Ngoài ra, hút thuốc còn đưa các chất độc khác vào cơ thể. Theo thông tin từ Hiệp hội bệnh nhân thận ở Mỹ (AAKP), các nghiên cứu đã chứng minh rằng hút thuốc lá gây hại cho thận, có thể làm bệnh thận trở nặng và gia tăng nguy cơ dẫn đến triệu chứng thận tiết niệu hay còn gọi là protein niệu (tình trạng lượng protein trong nước tiểu vượt mức cho phép).

Mối quan hệ giữa tiểu đường, cao huyết áp và suy thận mạn

Bệnh tiểu đường và cao huyết áp là hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận mạn. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng những người bị bệnh tiểu đường kèm hoặc không kèm cao huyết áp mà hút thuốc sẽ gia tăng nguy cơ mắc suy thận mạn. Việc hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận ở cả hai nhóm bệnh trên. Các nghiên cứu đã chứng minh ngừng hút thuốc giúp duy trì chức năng thận.

Bệnh tim và hút thuốc lá

Những bệnh nhân bị thận mà đang hút thuốc nên bỏ hút thuốc ngay lập tức để làm chậm sự tiến triển của cả hai tình trạng suy thận và suy tim.
Cơ hội sống sót của những người đã được ghép thận mà vẫn còn hút thuốc sẽ bị giảm đi nhiều bởi nguy cơ của các vấn đề tim mạch. Cách tốt nhất để bảo đảm kết quả phẫu thuật ghép thận thành công là ngừng hút thuốc.

Hút thuốc làm tổn thương thận

Theo thông tin từ MRFIT, những người nam giới không bị mắc bệnh thận sẽ có nguy cơ tăng khả năng mắc bệnh giai đoạn cuối nếu họ hút thuốc. Những ai nghiện thuốc lá còn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp nhiều lần. Hút thuốc là yếu tố nguy cơ gây bệnh thận có thể phòng ngừa và kiểm soát được. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ngoài những bệnh tim mạch, ung thư và các bệnh khác, hút thuốc còn gây suy thận ở những người chưa từng mắc bệnh thận trước đó.

Mẹo giúp bạn bỏ hút thuốc

Hút thuốc càng nhiều thì nguy cơ bị suy thận sẽ càng cao, bạn nên cắt giảm lượng thuốc hút mỗi ngày để phòng ngừa và tránh làm bệnh trở nặng hơn. Tốt nhất là nên bỏ hút thuốc hoàn toàn. Rất khó để cai thuốc do tình trạng nghiện nicotine, thèm thuốc và đa số mọi người thường không kềm chế được khi có người khác hút thuốc xung quanh mình. Thường bạn phải bỏ thuốc vài lần mới thành công, nhưng điều đó hoàn toàn xứng đáng với kết quả mà nó mang lại.
Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra các liệu pháp thay thế nicotine như nhai kẹo cao su, dùng miếng dán, hay sử dụng các loại thuốc như Zyban để giúp bạn bỏ thuốc.
Để quyết tâm hơn, bạn hãy đặt ra một ngày cụ thể mà kể từ đó bạn phải bỏ thuốc lá hoàn toàn và vứt bỏ tất cả các bao thuốc lá hay bất kì thứ gì liên quan đến thuốc lá ra khỏi nhà.
Dưới đây là một số cách giúp bạn vượt qua cơn thèm thuốc:
  • Nhai kẹo cao su, ngậm kẹo cứng, nhấm nháp đồ ăn nhẹ ít calo suốt cả ngày hoặc chia nhỏ các bữa ăn;
  • Truy cập các trang web hướng dẫn bỏ thuốc lá hoặc tâm sự với bạn bè và người thân trong gia đình để được hỗ trợ;
  • Hãy thử hít thở sâu hoặc tập ngồi thiền mỗi khi thèm thuốc;
  • Tham gia một chương trình hoặc một khóa học giúp bỏ hút thuốc lá;
  • Tiếp tục cố gắng cho đến khi bạn có thể bỏ hút thuốc hoàn toàn.
Tuy hút thuốc lá không trực tiếp gây suy thận nhưng thuốc lá là tác nhân hàng đầu dẫn đến các bênh về thận. Không chỉ riêng bệnh nhân suy thận mà tất cả mọi người nên bỏ thuốc lá để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và người thân xung quanh mình.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét