Trước hết, để đối phó với bệnh, chúng ta hãy quán xét tâm mình và nhìn lại cách chúng ta phản ứng đối với bệnh tật.
Tất cả chúng ta đều có thể bị bệnh. Một khi chúng ta được sinh ra trong
vòng luân hồi sinh tử với thân thể này thì có nghĩa là chúng ta đã chịu
sự ảnh hưởng của những phiền não và nghiệp chướng, cho nên bị ốm đau là
điều không thể nào tránh khỏi. Đó cũng chính là bản chất của cơ thể
chúng ta – thân thể này sẽ già đi và sẽ bị bệnh.
Theo Thượng tọa Thích Chân Quang, tùy theo nghiệp đời trước quy định
khiến cho bệnh của một người phải dây dưa khó chữa hay nhanh chóng chấm
dứt. Có khi đi từ nơi này sang nơi kia tìm thầy chữa mãi không khỏi. Đến
lúc nghiệp hết, người bệnh vô tình gặp được phương thuốc hay hoặc người
thầy thuốc giỏi.
Khi nghiệp chưa hết, đôi khi người bệnh cũng gặp thầy thuốc hay nhưng
nghiệp đã khiến cho tâm trí người thầy bị che ám, không đoán bệnh một
cách chính xác và không thể chữa lành.
Còn theo quan điểm của Hòa thượng Tuyên Hóa, mang bệnh là do nghiệp nặng
từ kiếp quá khứ, nếu như không thế, đương sự tất không bị quái tật. Ða
số những người mang quái tật trong mình là do trong kiếp quá khứ ham lợi
dụng người mà không muốn bị thua thiệt; hoặc giả họ là những người bỏn
xẻn, không muốn mất cho ai một xu, không biết giúp đỡ người nghèo.
Tất cả họ chỉ nghĩ về mình, không biết tới ai khác, luôn luôn ích kỷ tự
lợi, thấy lợi quên điều nghĩa, càng ngày càng ngập thêm nghiệp chướng
nên mới dẫn tới bệnh lạ trong kiếp này.
Ngoài ra, mỗi nghiệp sẽ tạo ra một loại bệnh khác nhau.
Theo Nhân Quả, người tạo ra khói bẩn thải vào chỗ đông người, quả báo
nhiều đời sau họ thường bị bệnh khó thở, viêm khí quản hoặc lao phổi.
Người làm đổ máu mọi người, do sát sinh thú vật hay chiến đấu ở chiến
trường, sau khi trả những nghiệp chính, nghiệp phụ còn lại là xanh xao,
thiếu máu thường xuyên.
Người hay cằn nhằn, gây rối làm cho người khác lo lắng, bất an, quả báo
trở lại là bị một số bệnh về nội tiết, thần kinh làm cho não bộ căng
thẳng, khó ngủ,…
Ngược lại, yếu tố khiến một người khỏe mạnh, ít bệnh tật, tai nạn là do Phước từ quá khứ.
Người nào đời trước thường hay dùng sức lực của tay chân để phụng sự cho
cộng đồng thì đời này tự nhiên họ được phước khỏe mạnh ít bệnh, thậm
chí được sức khỏe phi thường. Người kiếp xưa từng làm thầy thuốc chữa
bệnh cho nhiều người cũng được quả báo khỏe mạnh ở những kiếp vị lai.
Ngoài ra, sức khỏe có được còn do duyên phước hiện tại. Nếu kiếp này ta
biết đem sức lực ra phục vụ cộng đồng, để chăm sóc sức khỏe người khác
thì ta vẫn được quả báo khỏe mạnh trở lại ngay hiện đời, dù kiếp trước
có thể ta không nhiều phước lắm.
Một yếu tố nữa để khỏe mạnh là do lối sống lành mạnh. Lối sống lành mạnh
bao gồm rất nhiều yếu tố trong đó có yếu tố không hưởng thụ.
Luyện tập cũng làm con người khỏe hơn. Tuy nhiên việc luyện tập cơ bắp
đơn thuần không mang lại tác động đáng kể nào đến cho người khác, vì thế
hầu như không tạo ra phước. Thậm chí, nếu luyện tập có sức khỏe rồi lại
không phục vụ cộng đồng, không phục vụ xã hội thì đời sau người này
cũng không có sức mạnh.
Yếu tố cuối khiến một người khỏe mạnh nữa là do tinh thần. Những người
có tấm lòng nhân hậu, bao dung, có tâm từ bi rộng lớn thì ít có bệnh
tật. Còn người lúc nào cũng chỉ có ý nghĩ thù hận, ganh ghét, tham lam
thì nhiều bệnh.
Thượng tọa Thích Chân Quang cho rằng khi chữa bệnh, yếu tố tinh thần là vô cùng quan trọng.
Khi yêu được căn bệnh của mình thì chúng ta có thể thông cảm với nỗi khổ
của người khác, với người bị bệnh, người không còn năng lực làm việc,
không khinh người nghèo đói bệnh tật, không khinh những người kém thế
trong cuộc đời… Đây chính là những nhân tố cực kỳ quan trọng để thành
tựu phúc đức cho mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét