waveometa menu

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Nắn xương là thủ pháp điều trị chứng sai khớp và gẫy xương

Nắn xương là thủ pháp điều trị chứng sai khớp và gẫy xương

Nắn xương
Nắn xương là thủ pháp điều trị chứng sai khớp và gẫy xương bắt nguồn từ kỹ thuật xoa bóp và kéo giãn của thời cổ Trung Quốc. Chỉ trong vài phút, nắn xương có thể loại bỏ nỗi khổ đau trong suốt mấy chục năm của người bệnh và thu được hiệu quả kỳ diệu. Chính vì vậy, rất nhiều người có sự hiểu lầm về vận dụng khoa học và hiệu quả điều trị của thủ pháp nắn xương, kết quả là không những không thu được hiệu quả điều trị như mong muốn, mà còn mang lại buồn phiền mới. Vậy cụ thể có những ngộ nhận gì về nhận thức và điều trị các chứng thường thấy trong khoa xương bằng thủ pháp nắn xương? Sau khi kết hợp thủ pháp nắn xương truyền thống với y học hiện đại sẽ mang lại niềm hy vọng gì cho người bệnh? Bác sĩ Triệu Bình, Chủ nhiệm Trung tâm điều trị bằng nắn xương Bệnh viện Không quân Trung Quốc sẽ giới thiệu vài nét về thủ pháp nắn xương.
Ngay từ giờ phút ra đời, xương sống luôn luôn hỗ trợ loài người trong các hoạt động ngồi, đứng, ngồi xỏm và nằm xuống một cách vững vàng, song những chứng bệnh thường thấy và đa phát như đau cổ, đau vai, đau lưng và đau đùi do cột sống gây nên hiện nay đã trở thành bệnh nan y gây khổ đau cho khoảng 1/7 người trên toàn cầu. Trong đó chứng tổn thương cột sống do lao động và chứng suy thoái gây nên chiếm tỷ trọng khá lớn trong phòng khám khoa xương bình thường.
Nói chung, điều trị các chứng thường thấy như đau cổ, đau vai, đau lưng, đau đùi thường xuyên áp dụng phương pháp điều trị truyền thống như nắn xương, kéo giãn, xoa bóp, nằm giường cứng, tiêm thuốc vào ống cột sống, đắp thuốc bắc, lý liệu bằng máy móc v.v. Trong đó nắn xương, kéo giãn và xoa bóp là phương pháp điều trị nhằm thay đổi sinh vật học và lực học của cột sống, là phương pháp điều trị truyền thống tích cực, cũng là một trong những phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến nhất trong lâm sàng hiện nay.
Thế nhưng, rất nhiều người do chịu sự ảnh hưởng của quan niệm truyền thống, trường hợp đau lưng đau chân, chỉ áp dụng phương pháp dán thuốc cao hoặc xoa bóp. Có người bệnh do không hiểu rõ tính chất của các cơn đau, thường tiến hành điều trị bằng thủ pháp nắn xương trong khi đau dữ dội, trên thực tế đó là phương pháp không đúng đắn. Vậy đối với người bệnh, lúc nào áp dụng biện pháp điều trị truyền thống tích cực bằng nắn xương là thời kỳ tốt nhất? Bác sĩ Triệu Bình, Chủ nhiệm Trung tâm Điều trị bằng nắn xương Bệnh viện Không quân Trung Quốc cho biết:
"Nói chung, trường hợp sưng tấy, rất đau không nên nắn xương. Sau khi chứng sưng tấy và đau dịu lại rõ rệt, trạng thái lực học của đốt cột sống chưa tốt hoặc chưa khôi phục hoàn toàn, nên áp dụng thủ pháp nắn xương và xoa bóp".
Nói tóm lại, thủ pháp nắn xương không thể tiến hành trong lúc cơ thể con người có sự phản ứng mạnh về sinh lý. Đây hoàn toàn khác với trường hợp cảm cúm phát sốt là sau khi thân nhiệt trên 38,5 độ mới có thể tiêm thuốc giảm sốt, bởi vì cơ chế phát bệnh và phương pháp điều trị giữa hai trường hợp này khác nhau.
Trong quá trình nghiên cứu lâm sàng của chứng cột sống thoái biến, các nhà y học Trung Quốc dần dần phát hiện, mất cân bằng giữa bên trong và bên ngoài cột sống là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chứng thoái biến. Sự phát hiện quan trọng này đã gợi ý cho rất nhiều bác sĩ giàu ý tưởng dự kiến, đồng thời thay đổi tư duy điều trị chứng khoa xương bằng thủ pháp nắn xương truyền thống .
Trên cơ sở sự phát hiện đó, trong khi nhận thức và điều trị chứng tổn thương và thoái biến cột sống, bác sĩ Triệu Bình đã lấy việc huy động chức năng tự nhiên và ổn định của cơ thể người bệnh làm cơ sở điều trị. Có nghĩa là lúc nào áp dụng thủ pháp nắn xương đối với người bệnh, phải căn cứ tình hình tổng hợp của cơ thể người bệnh, chứ không thể chỉ xét đến triệu chứng đau của người bệnh một cách mù quáng máy móc. Bác sĩ Triệu Bình nhắc nhở rằng:
"Đối với trường hợp lệch đĩa đệm cột sống, điều cần phải hết sức coi trọng là, nếu như kèm theo một số triệu chứng như đại tiểu tiện không cầm được, đi không vững hoặc bước đi cứng đờ, thì đó là triệu chứng áp bức tới tủy cột sống, phải hết sức cẩn trọng khi áp dụng phương pháp điều trị. Rất có thể phải cấm thủ pháp nắn xương.
Bác sĩ Triệu Bình nêu rõ, cần phải nhận thức rõ y học thủ pháp nắn xương từ hai mặt. Trước hết phải biết rõ chứng gì thích hợp áp dụng thủ pháp nắn xương, thủ pháp nắn xương chỉ thích hợp chứng rối loạn lực học cột sống chứ không phải là do nguyên nhân khác. Ví dụ như chứng đau lưng, có thể là do viêm thận gây nên, cũng có thể là do lệch đĩa đệm cột sống gây nên, nắn xương chỉ thích hợp chứng lệch đĩa đệm cột sống.
Hai là sau khi xác định rõ nguyên nhân, thì phải xác định rõ thủ pháp điều trị, làm thế nào loại bỏ sự rối loạn lực học để uốn nắn sự ảnh hưởng của sinh vật học và đạt mục đích làm dịu chứng đau và trị bệnh.
Đương nhiên, việc điều trị bằng thủ pháp nắn xương ngoài một số căn cứ khoa học ra, người bệnh có cảm nhận gì đối với chứng bệnh cũng là tiêu chuẩn tham khảo quan trọng. Có người không nhạy cảm với chứng đau, miễn là không gây ảnh hưởng tới đời sống và công việc hàng ngày thì không coi trọng đúng mức, vì vậy bác sĩ Triệu Bình nhắc nhở rằng:
"Nếu nhiều lần xuất hiện chứng đau như nhau, cần phải đi khám bác sĩ, trường hợp thỉnh thoảng có cơn đau và hết đau nhanh chóng, điều đó nói lên chức năng tự điều tiết của cơ thể rất lớn mạnh, hoàn toàn có thể chiến thắng chứng đau. Nếu người bệnh không thể tự chiến thắng chứng đau, đó chỉ là cân bằng tạm thời nhưng không ổn định, sẽ tái phát trong thời gian ngắn, cho nên nhất định phải đi khám".
Chức năng tự điều tiết của cơ thể là chỉ khi chức năng và kết cấu của một bộ phận trong cơ thể xuất hiện biến chứng, sẽ do bộ phận khỏe mạnh của cơ quan đó hoặc do cơ quan khác thay thế và bổ sung chức năng cho nó.
Song chức năng tự điều tiết của cơ thể là có hạn, cho nên khi người bệnh tái phát cơn đau nhiều lần, thì không nên do dự nữa, mà nhất định phải đi khám bệnh.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét