giải phẫu chức năng vỏ não
1.Đại não (cerebrum) hay còn gọi đoan não (telencephalon) là phần lớn nhất và phát triển cao nhất của não người, chiếm 2/3 khối lượng não bộ, nằm ở trên và bao quanh hầu hết các cấu trúc của não bô. Phần ngoài (từ 1,5mm đến 5mm) của đại não được bao phủ bởi một lớp mỏng mô xám gọi là vỏ não. Đại não được chia làm hai bán cầu phải và trái và được nối với nhau qua thể chai (corpus callosum). Mỗi bán cầu não chia ra thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương và thùy chẩm. Đại não là một mạng lưới liên kết các nơron rộng lớn, bao gồm các thân tế bào và các sợi trục dẫn truyền các xung động tới phần khác của hệ thần kinh.
2. Não trung gian (diencephalon) và đoan não là 2 thành phần chính của não trước (prosencephalon). Não trung trung gian bao gồm vùng dưới đồi (hypothalamus), đồi thị, vùng trên đồi (epithalamus) bao gồm tuyến tùng (pineal gland) và hạ đồi(subthalamus). Não trung gian là trạm chuyển tiếp các thông tin cảm giác giữa các vùng trong não bộ và kiểm soát nhiều chức năng thần kinh tự động của hệ thống thần kinh ngoại biên. Nó cũng nối kết các thành phần hệ thống nội tiết với hệ thần kinh và kết hợp hệ thống viền (limbic system) để tạo ra và kiềm chế cảm xúc và trí nhớ. Chức năng não trung gian bao gồm tiếp nhận các xung động giác quan toàn bộ cơ thể, kiểm soát chức năng thần kinh tự động, nội tiết, vận động, nội môi (homeostasis), thính giác, thị giác, khứu giác và vị giác, nhận thức xúc giác.
3. Thân não (brain stem): vùng nối liền giữa đại não với tủy sống. Bao gồm não giữa, hành não và cầu não. Các nơron vận động và cảm giác đi ngang qua thân não, chuyển tiếp các tín hiệu giữa não và tủy sống. Thân não kiểm soát các tín hiệu vận động gởi từ não đến cơ thể, kiểm soát các chức năng thần kinh tự động.
+ Não giữa (mesencephalon hay midbrain) là phần của thân não, nối liền giữa não trước (forebrain) và não sau (hindbrain). Chức năng não giữa bao gồm kiểm soát đáp ứng sự nhìn, vận động mắt, giãn đồng tử, vận động cơ thể, nghe. Não giữa bao gồm tectum và tegmentum
+ Não sau( rhombencephalon hay hindbrain) phía dưới thân não bao gồm não cuối (metencephalon: cầu não và tiểu não), não tủy(myelencephalon: hành não) và thể lưới (reticular formation). Não cuối có vai trò thức tỉnh, thăng bằng, các phản xạ tim , tuần hoàn, vận động chính xác, duy trì trương lực cơ và ngủ
+ Não tủy (myelencephalon) bao gồm hành não (medulla oblongata), nằm dưới cùng thân não. Có vai trò chức năng thần kinh tự động, hô hấp, đường dẫn truyền thần kinh, tiêu hóa, nhịp tim, nuốt và hắt hơi
Bán cầu não
Bán cầu não có vai trò thần kinh cao cấp và phức tạp nhất. Mặc dù phần lớn trạng thái tâm thần(mental status) phản ảnh sự tổng hợp các chức năng vỏ não, nó có thể chia ra thành từng nhóm tương ứng với phân chia bán cầu. Nhắc lại giải phẫu học giúp có cái nhìn khái quát nhanh các vùng chức năng của vỏ não, cấu thành trạng thái tâm thần và có thể thăm khám.
Đánh giá trạng thái tâm thần bắt đầu bằng nghe và nhìn bệnh nhân trong lúc hỏi bệnh sử, bệnh nhân phải thức và tỉnh táo. Do đó đánh giá về mức độ tỉnh táo và không ảnh đến hệ lưới hoạt hóa lên là bước đầu tiên trong thăm khám tình trạng tâm thần. Thời gian trong ngày, stress, mệt mõi và đau có thể ảnh hương việc thăm khám. Cần phải xem xét đến trình độ giáo dục, xã hội khi đánh giá kết quả
Thùy trán
Thùy trán có vai trò quan trọng chú ý và chức năng thực hiện, hứng thú và hành vi. Đánh giá chức năng thùy trán bao gồm: bộ nhớ làm việc(working memory), phán xét, kiến thức, tổ chức công việc, tạo ra danh sách tên đồ vật cùng loại.
Thùy thái dương
Thùy thái dương quan trọng trong đáp ứng biểu lộ cảm xúc (amygdala và các kết nối với hypothalamus và thùy trán) và trí nhớ (hippocampus và các nối kết của hệ viền). Đánh giá chức năng thùy thái dương là trí nhớ, đặc biệt trí nhớ tường thuật (declarative memory).
Ngôn ngữ- thùy trán và thùy thái dương
Vùng chính của ngôn ngữ tiếp nhận là vùng Wernicke, ở phần sau của hồi thái dương trên bán cầu ưu thế. Vùng ngôn ngữ diễn đạt, vùng Broca ở phần sau của hồi trán dưới bán cầu ưu thế. Vùng tương ứng ở bán cầu không ưu thế có vai trò quan trọng trong giao tiếp không lời nói theo bối cảnh(non-verbal contextual) và cảm xúc cũng như ngữ điệu(prosody) của ngôn ngữ.
Thùy đỉnh
Tiếp nhận và hiểu được các thông tin cảm giác đặc biệt cảm giác bản thể. Thùy đỉnh không ưu thế giữ chức năng thị giác trong không gian(visual-spatial ), ở bán cầu ưu thế có chức năng thực hành(praxis), hình thành ý tưởng vận động có chủ đích trong khi thực hiện vận động thì ở thùy trán, Hội chúng Gerstmann lâm sàng bao gồm mất khả năng tính toán(acalculia), mất nhận thức ngón tay(finger agnosia), không phân biệt phải trái và không viết được(agraphia), xảy ra trong tổn thương phần dưới thùy đỉnh ở bán cầu ưu thế. Thăm khám lâm sàng chức năng thùy đỉnh bao gồm test sự mất nhận thức(agnosia) như mất khả năng nhận thức đồ vật bằng xúc giác, thị giác. Mất thực hành(apraxia): không thực hiện được động tác vận động có chủ đích bằng mệnh lệnh. Mất thực hành về cấu trúc(constructional apraxia): không khả năng vẽ đồ vật được yêu cầu dùng thị giác không gian và test các thành phần của hội chứng Gerstmann
Thùy chẩm
Thùy chẩm có vai trò trong nhận thức thông tin thị giác. Vùng vỏ thị giác liên kết thái dương dưới nhận thức màu sắc và hình dáng cũng như nhận thức vẽ mặt. Từ thùy chẩm kéo dài đến vùng đỉnh-thái dương trên nhận thức các đồ vật chuyển động. Thăm khám thùy chẩm bao gồm thị trường, định danh đồ vật, màu sắc và nhận thức vẽ mặt.
Các vùng quan trong vỏ não(special systems)
Vùng Brodmann
Dùng để chỉ rõ các phần khác biệt về cấu trúc tế bào của não bộ. Hiện nay được dùng chỉ địng chức năng giải phẫu
Hệ thống vận động
• Vùng vỏ vận động nguyên phát: hồi trước trung tâm (vùng 4 Brodmann).
• Vùng tiền vận động : mặt ngoài bên vùng 6 Brodmann. Liên hệ tư thế cơ thể, liên hệ các bó reticulospinal, tectospinal, và rubrospinal .
• Vùng vận động phụ: mặt ngoài trong vùng 6 Brodmann. Liên hệ vận động phức tạp. Sang thương vùng này thường kết hợp mất động toàn bộ (global akinesia), mất thực hành ý tưởng vận động (ideomotor apraxia )
Hệ thống cảm giác bản thể (somatosensory system)
Vùng vỏ cảm giác nguyên phát: vùng Brodmann areas 3, I, 2.
Hệ thống viền (limbic system)
• liên hệ đến cảm xúc, trí nhớ, sợ hải, cân bằng nội môi, điều khiển không ý thức (unconscious drives ) và sự ngữi.
- Hypothalamus: chức năng thăng bằng nội môi, thần kinh tự động, thần kinh nội tiết.
- Olfactory cortex: khứu giác.
- Hippocampal formation(đồi hải mã): trí nhớ.
- Amygdala( hạnh nhân): sợ hải, cảm xúc.
• phần lớn ở phần trong và bụng của thùy trán và thùy thái dương
Hệ thống thị giác
• Vỏ thị giác nguyên phát: vùng 17 Brodmann. Sang thương thùy chẩm gây bán manh đồng danh đối bên không ảnh hưởng điểm vàng (homonymous heminopsia macula sparing)
• Các sang thương khác phối hợp hệ thống thị giác
Anton's syndrome: tổn thương 2 bên thùy chẩm, mù hoàn toàn. Bệnh nhân từ chối bị mù. Liên hệ đột quỵ, bệnh lý chất trắng sau còn hồi phục(reversible posterior leukoencephalopathy syndrome (RPLS), là hội chứng: đau đầu, lú lẫn, cơn động kinh và mất thị lực. Căn nguyên thường do cao huyết áp ác tính, sản giật và một một vài điều trị nội khoa. Trên MRI thường gặp phù não, bệnh thường hồi phục sau một thời gian, mặc dù thị lực đôi khi vẫn còn , được mô tả đầu tiên vào năm 1996).và tăng áp lực nội sọ(dẩn đến chèn ép đm não sau)
Anton–Babinski syndrome thường gặp sau đột quỵ, chấn thương đầu, được mô tả bởi bác sĩ thần kinh Macdonald Critchley:Rối loạn chức năng thùy chẩm đột ngột 2 bên, ảnh hưởng thoáng qua về thể chất và tâm lý, ưu thế lẫn lộn về tinh thần. Hai triệu chứng mất nhận thức về sự thiếu sót (anosognosia) và tán phét (confabulation)
Balint's syndrome: tổn thương 2 bên vùng vỏ đỉnh chẩm bên, liên hệ nhồi máu vùng giáp ranh(watershed infarcts ). Tam chứng trong hội chứng Balint là liệt cố định thị giác, thất điều thị giác(optic ataxia): mất phối hợp giữa đường thị giác hướng tâm và vận động của tay, hậu quả không thể đến hay chộp lấy đồ vật và mất khả năng nhận thức nhận thức nhiều hơn một đồ vật trong cùng thời gian(simultanagnosia)
Mất nhận thức mặt (Prosopagnosia): tổn thương hai bên hay một bên rộng lớn vùng bụng chẩm- thái dương. Bệnh nhân không nhận thức được vẻ mặt
Mất nhận thức đồ vật chuyển động (Akinetopsia): không khả năng nhận thức đồ vật chuyển động, nhưng có thể nhận thức khi đưng yên. Sang thương vùng vỏ thị giác, vùng Brodmann 37
Hệ thống vị giác (Gustatory system)
• Vị giác (Taste sensation): 2/3 trước lưỡi từ nhánh chorda tympani( một nhánh dây VII), 1/3 sau lưỡi từ dây sọ IX, và vùng vòm miệng/nắp thanh quản đến từ dây sọ X
• Các sợi vị giác(Taste fibers) --nucleus solitarius (trong hành não) -- ventral posteromedial thalamus -- vỏ nguyên phát vị giác trong vùng nắp (opercular) và vùng insular của thùy trán, vùng vỏ vị giác thứ phát trong caudolateral orbitofrontal cortex, amygdala, hypothalamus và basal forebrain
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét