Kỳ bí viên đá cứu người
Ca
bệnh đầu tiên bị rắn cắn mà ông đã cứu được bằng viên đá là vào những
năm 1960. Đến nay đã hơn 50 năm, gia đình ông vẫn cùng viên đá đã cứu
hàng nghìn người bị rắn cắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Không
đòi hỏi công xá, không bằng khen, không chứng nhận, 2 hai anh em ông vẫn
âm thầm, lặng lẽ làm công việc cứu người và tự cho rằng đó là sứ mệnh
mà người đi trước đã giao phó.
Kỳ lạ ngọc rắn
Chúng tôi tìm đến nhà anh em ông Vũ Văn
Vần - Vũ Văn Khản (thôn Dương Cước, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh
Thái Bình) vào một ngày đầu năm mới. Cách thành phố Thái Bình 20km,
làng Dương Cước nằm giữa một cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát. Đường
vào thôn cũng chỉ có một con đường độc đạo. Hỏi về nhà ông Khản chữa rắn
cắn từ già đến trẻ ai cũng biết. Ngôi nhà ngói 3 gian với sân vườn, ao
cá đặc thù của vùng đồng bằng Bắc bộ. Ngày Tết, các con ông làm ăn ở
những nơi xa cũng về hết. Thấy khách lạ tìm đến nhà, các con ông vội vã
chạy ra: Người nhà chị bị rắn cắn à? Chả là nhà ông quanh năm có người
lạ đến nhà, bất kể ngày đêm, mà đa phần là người bị rắn cắn.
Ông Vần và ông Khản là 2 anh em ruột,
đều đã ngoài 70 tuổi. Trước đây ông Vần sở hữu viên đá. Nhưng thời gian
gần đây, ông không ở nhà thường xuyên nên đã giao lại viên đá cho em ông
là ông Khản. Cầm viên đá chỉ bằng bao diêm trên tay, mà mọi người đã
đặt tên là ngọc rắn, ông Khản kể lại: Thời kỳ kháng chiến chống Pháp,
ông ngoại ông nuôi giấu cán bộ cách mạng, một người quê Thanh Hóa, một
người quê Ninh Bình. Đến khi chia tay, họ đã trao lại viên đá cho ông
tôi và nói không biết lấy gì cảm ơn, chỉ có viên đá này là quý nhất, đây
là viên đá cứu người. Không ngờ sau lần chia tay ấy, đi đến Nam Định,
họ bị giặc càn và một người đã hy sinh, một người quê ở Ninh Bình đã qua
đời năm 2009. Kể từ đó, viên đá được cất giữ cẩn thận và truyền từ đời
này sang đời khác làm công việc cứu người đúng như ý nguyện chủ nhân của
nó.
Viên đá bí ẩn
Viên ngọc rắn thực chất chỉ là một viên
đá màu đen bằng kim loại, 2 mặt đều có hình chữ U. Kích thước của viên
đá chỉ khoảng 2,2-2,2cm, dày chừng 1cm, nặng khoảng 30gram. Tuy nhiên nó
đã cứu sống được hàng nghìn mạng người. Nói về số người bị rắn cắn đến
đây được cứu chữa, ông Khản không nhớ nổi vì nhiều lắm. Đã 50 năm qua nó
làm công việc cứu người. Bất kỳ ai bị rắn cắn tìm đến, ông đều mang
viên đá ra. Điều kỳ lạ là mỗi khi được đặt vào vết rắn cắn, bỗng dưng
như xuất hiện một lực hút mạnh đến nỗi viên đá lập tức bị hút chặt vào
chỗ đó mà không cần tay người giữ. Khi hút hết nọc độc rắn, nó tự nhả ra
và lúc đó có ấn viên đá vào nó cũng tự rơi ra.
Chuyện ông thần y với viên đá chữa được
rắn cắn đã lan truyền từ nơi này sang nơi khác. Không chỉ người làng mà
nhiều người trong vùng lân cận đến các tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng,
Nam Định... khi bị rắn cắn cũng tìm đến nhờ cậy anh em ông.
Ông Khản cũng cho biết khi bệnh nhân
đến, theo kinh nghiệm chỉ cần nhìn vết răng cắn là ông biết bị loại rắn
nào cắn. Nếu là một chùm răng thì không độc, nhưng nếu chỉ có 2 vết răng
nanh thì chắc chắn là rắn độc. Nếu là hổ mang cắn thì rất buốt, còn rắn
cạp nia cắn thì chỉ đau nhẹ. Phải dựa vào đó để chữa trị cho hiệu quả.
Nếu bị rắn độc cắn vài tiếng sau mới được đưa đến thì cả ông và viên đá
đều vô cùng khó nhọc. Bình thường chỉ cần đặt viên đá tầm 30 phút là tự
nó nhả ra. Nhưng trong trường hợp chất độc đã lan đi khắp cơ thể thì
viên đá phải hút đến 2 tiếng đồng hồ. Và kỳ lạ là hút đến đâu người bệnh
biết đến đó. Cảm giác như chất độc từ khắp cơ thể được thu dần về viên
đá.
Kỳ lạ và quý nhưng viên ngọc rắn này cũng “khó tính”
và cần được chăm sóc cầu kỳ. Sau mỗi lần hút nọc cứu người, ông Khản
phải đi khắp làng tìm có người phụ nữ nào đang thời kỳ nuôi con bú để
xin sữa. Chỉ cần được ngâm trong chén sữa, ngay lập tức viên đá nhả ra
những vệt váng màu vàng nổi lềnh bềnh trên chén sữa. Tùy từng loại nọc
rắn khi hút mà viên đã sẽ nhả ra những vệt váng có màu khác nhau. Nếu là
nọc rắn hổ mang, rắn cạp nong thì váng nổi lên có màu vàng, rắn cạp nia
thì ra váng đen… Tất cả đều có mùi tanh. Nhiều khi trong làng không có
ai nuôi con nhỏ, ông phải đạp xe đến những xã khác để xin bằng được chén
sữa.
Không chỉ lạ vì biết hút nọc từ cơ thể
người và nhả độc ra cốc sữa, mà viên đá kỳ lạ này còn khiến người ta
không thế lý giải nổi khi “ăn” cả ruột gạo nếp. “Ông ngoại tôi thuở
trước từng dặn rằng phải cất viên đá vào trong túi có chứa gạo nếp, mà
phải loại gạo nếp sữa loại 1, sạch sẽ. Nhưng không hiểu sao, cứ sau một
thời gian để viên đá vào trong túi gạo nếp thì những hạt đó bỗng bị rỗng
hết ruột nên phải thay liên tục. Trong khi cũng loại gạo đó mà để trong
thùng ăn dần thì còn nguyên vẹn, không hề hấn gì”, ông Khản kể.
Những nhân chứng sống
Để gặp nhân chứng sống, chúng tôi tiếp
tục tìm đến nhà ông Phạm Ngọc Lừng, người đã bán hàng ở đầu làng Dương
Cước hơn 30 năm. Ông Lừng cũng kể rằng vào một buổi chiều, đang thiu
thiu ngủ thì ông bị một nhát cắn chí tử vào bắp chân. Khi hoàn hồn ông
mới biết mình bị rắn hổ mang cắn. Ga rô cẩn thận, ông nhờ hàng xóm đưa
đến nhà ông Vần. Chỉ sau một tiếng, viên đá hút hết nọc rắn trong người
ông. Hút xong ông thấy người nhẹ nhõm hẳn. Kể từ đó đến nay ông ăn ngủ
bình thường, hoàn toàn khỏe mạnh.
Ông Vũ Văn Khản
Hay gia đình nhà chị Vũ Thị Hát có đến 3
người bị rắn cắn và đều được ngọc rắn cứu. Anh Khẩu, chồng chị và con
trai bị rắn độc cắn nhưng đến nhà ông Vần sớm nên việc chữa trị đơn
giản. Còn chị Hát bị rắn mái gầm (cặp nong) - loại rắn cực độc cắn nhưng
không garô kịp thời. Khi đến nhà ông Vần cũng là lúc người chị tím tái.
Việc hút nọc độc phải thực hiện 3 lần, mỗi lần 3 tiếng, chị Hát mới qua
cơn nguy kịch. Ngoài ra, ông Nguyễn Xuân Báu, nguyên Phó Chủ tịch UBND
xã Hồng Thái cũng được viên đá cứu sống sau khi bị rắn độc cắn. Nhất là
những tay buôn rắn thường xuyên tiếp xúc với rắn, bị rắn cắn đều tìm đến
nhà ông nhờ viên đá hút nọc rắn. Chị Nguyễn Thị Ngấn, y tá tại Trạm y
tế xã Hồng Thái cũng cho biết: Người bị rắn độc cắn đến trạm, chúng tôi
sơ cứu, về nguyên tắc phải chuyển lên tuyến trên nhưng do bệnh viện
huyện cách xã gần 10km nên nhiều khi chúng tôi "giới thiệu" bệnh nhân
xuống nhà ông Vần nhờ chữa trị và tất cả đều khỏi bệnh.
Bệnh nhân mà ông Khản nhớ nhất là cháu
bé tên Mai (ở Quỳnh Côi, Thái Bình). Ngày đó, cháu Mai được đưa đến
trong tình trạng vết thương đã quá lâu do gia đình không biết cháu bị
rắn độc cắn, ông phải đặt ngọc rắn rất nhiều lần, tưởng như không cứu
nổi, vậy mà sau một tuần, cháu Mai đã tỉnh táo trong sự vui mừng của bố
mẹ cháu và những người thân thích. Hoặc chị Nguyễn Thị Quỳnh, bị rắn
độc cắn khi đang mang thai. Nhờ viên đá mà cả hai mẹ con đều được cứu
sống. Trong xã Dương Cốc, bây giờ ông là người có nhiều con nhất. Không
phải do vợ chồng ông sinh nhiều mà có điều này là do có rất nhiều bệnh
nhân bị rắn cắn tưởng chừng không qua khỏi, được ông điều trị nên đã đến
xin để được làm con nuôi. Bà con trong vùng quên tên ông, họ gọi ông là
“Thần y” trị rắn cứu người.
Tiền tỷ cũng không bán
Nhà ông Vần và ông Khản đều làm ruộng và
làm thêm nghề phụ xây dựng nên gia cảnh khá khó khăn. Việc cứu người bị
rắn cắn mấy chục năm qua nhà ông làm để làm phúc là chính, không đòi
hỏi công xá. Thêm vào đó, người bị rắn cắn thường vào xảy ra vào đêm nên
đã nhiều năm qua ông quen với việc đang ngủ có người gõ cửa gọi cứu
người. Ông Khản chia sẻ: nếu cứu người để lấy tiền thì nhà tôi đã giàu
to, chẳng nghèo như thế này. Cũng đã có nhiều người trả tiền tỷ để mua
viên đá nhưng tôi chưa bán.
Biết được viên đá có những nhiệm màu,
nhiều người giàu có đã mang xe máy trị giá trên 40 triệu đến gạ đổi lấy
viên đá, có người là chủ hiệu thuốc lớn trên thành phố Thái Bình còn
mang cả chục cây vàng đến nhà ông Vần để được là chủ của viên đá nhưng
ông không đổi. Nhưng những phiền toái từ viên đá mang lại cũng không ít.
Đã nhiều lần nhà ông bị trộm cậy cửa. Có lần không tìm được viên đá,
chúng đã lấy đi của gia đình cả ti vi, đầu VCD. Với sức mạnh thần bí từ
viên đá, có thể thấy công dụng chữa rắn cắn cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên
đến nay vẫn chưa một công trình khoa học nào nghiên cứu về viên đá này,
cũng không ai lý giải được vì sao viên đá có “sức mạnh” ghê gớm
đến vậy. Chỉ biết rằng, khả năng hút nọc độc rắn cứu người của viên đá
đã được hơn một nghìn nạn nhân, gia đình họ, gia đình ông Khảm và những
người dân thôn Dương Cốc kiểm chứng.
Mỗi khi đặt lên vết rắn cắn, viên đá lập tức bị hút chặt vào mà không cần tay giữ. Sau khi hút xong, viên đá phải được 'tắm mình' trong sữa mẹ.
Mỗi khi đặt lên vết rắn cắn, viên đá lập tức bị hút chặt vào mà không cần tay giữ. Sau khi hút xong, viên đá phải được 'tắm mình' trong sữa mẹ.
Ngôi làng có viên ngọc rắn cứu người kỳ lạ ấy nằm cách
thành phố Thái Bình chừng 20 km có lên là Dương Cước, thuộc xã Hồng
Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ngôi làng cổ giữa vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng lọt thỏm giữa những cánh đồng bạt ngàn lúa, rau và
những bụi tre lớn nên quanh năm luôn có những người bị rắn cắn.
Chị Lê Thị Vân (người gốc thôn Dương Cước) kể: “Làng
có nhiều bụi tre, hàng rào cây cối rậm rạp lại có ruộng lúa bạt ngàn nên
rắn làm hang nhiều lắm. Đặc biệt vào mùa sương muối giăng, các loại rắn
bò ra người kiếm ăn thì người bị rắn cắn xảy ra thường xuyên. Nhưng
hàng chục năm nay, cả làng tuyệt nhiên không còn người chết vì rắn độc
cắn như trước nữa, bởi làng có viên đá kỳ diệu hút nọc rắn độc trong
nháy mắt. Mọi người thường gọi là ngọc rắn.”
Viên đá màu đen kỳ lạ từng cứu hàng trăm người thoát
khỏi lưỡi hái tử thần ấy nằm trong tay hai người nông dân chính hiệu
quanh năm đầu tắt mặt tối với lúa và rau, hai anh em ruột Vũ Văn Vần và
Vũ Văn Khản.
Thời làng Dương Cước còn chưa có bóng đèn điện, quanh
năm tù mù trong ánh sáng lập lòe, chập chờn ở đèn dầu thì rắn ở nơi đây
nhiều vô kể. Chúng bò vào khắp nơi, từ xà nhà, bếp tro, vựa lúa cho đến ổ
trứng gà mới đẻ còn nóng hôi hổi nên người bị rắn cắn rồi được cứu sống
nhiều vô kể.
Nhiều người ở các vùng lân cận ban đầu không tin nên
đã tìm đến tận chính quyền địa phương để hỏi nhưng đều bất ngờ khi chính
cán bộ xã lại là nhân chứng sống trong câu chuyện kỳ lạ này. Đó chính
là ông Nguyễn Xuân Báu, nguyên là Phó Chủ tịch, trường Công an xã, người
được “cải tử hoàn sinh” bởi viên ngọc rắn. Hôm đó là một buổi tối, khi
đang trên đường đi tuần tra thì ông Báu sa chân xuống một cay hố bên bờ
ruộng.
Lập tức bị một con rắn hổ mang bành nhao ra đớp vào
dưới mắt cá chân trái của ông Báu. Những người đi cùng vội vàng cởi áo
để băng chân rồi đưa thẳng đến nhà ông Vần. Tại đây, nọc độc của rắn
được kịp thời hút hết ra khỏi cơ thể.
Hay như vợ chồng ông Vũ Thế Cao, vốn là trưởng thôn
Dương Cước cũng từng bị rắn độc cắn vào buổi tối, phải mất hơn nửa tiếng
hút nọc ở nhà anh em ông Khản, ông Vần. Rồi chỉ mấy ngày sau đó, chính
con gái ông Cao là cháu Vũ Thị Kiều (15 tuổi) cũng bị rắn độc cắn, được
anh em ông Khản, ông Vần dùng “ngọc rắn” cứu.
Viên ngọc có tác dụng thần kỳ, cứu chữa được rất nhiều người bị rắn độc cắn. Tuy nhiên, khi có người trả giá cáo, hai anh em ông Vần đều không đồng ý bán. (Ảnh minh họa) |
Chuyện người bị rắn độc cắn không chết ở làng Dương
Cước cứ thế lan xa, không chỉ người làng mà nhiều người trong vùng lân
cận nghe tiếng cũng đến cậy nhờ anh em ông mỗi khi bị rắn cắn. Số người
đến nhờ cứu chữa nhiều đến nỗi cả hai anh em ông không tài nào nhớ hết
được.
Ông Vũ Văn Khản giải thích về việc hút nọc rắn bằng
viên đá: “Có người bị rắn cắn đến nhờ cứu thì tôi lấy viên đá ra đặt vào
đúng chỗ vết thương bị rắn cắn, để độ nửa tiếng là được.”
Viên ngọc rắn kỳ lạ ấy thực chất là một viên đá màu
đen, 2 mặt lớn được đóng chữ U. Kích thước của viên đá lạ chỉ khoảng 2,2
cm x 2,2 cm, dày chừng 1 cm, nặng khoảng 30 gram. Điều kỳ lạ, khó giải
thích là mỗi khi được đặt vào vết rắn cắn bỗng dưng như xuất hiện một
lực hút mạnh đến nỗi viên đá lập tức bị hút chặt vào chỗ đó mà không cần
tay người giữ hay miếng garo để cố định vị trí.
“Một là nhìn vào vết cắn, nếu là rắn độc cắn thì vết
răng sẽ chụm vào nhau như chân kiềng, còn rắn không độc thì vết cắn
thường hình tròn. Nhưng đó là kinh nghiệm nhiều năm mình phân biệt được
vết cắn độc và vết cắn không độc. Còn không hiểu tại sao, chỉ khi gặp
vết cắn của rắn độc thì viên đá mới bị hút chặn vào còn nếu không độc
thì viên đá bỗng rời xa, rơi xuống đất, tuyệt nhiên không bám dính vào
một chút nào”, ông Vũ Văn Khản kể.
Phương pháp dùng đá hút nọc độc rắn của anh em ông
chính do ông ngoại của họ truyền lại cùng viên đá quý. “Hồi đó là những
năm trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông ngoại chúng tôi là cụ Phạm
Văn Tráng có nuôi giấu cán bộ tổ chức kháng chiến trong nhà. Đến năm
1954 khi hòa bình lập lại, các cán bộ kháng chiến nhớ ơn bèn tặng cụ một
viên đá nhỏ màu đen và chỉ cho cách dùng nó để cứu người.
Nguồn gốc thực sự của viên đá là từ đâu, ngay chính
hai anh em ông cũng không rõ. Cụ Tráng khi còn sống từng có lần nói viên
đá đó là do các cán bộ hồi ấy có thời kỳ hoạt động trong rừng, dưới hầm
nhiều rắn độc hay bị cắn nên tổ chức đã trang bị cho viên đá quý. Nhưng
cũng có người bảo, viên đá quý thuộc hàng gia bảo như thế chỉ có ở các
nhà thầy mo cao tay ở bản làng người dân tộc trên núi mà thôi. Chung quy
lại, đến tận bây giờ vẫn không ai biết nó đến từ đâu.”
Kỳ lạ và quý nhưng viên ngọc rắn này cũng “khó tính”
và cần được chăm sóc cầu kỳ. Sau mỗi lần hút nọc cứu người, viên đá buộc
phải ngâm mình trong dòng sữa của người mẹ khỏe mạnh đang nuôi con nhỏ.
“Nhiều khi khắp làng không có người phụ nữ nào đang thời kỳ nuôi con bú
nên tôi phải đạp xe hơn chục cây số sang xã khác để xin cho được chén
sữa. Rồi cũng có khi phải cậy nhờ người quen đến xin bởi mình chả quen
biết gì, tự dưng xông vào nhà xin sữa của người mẹ thì chắc họ đuổi mình
ra khỏi nhà mất”, ông Khản nhớ lại.
Chỉ cần được ngâm trong chén sữa, ngay lập tức viên đá
nhả ra những vệt váng màu vàng nổi lềnh bềnh trên chén sữa. Tùy từng
loại nọc rắn khi hút mà viên đã sẽ nhả ra những vệt váng có màu khác
nhau. Nếu là nọc rắn hổ mang, rắn cạp nong thì váng nổi lên có màu vàng,
rắn cạp nia thì ra váng đen… Tất cả đều có mùi tanh.
Không chỉ lạ vì biết hút nọc từ cơ thể người và nhả
độc ra cốc sữa, mà viên đã kỳ lạ này còn khiến người ta không thế lý
giải nổi khi “ăn” cả ruột gạo nếp. “Ông ngoại tôi thuở trước từng dặn
rằng phải cất viên đá vào trong túi có chứa gạo nếp, mà phải loại gạo
nếp sữa loại 1, sạch sẽ. Nhưng không hiểu sao, cứ sau một thời gian để
viên đá vào trong túi gạo nếp thì những hạt đó bỗng bị rỗng hết ruột nên
phải thay liên tục. Trong khi cũng loại gạo đó mà để trong thùng ăn dần
thì còn nguyên vẹn, không hề hấn gì”, người anh cả Vũ Văn Vần kể.
Biết tiếng viên đá kỳ lạ, nhiều người đã đề nghị mua
lại của ông Vần, ông Khản với giá cả chục triệu đồng, một số tiền không
nhỏ với gia cảnh hai ông. Nhưng hai anh em họ đều từ chối, bởi viên đá
không chỉ là vật cha ông để lại mà nó còn là vật làm phúc cứu người. Hai
người nông dân thật thà, chất phác ấy chỉ tâm niệm vào việc dùng đá cứu
người mà không màng đến chuyện trả ơn. Dù có viên đá thần kỳ trong tay
nhưng anh em họ vẫn sống dưới mái nhà đơn sơ của xóm nghèo.
Mỗi khi đặt lên vết rắn cắn, viên đá lập tức bị hút chặt vào mà không cần tay giữ. Sau khi hút xong, viên đá phải được 'tắm mình' trong sữa mẹ.
Mỗi khi đặt lên vết rắn cắn, viên đá lập tức bị hút chặt vào mà không cần tay giữ. Sau khi hút xong, viên đá phải được 'tắm mình' trong sữa mẹ.
Ngôi làng có viên ngọc rắn cứu người kỳ lạ ấy nằm cách
thành phố Thái Bình chừng 20 km có lên là Dương Cước, thuộc xã Hồng
Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ngôi làng cổ giữa vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng lọt thỏm giữa những cánh đồng bạt ngàn lúa, rau và
những bụi tre lớn nên quanh năm luôn có những người bị rắn cắn.
Chị Lê Thị Vân (người gốc thôn Dương Cước) kể: “Làng
có nhiều bụi tre, hàng rào cây cối rậm rạp lại có ruộng lúa bạt ngàn nên
rắn làm hang nhiều lắm. Đặc biệt vào mùa sương muối giăng, các loại rắn
bò ra người kiếm ăn thì người bị rắn cắn xảy ra thường xuyên. Nhưng
hàng chục năm nay, cả làng tuyệt nhiên không còn người chết vì rắn độc
cắn như trước nữa, bởi làng có viên đá kỳ diệu hút nọc rắn độc trong
nháy mắt. Mọi người thường gọi là ngọc rắn.”
Viên đá màu đen kỳ lạ từng cứu hàng trăm người thoát
khỏi lưỡi hái tử thần ấy nằm trong tay hai người nông dân chính hiệu
quanh năm đầu tắt mặt tối với lúa và rau, hai anh em ruột Vũ Văn Vần và
Vũ Văn Khản.
Thời làng Dương Cước còn chưa có bóng đèn điện, quanh
năm tù mù trong ánh sáng lập lòe, chập chờn ở đèn dầu thì rắn ở nơi đây
nhiều vô kể. Chúng bò vào khắp nơi, từ xà nhà, bếp tro, vựa lúa cho đến ổ
trứng gà mới đẻ còn nóng hôi hổi nên người bị rắn cắn rồi được cứu sống
nhiều vô kể.
Nhiều người ở các vùng lân cận ban đầu không tin nên
đã tìm đến tận chính quyền địa phương để hỏi nhưng đều bất ngờ khi chính
cán bộ xã lại là nhân chứng sống trong câu chuyện kỳ lạ này. Đó chính
là ông Nguyễn Xuân Báu, nguyên là Phó Chủ tịch, trường Công an xã, người
được “cải tử hoàn sinh” bởi viên ngọc rắn. Hôm đó là một buổi tối, khi
đang trên đường đi tuần tra thì ông Báu sa chân xuống một cay hố bên bờ
ruộng.
Lập tức bị một con rắn hổ mang bành nhao ra đớp vào
dưới mắt cá chân trái của ông Báu. Những người đi cùng vội vàng cởi áo
để băng chân rồi đưa thẳng đến nhà ông Vần. Tại đây, nọc độc của rắn
được kịp thời hút hết ra khỏi cơ thể.
Hay như vợ chồng ông Vũ Thế Cao, vốn là trưởng thôn
Dương Cước cũng từng bị rắn độc cắn vào buổi tối, phải mất hơn nửa tiếng
hút nọc ở nhà anh em ông Khản, ông Vần. Rồi chỉ mấy ngày sau đó, chính
con gái ông Cao là cháu Vũ Thị Kiều (15 tuổi) cũng bị rắn độc cắn, được
anh em ông Khản, ông Vần dùng “ngọc rắn” cứu.
|
Viên ngọc có tác dụng thần kỳ, cứu chữa được rất nhiều người bị rắn độc cắn. Tuy nhiên, khi có người trả giá cáo, hai anh em ông Vần đều không đồng ý bán. (Ảnh minh họa) |
Chuyện người bị rắn độc cắn không chết ở làng Dương
Cước cứ thế lan xa, không chỉ người làng mà nhiều người trong vùng lân
cận nghe tiếng cũng đến cậy nhờ anh em ông mỗi khi bị rắn cắn. Số người
đến nhờ cứu chữa nhiều đến nỗi cả hai anh em ông không tài nào nhớ hết
được.
Ông Vũ Văn Khản giải thích về việc hút nọc rắn bằng
viên đá: “Có người bị rắn cắn đến nhờ cứu thì tôi lấy viên đá ra đặt vào
đúng chỗ vết thương bị rắn cắn, để độ nửa tiếng là được.”
Viên ngọc rắn kỳ lạ ấy thực chất là một viên đá màu
đen, 2 mặt lớn được đóng chữ U. Kích thước của viên đá lạ chỉ khoảng 2,2
cm x 2,2 cm, dày chừng 1 cm, nặng khoảng 30 gram. Điều kỳ lạ, khó giải
thích là mỗi khi được đặt vào vết rắn cắn bỗng dưng như xuất hiện một
lực hút mạnh đến nỗi viên đá lập tức bị hút chặt vào chỗ đó mà không cần
tay người giữ hay miếng garo để cố định vị trí.
“Một là nhìn vào vết cắn, nếu là rắn độc cắn thì vết
răng sẽ chụm vào nhau như chân kiềng, còn rắn không độc thì vết cắn
thường hình tròn. Nhưng đó là kinh nghiệm nhiều năm mình phân biệt được
vết cắn độc và vết cắn không độc. Còn không hiểu tại sao, chỉ khi gặp
vết cắn của rắn độc thì viên đá mới bị hút chặn vào còn nếu không độc
thì viên đá bỗng rời xa, rơi xuống đất, tuyệt nhiên không bám dính vào
một chút nào”, ông Vũ Văn Khản kể.
Phương pháp dùng đá hút nọc độc rắn của anh em ông
chính do ông ngoại của họ truyền lại cùng viên đá quý. “Hồi đó là những
năm trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông ngoại chúng tôi là cụ Phạm
Văn Tráng có nuôi giấu cán bộ tổ chức kháng chiến trong nhà. Đến năm
1954 khi hòa bình lập lại, các cán bộ kháng chiến nhớ ơn bèn tặng cụ một
viên đá nhỏ màu đen và chỉ cho cách dùng nó để cứu người.
Nguồn gốc thực sự của viên đá là từ đâu, ngay chính
hai anh em ông cũng không rõ. Cụ Tráng khi còn sống từng có lần nói viên
đá đó là do các cán bộ hồi ấy có thời kỳ hoạt động trong rừng, dưới hầm
nhiều rắn độc hay bị cắn nên tổ chức đã trang bị cho viên đá quý. Nhưng
cũng có người bảo, viên đá quý thuộc hàng gia bảo như thế chỉ có ở các
nhà thầy mo cao tay ở bản làng người dân tộc trên núi mà thôi. Chung quy
lại, đến tận bây giờ vẫn không ai biết nó đến từ đâu.”
Kỳ lạ và quý nhưng viên ngọc rắn này cũng “khó tính”
và cần được chăm sóc cầu kỳ. Sau mỗi lần hút nọc cứu người, viên đá buộc
phải ngâm mình trong dòng sữa của người mẹ khỏe mạnh đang nuôi con nhỏ.
“Nhiều khi khắp làng không có người phụ nữ nào đang thời kỳ nuôi con bú
nên tôi phải đạp xe hơn chục cây số sang xã khác để xin cho được chén
sữa. Rồi cũng có khi phải cậy nhờ người quen đến xin bởi mình chả quen
biết gì, tự dưng xông vào nhà xin sữa của người mẹ thì chắc họ đuổi mình
ra khỏi nhà mất”, ông Khản nhớ lại.
Chỉ cần được ngâm trong chén sữa, ngay lập tức viên đá
nhả ra những vệt váng màu vàng nổi lềnh bềnh trên chén sữa. Tùy từng
loại nọc rắn khi hút mà viên đã sẽ nhả ra những vệt váng có màu khác
nhau. Nếu là nọc rắn hổ mang, rắn cạp nong thì váng nổi lên có màu vàng,
rắn cạp nia thì ra váng đen… Tất cả đều có mùi tanh.
Không chỉ lạ vì biết hút nọc từ cơ thể người và nhả
độc ra cốc sữa, mà viên đã kỳ lạ này còn khiến người ta không thế lý
giải nổi khi “ăn” cả ruột gạo nếp. “Ông ngoại tôi thuở trước từng dặn
rằng phải cất viên đá vào trong túi có chứa gạo nếp, mà phải loại gạo
nếp sữa loại 1, sạch sẽ. Nhưng không hiểu sao, cứ sau một thời gian để
viên đá vào trong túi gạo nếp thì những hạt đó bỗng bị rỗng hết ruột nên
phải thay liên tục. Trong khi cũng loại gạo đó mà để trong thùng ăn dần
thì còn nguyên vẹn, không hề hấn gì”, người anh cả Vũ Văn Vần kể.
Biết tiếng viên đá kỳ lạ, nhiều người đã đề nghị mua
lại của ông Vần, ông Khản với giá cả chục triệu đồng, một số tiền không
nhỏ với gia cảnh hai ông. Nhưng hai anh em họ đều từ chối, bởi viên đá
không chỉ là vật cha ông để lại mà nó còn là vật làm phúc cứu người. Hai
người nông dân thật thà, chất phác ấy chỉ tâm niệm vào việc dùng đá cứu
người mà không màng đến chuyện trả ơn. Dù có viên đá thần kỳ trong tay
nhưng anh em họ vẫn sống dưới mái nhà đơn sơ của xóm nghèo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét