Cách chữa bệnh tai biến mạch máu não kịp thời
Bạn chỉ tốn vài phút để đọc mấy điều đơn giản dưới đây, mà có thể cứu được mạng người....Tai biến mạch máu não Xin nhớ ba chữ: C.N.G.
Bạn chỉ tốn vài phút để đọc mấy điều đơn giản dưới đây, mà có thể cứu được mạng người.
Một chuyên viên điều trị nói rằng: nếu ông ta có thể đến với nạn nhân Tai biến mạch máu não trong vòng 3 tiếng đồng hồ, ông ta có thể hoàn toàn đảo ngược ảnh hưởng cuả tai biến…
NHẬN DIỆN - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Trong bữa tiệc BBQ, một người bạn bị mất thăng bằng suýt ngã, bà ta trấn an mọi người là bà không sao cả, chỉ bị trượt trên gạch và đôi giày mới… Vài người đã giúp phủi bụi cho bà (thay vi kêu xe cứu thương) và làm cho bà một đĩa thức ăn mới. Bà Ingrid tiếp tục cuộc vui cùng bạn bè cho đến hết buổi chiều.
Mọi người mới về đến nhà, thì nhận được điên thoại cuả chồng bà Ingrid, báo tin là vợ ông đã đuợc đưa vào bệnh viện lúc 6 giờ chiều, và đã qua đờí vì Tai biến mạch máu não trong bữa tiệc BBQ. Nếu có người biết cách nhận ra triệu chứng Tai biến mạch máu não, có lẽ bà Ingrid có thể vẫn còn sống với chúng ta hôm nay.
XÁC ĐỊNH - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Hệ thần kinh não bộ cuả nạn nhân Tai biến mạch máu não, có thể bị tàn phá nhanh chóng và kinh khủng, khi những người chung quanh không phát hiện ra được các triệu chứng cuả Tai biến mạch máu não. Thực ra, một người bàng quang có thể nhận diện được Tai biến mạch máu não, bằng cách hỏi nạn nhân ba câu đơn giản:
C. N. G.
C. Yêu cầu người đó Cười
N. Yêu cầu người đó Nói
G. Yêu cầu người đó Giơ tay lên
Nếu người đó bị trở ngại bất cứ điều nào kể trên, bạn hãy gọi xe Cấp cứu ngay tức khắc.
Ghi chú: Còn một dấu hiệu khác về Tai biến mạch máu não là Lưỡi của nạn nhân bị Cong, hoặc bị Ngả về một bên. Đó cũng là triệu chứng cuả Tai biến mạch máu não. Nếu mỗi người nhận được Email này, và gởi đi cho 10 người, thì ít nhất có một mạng người được cứu sống.
Chỉ với một cây kim, ta có thể cứu được mạng người.
Kính thưa quí vị, có thể quí vị đã có đọc những dòng chữ này rồi, nhưng chúng tôi muốn trích dịch ra tiếng Việt Nam và phổ biến rộng rãi, trong hy vọng có thể cứu được mạng người trong cơn nguy cấp, khi chờ đợi được các chuyên viên Y-tế săn sóc.
Chỉ cần một ống tiêm thuốc (loại dùng xong rồi phế thải, bằng nhựa), hoặc một cây kim may, là chúng ta có thể cứu mạng một bệnh nhân đang bị chứng tai biến mạch máu não (stroke). Việc cứu chữa thật đơn giản và dễ dàng một cách lạ lùng, nhưng có thể mang đến những kết quả cũng không kém lạ lùng và hữu hiệu. Chúng ta chỉ cần một phút để đọc tài liệu này, và các điều ghi trong tài liệu quả là những hướng dẫn tuyệt vời.
Xin quí vị ghi nhớ hoặc lưu giữ tài liệu này để sẵn sàng áp dụng, vì biết đâu, một ngày nào đó, quí vị sẽ dùng đến để cứu sống mạng người.
Cô Irene Liu kể chuyện: “Cha tôi bị tê liệt và chết sau đó vì ông là nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não. Ước chi tôi biết được thủ thuật này từ trước. Khi tai biến mạch máu não xảy ra, tất cả những tia huyết quản nhỏ trong não bộ sẽ từ từ vỡ ra sau đó.”
Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chúng ta phải giữ bình tĩnh, đứng cuống quít. Điều quan trọng nhất là ĐỪNG BAO GIỜ DI CHUYỂN NẠN NHÂN, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu. Vì nếu nạn nhân bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra. Từ từ giúp bệnh nhân ngồi thẳng dậy, và chúng ta có thể bắt đầu công việc “rút máu”.
Nếu quí vị có sẵn một ống tiêm thuốc, thì tốt nhất, nếu không thì một cây kim may, hay một cây kim gúc, cũng có thể giúp chúng ta được.
1- Trước hết, chúng ta hảy hơ nóng kim bằng lửa (bật lửa, đèn nến) để sát trùng, rồi dùng kim để chích trên mười đầu ngón tay.
2- Chúng ta không cần tìm một huyệt đặc biệt nào cả, chỉ cần chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một ly (milimetre).
3- Chích kim vào cho đến khi có máu rỉ ra.
4- Nếu máu không chảy, nên nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏ giọt.
5- Khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, thì chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy.
6- Nếu mồm bệnh nhân bị méo, thì chúng ta phải nắm hai (lổ) tai của bệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ.
7- Châm vào dái tai (ear lobe) hai mũi mỗi bên cho đến khi máu nhỏ giọt từ mỗi dái tai. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Chúng ta hãy kiên tâm chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có một triệu chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân đến bệnh viện.
Vì nếu nạn nhân được chuyên chở vào bệnh viện sớm hơn. Có thể những dằn sóc của xe cứu thương sẽ làm cho các mao quản (capillaries) trong não bộ bị vỡ ra. Nếu sau khi đó mà họ còn có thể đi đứng được, thì đúng là do phúc đức của Tổ Tiên họ.
Cô Liu nói tiếp: “Tôi học cách cứu chữa qua cách làm xuất huyết này từ một Đông y tên Hà Bảo Định (Ha Bu-Ting). Ngoài ra, tôi còn có cơ hội áp dụng phương pháp này nữa. Vì thế nên tôi khẳng định là phương pháp hữu hiệu 100%. Năm 1979, tôi đang dạy tại Đai học Fung-Gaap tại Đài Trung. Một buổi trưa nọ, tôi đang giảng bài trong lớp, thì một giáo sư khác chạy sổ vào lớp học của tôi, vừa thở vừa nói ‘Cô Liu, đến gấp dùm, ông Giám sự của chúng ta đang bị tai biến mạch máu não’.
Tôi chạy lên lầu 3 ngay tức thì và thấy ông Giám sự của chúng tôi là Trần Phúc Tiên, mặt mày nhợt nhạt, tiếng nói ngọng nghịu, và mồm thì méo xệch qua một bên, ông hội đủ tất cả những triệu chứng của một người đang bị tai biến mạch máu não. Tôi bảo một người sinh viên đang thực tập tại Đại học, đến Dược phòng bên ngoài mua cho tôi một ống tiêm, và dùng kim tiêm để châm đầu mười ngón tay của ông Trần, cho đến khi mỗi đầu ngón tay có một giọt máu cỡ hạt đậu. Sau vài phút, mặt ông Trần đã nhuận sắc trở lại, và mắt ông cũng đã bắt đầu có thần. Nhưng mồm ông thì vẫn méo, nên tôi kéo
hai tai ông cho đến khi hai tai đều đỏ vì máu đọng, rồi châm vào mỗi bên dái tai hai mũi để hai giọt máu tươm ra.
Khi hai giọt máu hai bên dái tai được rỉ ra, một phép lạ đã xảy ra. Chỉ nội trong vòng từ 3 đến 5 phút, mồm ông ta đã từ từ trở lại hình dạng nguyên thủy, và tiếng nói của ông cũng trở lại bình thường. Chúng tôi để ông nghỉ ngơi một lúc, rồi rót cho ông một tách nước trà nóng rồi đưa ông đi đến bệnh viện Ngụy Hoa gần đó. Ông nghỉ ngơi tại bệnh viện một đêm, rồi hôm sau lại trở về nhiệm sở làm việc. Sau đó, mọi việc đều bình thường. Ông không có triệu chứng nào nguy hại sau đó. Trái lại, các nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não thường khó trở lại bình thường, vì các tia máu trong não bộ bị vỡ trong khi xe cứu thương di chuyển họ đến bệnh viện. Kết quả là không thể làm cho họ vãn hồi lại trạng thái cũ.”
Theo các thống kê, thì hiện nay, bệnh tai biến mạch máu não là nguyên nhân giết chết người ta hàng thứ nhì. Những người may mắn thì có thể sống còn, nhưng phải mang tật nguyền suốt đời. Đó là một tai họa khủng khiếp có thể xảy đến cho một cá nhân. Nếu chúng ta có thể ghi nhớ phương pháp cho xuất huyết trên đây, để có thể giúp đỡ những nạn nhân của căn bệnh quái ác này, để áp dụng tức thời trên nạn nhân, thì chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ tỉnh lại và được phục hồi 100%.
Chúng tôi hy vọng là quí vị có thể phổ biến tài liệu này để bệnh tai biến mạch máu não không còn là một căn bệnh giết người như hiện nay nữa.
Tai biến mạch máu não: Ai có nguy cơ?
Rất nhiều người tử vong ngay ở lần đầu tiên bị tai biến mạch máu não (đột quỵ). Không chỉ có người cao tuổi mới bị bệnh này, mà hiện nay, các Trung tâm đột quỵ cũng ngày càng tiếp nhận thêm nhiều bệnh nhân đột quỵ chỉ mới 30-40 tuổi. Liệu bạn có nằm trong số đó?
Tai biến mạch máu não - không loại trừ ai
Ông Đinh Vũ L. (75
tuổi, Ninh Bình) bị đái tháo đường đã 14 năm. Nhờ uống thuốc đều đặn nên
ông vẫn duy trì được mức đường huyết, huyết áp ổn định. Vậy mà một buổi
sớm tháng 4 vừa qua, sau bữa sang ông đột ngột bị gục gã xuống chân
bàn. Được đưa tới bệnh viện cấp cứu, nhưng ông vẫn bị liệt nửa người bên
phải. Bác sĩ chẩn đoán ông bị đột quỵ nhồi máu não.
Anh Hoàng Văn D. (40
tuổi, Bắc Giang) là một quân nhân khoẻ mạnh, vợ anh là giáo viên dạy Sử,
cô con gái lớn 12 tuổi và cậu con trai 8 tuổi. Vậy mà tháng 10/2011,
đơn vị anh đột ngột báo tin về là anh bị tai biến mạch máu não và qua
đời. Gia đình hạnh phúc của anh bỗng chốc mất đi người trụ cột.
Theo các chuyên gia
thần kinh, Đột quỵ (hay Tai biến mạch máu não - TBMMN) là tình trạng não
bị tổn thương khi mất đột ngột lưu lượng máu tới não do tắc mạch (nhồi
máu não) hoặc vỡ mạch (xuất huyết não), dẫn tới giảm, mất chức năng hoặc
chết các tế bào não, gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, hôn mê, rối loạn trí
nhớ… và có thể tử vong. Điều đáng lưu ý là hiện nay, đối tượng bị TBMMN
đang ngày càng trẻ hoá.
Ai có nguy cơ?
Nhìn chung, TBMMN không
loại trừ bất kỳ ai, bời có những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn mà hiện tại y
học chưa thể kiểm soát hết. Tuy nhiên, những người có đặc điểm sau sẽ có
nguy cơ bị TBMMN:
- Tăng huyết áp
- Đái tháo đường
- Xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu (tăng mỡ máu)
- Có bệnh mạch máu não
- Người béo phì, lối sống lười vận động
- Hút thuốc lá, uống rượu bia..
Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ bị TBMMN:
- Tuổi cao: những người trên 55 tuổi sẽ có nguy cơ bị TBMMN. Tuổi càng cao càng dễ bị tai biến
- Nam giới dễ bị TBMMN hơn nữ giới một chút
- Di truyền: nếu gia đình bạn có người bị TBMMN thì bạn có thêm 1 yếu tố nguy cơ bị bệnh này.
Phòng ngừa tai biến mạch máu não
Theo các chuyên gia,
những người có nguy cơ cao bị TBMMN như người cao tuổi, người cao huyết
áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu (mỡ máu cao), xơ vữa động mạch, người
hút thuốc lá… nên áp dụng sớm những biện pháp phòng ngừa. Ngoài thay
đổi lối sống như bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, năng tập thể dục, còn
phải kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu, đường huyết…
Việc ngăn ngừa sự hình
thành cục máu đông cũng đóng vai trò rất quan trọng vì đó là một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến nhồi máu não. Một trong những cách phòng
ngừa là dùng NattoCare.
Chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não tại nhà
Tai biến mạch
máu não là một hình thức rối loạn tuần hoàn não cấp tính, có thể gây đột
tử hoặc liệt nửa người, thất ngôn, rối loạn tâm thần... Để giảm bớt các
di chứng và phòng tái phát, khi trở về nhà sau giai đoạn cấp cứu, bệnh
nhân vẫn phải được chăm sóc và điều trị theo chế độ đặc biệt.
Nước ép trái cây tươi là thực phẩm phù hợp với bệnh nhân tai biến mạch máu não.
|
Sau đây là các hướng dẫn cụ thể:
1. Sinh hoạt, tập luyện
Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân
chưa tự vận động được, người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một
lần để tránh loét. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm
vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối
sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.
Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di
chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng
ngày. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc
giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi
sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này
cả khi các di chứng đã được phục hồi.
2. Chế độ ăn
Cần đảm bảo chế độ ăn đủ chất và cân đối.
Nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, sữa, nước hoa quả
tươi. Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc,
cà phê); hạn chế dùng muối.
3. Điều trị
Nên kết hợp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp
và dùng thuốc để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Có thể áp dụng
một trong các bài thuốc khắc phục di chứng tai biến mạch máu não sau:
- Thiên ma câu đằng ẩm: Thiên
ma, chi tử, hoàng cầm mỗi thứ 8 g; câu đằng, ngưu tất, ích mẫu, hà thủ
ô, bạch linh mỗi thứ 12 g; tang kí sinh, thạch quyết minh (sắc trước)
mỗi thứ 20 g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Bổ dương hoàn ngũ thang: Sinh hoàng kỳ 40 g, quy vĩ 8 g, xích thược 6 g, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa, địa long mỗi thứ 4 g.
Sắc uống ngày 1 thang.
Sắc uống ngày 1 thang.
- Thuốc Tây y: Điều trị duy trì
theo đơn của thầy thuốc. Trường hợp bệnh nhân có tăng huyết áp, nên dùng
thuốc hạ huyết áp và duy trì ở mức 140-150/90 mmHg.
4. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh
- Cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè.
- Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp.
- Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh. Tránh mất ngủ.
- Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim.
- Tránh táo bón. Kiêng rượu, bia và các chất kích thích.
- Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh...
Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng ngày. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não
Khi ra viện, bệnh nhân tai biến mạch mãu não chưa thể phục hồi được các chức năng nên gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Ở trường hợp này chúng ta cần hết sức lưu ý khi chăm sóc và điều trị tại nhà để người bệnh nhanh chóng phục hồi.Về ăn uống ở người tai biến mạch mãu não
Khi ra viện, bệnh nhân tai biến mạch máu não có thể tự ăn hoặc được nuôi ăn qua ống xông.Với bệnh nhân có thể tự ăn được nên áp dụng chế độ dinh dưỡng như sau:
- Cho người bệnh ăn uống như bình thường, nếu ăn ít thì nên tăng thêm bữa trong ngày.
- Thức ăn phải được chế biến phù hợp với khả năng nhai của người bệnh. Có thể cắt nhỏ, băm nhuyễn, ninh nhừ để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thụ.
- Thức ăn phải cân đối và đáp ứng đủ các chất cần thiết như chất đạm từ thịt, cá, trứng, đậu hũ…; chất bột đường từ gạo, mì, bánh mì…; chất béo từ dầu mỡ…; rau củ quả và trái cây.
- Năng lượng cần trong ngày là: 25-30kcal/kg cân nặng/ngày.
- Thành phần dinh dưỡng trong ngày nên được phân chia đa dạng.
- Uống đủ nước: có thể tính theo 40ml/kg cân nặng/ngày.
- Đa số người bệnh đều nằm tại giường hoặc đi lại hạn chế nên nhu cầu năng lượng sẽ thấp hơn so với người bình thường.
- Nếu người bệnh có chế độ ăn hợp lý thì biểu hiện cơ thể như sau: Da hồng hào, không viêm loét, niêm mạc không bị lở loét, cân nặng đạt mức lý tưởng, cơ chắc, tóc mượt, không rụng.
Với bệnh nhân không thể tự ăn được
Người bệnh tai biến mạch máu não có thể không ăn được do liệt cơ hầu họng. Nều cố ăn dễ gây sặc hoặc nôn. Vì vậy, nuôi ăn qua ống xông được bác sĩ khuyên áp dụng sẽ giúp người bệnh nhận đủ lượng thực phẩm cần thiết trong ngày. Khi chăm sóc bệnh nhân phải nuôi ăn qua ống xông cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.Sinh hoạt, tập luyện
Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng ngày. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.
Điều trị tai biến mạch máu não
Với bệnh nhân bị tai biến mạch máu, không nên chỉ dùng thuốc tây, mà nên kết hợp giữa dùng thuốc và châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Người nhà nên thường xuyên xoa bóp cho bệnh nhân, điều đó sẽ giúp cho qúa trình phục hồi bệnh nhanh hơn.Thực hiện các biện pháp phòng bệnh
- Cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè.
- Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp.
- Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh. Tránh mất ngủ.
- Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim.
- Tránh táo bón. Kiêng rượu, bia và các chất kích thích.
- Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh…
Phòng tai biến mạch máu não ở người cao huyết áp
Tai biến mạch máu não xuất hiện do rối loạn tuần hoàn não cấp tính. Đây là loại bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao và có nhiều di chứng. Nguy cơ gặp tai biến này rất lớn ở những người bị cao huyết áp.
Ở
người có tăng huyết áp mạn tính, thành mạch máu thoái hóa dày lên, sẽ
ảnh hưởng tới tuần hoàn não. Khi những động mạch đưa máu lên não bị tắc
nghẽn, não sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và ôxy, dẫn đến đột quỵ và tử
vong.
Các chấn động tâm lý có thể gây
rối loạn tuần hoàn não. Khi làm việc căng thẳng về trí lực, sinh hoạt
gia đình có khó khăn đột biến, khi về hưu mà không có chuẩn bị trước về
tinh thần... người cao tuổi rất dễ bị chấn động tâm lý và nếu có kèm
bệnh cao huyết áp, tai biến mạch máu não sẽ rất dễ xảy ra. Để phát hiện
sớm tai biến mạch máu não do tăng huyết áp, bác sĩ có thể soi đáy mắt để
đánh giá tình trạng mạch máu ở võng mạc.
Cách
phòng tránh chủ yếu đối với tai biến trên là điều trị, khống chế tốt
bệnh cao huyết áp và các vấn đề tim mạch khác. Nên định kỳ đi khám, nhất
là ở tuổi chuyển tiếp "49 chưa qua, 53 đã tới". Nên lưu ý và đến bác sĩ
ngay khi có những biểu hiện sau:
- Nhức đầu.
- Chóng mặt (cảm giác quay). Có hiện tượng quên, rối loạn cảm xúc (buồn giận thất thường...), rối loạn tâm lý.
- Hiện tượng ruồi bay (nhìn thấy những điểm đen).
Ngoài
việc điều trị đều, liên tục, giữ huyết áp ở trị số ổn định, hợp lý, bác
sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh về dinh dưỡng (ăn uống hợp lý, không cho mỡ
máu tăng, không uống rượu, bia). Bệnh nhân có thể tập luyện xoa bóp khí
công, chống stress, tham gia các câu lạc bộ dưỡng sinh, thể dục ngoài
trời...
Những khi thời tiết thay đổi
đột ngột, lúc chuyển mùa, người cao tuổi, nhất là người có bệnh tăng
huyết áp, không nên đi tiểu ngoài trời lạnh vào ban đêm.
Một trường hợp khác, mạch máu co dẫn đến huyết áp tăng cao đột ngột, áp lực vào thành mạch máu lớn khiến chúng bị vỡ, chảy máu ra ngoài. Những tổn thương trên xảy ra ở mạch máu não thì gọi là tai biến mạch máu não.
Ngoài lý do bị nhiễm lạnh, mạch máu co, nhiều nguyên nhân khác cũng khiến huyết áp tăng cao quá mức như stress, tức giận, nóng đột ngột... Điều đó cũng dẫn đến tai biến mạch máu não. Bệnh nhân bị tiểu đường, mỡ máu... có độ nhớt trong máu cao cũng có nguy cơ bị ứ tắc máu trong thành mạch, cản trợ quá trình tuần hoàn. Theo đó, bệnh này có thể gặp bất kỳ lúc nào, song trong tiết trời lạnh của mùa đông, mạch máu dễ co nên tình trạng đột quỵ xảy ra có phần nhiều hơn.
Bệnh thường gặp ở người già trên 60 tuổi do khả năng thích nghi yếu,
huyết áp dễ tăng cao. Giáo sư Lê Đức Hinh, Chủ tịch Hội thần kinh học
Việt Nam cho biết, theo thống kê của Hội thần kinh học quốc tế, tỷ
lệ người bị tai biến mạch máu não hiện khoảng 0,2%. Trong đó bệnh nhân
trên 80 tuổi chiếm 3%, 60-65 tuổi chiếm 1%, bệnh nhân 30-40 tuổi
chỉ chiếm 0,03%. Còn tại Việt Nam, theo thống kê của 10 bệnh viện lớn,
từ năm 2000 đến 2010 có đến hơn 18.000 người trên 65 tuổi bị bệnh này.
Giáo sư Hoàng Bảo Châu cho biết thêm, khi bị tai biến, não bệnh nhân bị kích thích mạnh dẫn đến hôn mê sâu hoặc nông. Nếu hôn mê sâu, mạch máu bị vỡ, máu chảy ra ngoài nhiều thì khả năng cao là người bệnh sẽ tử vong. Còn trong trường hợp hôn mê nông, máu bị thấm ít ra ngoài thành mạch hoặc xuất hiện cục máu đông trong mạch máu thì có thể phục hồi.
Sau khi hết hôn mê, não người bệnh vẫn bị tổn thương nên không đảm nhận tốt chức năng chỉ huy các bộ phận bên dưới, dẫn đến hoạt động của cơ thể không như ý muốn, mất cảm giác hoặc giảm khả năng nhìn... Song dù có thể phục hồi, bệnh nhân đã từng bị tai biến mạch máu não dễ có khả năng tái phát nên cần rất cẩn thận.
Cũng theo nguyên Viện trưởng Viện y học cổ truyền, bệnh tai biến mạch máu não diễn biến rất nhanh, tùy cơ địa từng người, nên ngay khi thấy những triệu chứng đầu tiên, người nhà hãy đưa người bệnh vào viện. Khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu chân tay tê, huyết áp tăng cao gây đau đầu, u tai, buồn nôn... thì gia đình tuyệt đối không được vác, gập bụng bệnh nhân mà phải vận chuyển nhẹ nhàng, để nằm yên rồi gọi cấp cứu.
“Thậm chí ngay cả khi bạn có những biểu hiện thoáng qua như rơi cây bút, rơi chiếc đũa... cũng nên đi kiểm tra sớm bởi đó có thể là dấu hiệu một khu cư trú thần kinh trên não bị tổn thương, không được máu nuôi dưỡng đủ khiến việc chỉ huy hoạt động bên dưới bị yếu đi”, bác sĩ Châu nói.
Bệnh diễn biến nhanh, gây ra những hậu quả nguy hiểm và dễ tái phát nên bác sĩ Hoàng Bảo Châu khuyến cáo mọi người nên phòng bệnh cẩn thận. Vào mùa đông, người dân, nhất là người già với khả năng thích nghi kém phải luôn giữ ấm, đi ra ngoài cần đội mũ, tránh bị thay đổi nhiệt độ đột ngột. Điều quan trọng nhất là cần giữ huyết áp ổn định, tránh áp lực cao lên thành mạch máu dẫn đến vỡ mạch, chảy máu ra ngoài.
“Mỗi người có một chỉ số huyết áp khác nhau nên cần nắm được số đo của mình và thông báo với bác sĩ khi cần. Khi huyết áp tăng trên 20% so với lúc bình thường thì bị coi là áp huyết cao. Bên cạnh việc giữ ấm, mọi người cũng phải tránh những tác nhân xã hội như stress, căng thẳng, giữ cho tâm tĩnh... thì huyết áp mới ổn định”, Giáo sư Châu khuyến cáo.
Ngoài ra, việc ăn uống điều độ, tập thể dục vừa sức... cũng giúp bảo vệ mọi người trước bệnh tai biến mạch máu não. Bác sĩ Hoàng Bảo Châu cho biết thêm, khi chưa bị bệnh này hoặc đã từng mắc ở thể nhẹ (đã bình phục nhưng vẫn còn cục máu đông nhỏ) thì mọi người có thể dùng các loại thực phẩm chức năng Đông y chứa đinh lăng, bạch quả... để tăng cường hoạt huyết, giải dần các cục máu đông và tránh tái phát.
Phòng tai biến mạch máu não trong mùa lạnh
Tiết trời lạnh
khiến mạch máu dễ co lại, có thể cản trở khả năng tuần hoàn máu hoặc
tăng huyết áp đột ngột gây vỡ thành mạch. Nếu điều này xảy ra ở não thì
sẽ làm tổn thương các khu trú thần kinh, thậm chí gây tử vong.
Trao đổi với VnExpress.net, Giáo sư, bác sĩ Hoàng Bảo Châu,
nguyên viện trưởng Viện y học cổ truyền cho biết, trong cơ thể con
người, máu được lưu thông trong mạch. Trong mùa rét, không khí lạnh
khiến mạch máu vùng ngoại biên dễ co lại. Mạch co là một nguyên nhân
khiến máu chảy chậm lại. Ở những người lớn tuổi, mạch máu ghồ ghề thì
máu dễ bị ứ đọng, hình thành cục máu đông, gây tắc mạch.Một trường hợp khác, mạch máu co dẫn đến huyết áp tăng cao đột ngột, áp lực vào thành mạch máu lớn khiến chúng bị vỡ, chảy máu ra ngoài. Những tổn thương trên xảy ra ở mạch máu não thì gọi là tai biến mạch máu não.
Ngoài lý do bị nhiễm lạnh, mạch máu co, nhiều nguyên nhân khác cũng khiến huyết áp tăng cao quá mức như stress, tức giận, nóng đột ngột... Điều đó cũng dẫn đến tai biến mạch máu não. Bệnh nhân bị tiểu đường, mỡ máu... có độ nhớt trong máu cao cũng có nguy cơ bị ứ tắc máu trong thành mạch, cản trợ quá trình tuần hoàn. Theo đó, bệnh này có thể gặp bất kỳ lúc nào, song trong tiết trời lạnh của mùa đông, mạch máu dễ co nên tình trạng đột quỵ xảy ra có phần nhiều hơn.
Tai biến mạch máu não thường gặp ở người cao tuổi. Một trong những giải pháp ngăn ngừa bệnh là sử dụng thực phẩm chức năng Tuần hoàn não Thái Dương. Sản phẩm chứa bạch quả, đinh lắng giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, gây tắc mạch. |
Giáo sư Hoàng Bảo Châu cho biết thêm, khi bị tai biến, não bệnh nhân bị kích thích mạnh dẫn đến hôn mê sâu hoặc nông. Nếu hôn mê sâu, mạch máu bị vỡ, máu chảy ra ngoài nhiều thì khả năng cao là người bệnh sẽ tử vong. Còn trong trường hợp hôn mê nông, máu bị thấm ít ra ngoài thành mạch hoặc xuất hiện cục máu đông trong mạch máu thì có thể phục hồi.
Sau khi hết hôn mê, não người bệnh vẫn bị tổn thương nên không đảm nhận tốt chức năng chỉ huy các bộ phận bên dưới, dẫn đến hoạt động của cơ thể không như ý muốn, mất cảm giác hoặc giảm khả năng nhìn... Song dù có thể phục hồi, bệnh nhân đã từng bị tai biến mạch máu não dễ có khả năng tái phát nên cần rất cẩn thận.
Cũng theo nguyên Viện trưởng Viện y học cổ truyền, bệnh tai biến mạch máu não diễn biến rất nhanh, tùy cơ địa từng người, nên ngay khi thấy những triệu chứng đầu tiên, người nhà hãy đưa người bệnh vào viện. Khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu chân tay tê, huyết áp tăng cao gây đau đầu, u tai, buồn nôn... thì gia đình tuyệt đối không được vác, gập bụng bệnh nhân mà phải vận chuyển nhẹ nhàng, để nằm yên rồi gọi cấp cứu.
“Thậm chí ngay cả khi bạn có những biểu hiện thoáng qua như rơi cây bút, rơi chiếc đũa... cũng nên đi kiểm tra sớm bởi đó có thể là dấu hiệu một khu cư trú thần kinh trên não bị tổn thương, không được máu nuôi dưỡng đủ khiến việc chỉ huy hoạt động bên dưới bị yếu đi”, bác sĩ Châu nói.
Bệnh diễn biến nhanh, gây ra những hậu quả nguy hiểm và dễ tái phát nên bác sĩ Hoàng Bảo Châu khuyến cáo mọi người nên phòng bệnh cẩn thận. Vào mùa đông, người dân, nhất là người già với khả năng thích nghi kém phải luôn giữ ấm, đi ra ngoài cần đội mũ, tránh bị thay đổi nhiệt độ đột ngột. Điều quan trọng nhất là cần giữ huyết áp ổn định, tránh áp lực cao lên thành mạch máu dẫn đến vỡ mạch, chảy máu ra ngoài.
“Mỗi người có một chỉ số huyết áp khác nhau nên cần nắm được số đo của mình và thông báo với bác sĩ khi cần. Khi huyết áp tăng trên 20% so với lúc bình thường thì bị coi là áp huyết cao. Bên cạnh việc giữ ấm, mọi người cũng phải tránh những tác nhân xã hội như stress, căng thẳng, giữ cho tâm tĩnh... thì huyết áp mới ổn định”, Giáo sư Châu khuyến cáo.
Ngoài ra, việc ăn uống điều độ, tập thể dục vừa sức... cũng giúp bảo vệ mọi người trước bệnh tai biến mạch máu não. Bác sĩ Hoàng Bảo Châu cho biết thêm, khi chưa bị bệnh này hoặc đã từng mắc ở thể nhẹ (đã bình phục nhưng vẫn còn cục máu đông nhỏ) thì mọi người có thể dùng các loại thực phẩm chức năng Đông y chứa đinh lăng, bạch quả... để tăng cường hoạt huyết, giải dần các cục máu đông và tránh tái phát.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét