waveometa menu

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Cấu tạo cơ thể con người theo Đông y

Cấu tạo cơ thể con người theo Đông y
heo Đông y con người được cấu tạo bởi các bộ phận quan trọng sau:
– Hệ thống nội tạng: đó là hệ thống tạng phủ và các phần liên đới các tạng phủ này.
Trong cơ thể con người có ngũ tạng là:
+ Tâm: tạng Tâm là trái tim của con người, đó là nơi sinh huyết và vận hành huyết. Sở dĩ gọi là sinh huyết vì chỉ có tại Tâm huyết mới có đầy đủ mọi tính chất của huyết chất (do tứ tạng còn lại góp sinh) mà từ đó mới vận chuyển đến tế bào mà nuôi dưỡng sự sống.
+ Can: tạng Can là lá gan của con người, đó là nơi huyết chất được nhiếp sinh mà thanh lọc các chất có hại.
+ Tỳ: tạng Tỳ là lá lách của con người, đó là nơi huyết chất được sinh hủy mà trí sinh để thành huyết.
+ Phế: tạng Phế là lá phổi của con người, đó là nơi hô hấp để cung cấp dưỡng khí của huyết.
+ Thận: tạng Thận là hai quả thận (bồ dục) của con người là nơi phát sinh ra nguyên chất của cơ thể từ tuyến thượng thận đó là tinh.
+ Ngoài ra còn có tạng định danh là tạng Tâm bào, tức là màng bao của tim, tạng Tâm bào quan trọng vì chính tạng Tâm bào cung cấp nhiệt năng cho huyết và chất và cho toàn cơ thể.
Các lý luận cơ bản của Đông y về ngũ tạng như sau:
+ Ngũ tạng ngũ hành: Tâm là hành Hỏa, Can là hành Mộc, Phế là hành Kim, Tỳ là hành Thổ, Thận là hành Thủy (xem hình).
+ Ngũ tạng sổ tàng: Tâm tàng Thần, Can tàng Hồn, Phế tàng Phách, Tỳ tàng Ý và Trí, Thận tàng Tinh và Chí. Đó là “thất thần” trong quan điểm của Đông y.
+ Ngũ tạng sở chủ: Tâm chủ Huyết, Can chủ Gân, Tỳ chủ Cơ nhục, Phế chủ Khí, Thận chủ Tinh và Xương cốt.
Ngũ tạng là nơi phát sinh ra ngũ khí hoạt động trong 12 kinh mạch chính trong cơ thể. Mọi hoạt động trong cơ thể đều là sự liên hợp các cơ năng và chức năng của cơ thể mà thành.
Trong cơ thể có lục phủ là:
+ Tiểu trường: phủ Tiểu trường là ruột non trong cơ thể nơi thực cốc được hóa lọc lần thứ hai (sau Vị). Tiểu trường quan hệ biểu lý với tạng Tâm.
+ Đại trường: phủ Đại trường là hệ thống ruột già hệ thống lọc chất xác cuối cùng của thực cốc mà tống ra ngoài từ giang môn (hậu môn). Đại trường quan hệ biểu lý đồng cặp với tạng Phế.
+ Vị: phủ Vị là dạ dày trong cơ thể, là nơi lọc thực cốc đầu tiên từ thực quản xuống. Vị và tạng Tỳ quan hệ biểu lý với nhau.
+ Bàng quang: phủ Bàng quan là bọng đái trong cơ thể nơi lọc trong đục cuối cùng của chất trong từ Tiểu trường chất đục được thải ra ngoài theo đường tiểu (niệu đạo) còn chất trong và Đởm lên Tỳ để làm dịch chất. Phủ Bàng quang quan hệ biểu lý với tạng Thận.
+ Tam tiêu: phủ Tam tiêu là hệ thống màng mỡ trong ổ bụng có phân ra Thượng tiêu, Trung tiêu và Hạ tiêu. Phủ Tam tiêu đón nhiệt từ Tâm bào đưa xuống để ngấu nhừ thực cốc.
– Hệ thống cốt – tủy: là hệ thống tối quan trọng là cơ sở vật chất của sự sống, đồng thời lại là nơi thần khí hoạt hóa mà thành Thần.
+ Tủy chất: tủy chất nằm ở giữa xương cốt. Tủy chất ở các nơi đều có nhiệm vụ khác nhau. Thanh chất của tủy được hoạt hóa thành Tinh rồi từ đó hóa thành Khí, tạo thành Thần. Đục chất của tủy là tố chất sinh huyết chất và tạo sinh các thành phần tế bào cho cơ thể.
+ Hệ cốt xương: đó là tạo hình của cơ thể là cơ sở của các hoạt động mang tính chất cơ học của con người.
– Hệ thống cân – mạch:
+ Cân: là gân liên kết hệ xương và phối hợp cùng với cơ tạo ra các hoạt động di chuyển.
+ Mạch: có hai loại kinh khí và mạch huyết.
* Kinh khí: là hệ thống các đường vận hành của khí trong cơ thể. Kinh khí bao gồm mạch Nhâm Đốc cho chân khí, 12 kinh mạch chính cho ng4 khí, Bát mạch kỳ kinh liên hợp ngũ khí, các mạch Tôn lạc cho Vệ khí phát Dương ra da.
* Mạch huyết: là hệ thống mạch máu nơi huyết đi ra (mạch dương – động mạch) và đi vào (mạch âm – tĩnh mạch) và các mao mạch khắp cơ thể.
Khi khí và mạch huyết chạy khắp nơi trong cơ thể để nuôi dưỡng và vận hành hoạt động sống và tồn tại của cơ thể. Do khí là chất vô định nên kinh khí cũng vô định. Huyết là định hình nên hyết mạch định hình.
– Hệ thống ngũ quan:
Hệ thống ngũ quan là hệ thống năm giác quan của cơ thể, mà thông qua đó thất thần vận hành, mà con người đảm bảo mối quan hệ mật thiết với thế giới bên ngoài. Trong Đông y ngũ quan lại là khai khiếu của ngũ khí.
Hệ thống ngũ quan bao gồm:
+ Mắt: cơ quan thị giác là khai khiếu của Can khí, là nơi hồn Can biểu thị. Mắt được coi là đệ nhất ngũ quan, chủ nhân thần khí sắc của con người. Mọi sự biến loạn của bệnh lý trong cơ thể mà ảnh hưởng tới nhân thần là bệnh đã nặng, tật đã lâu và cái chết được báo trước.
+ Tai: cơ quan thính giác là khai khiếu của Thận khí.
+ Mũi: cơ quan khứu giác là khai khiếu của Tỳ khí.
+ Lưỡi, miệng: cơ quan vị giác là khai khiếu của Tâm khí.
+ Da lông: cơ quan xúc giác là khai khiếu của Phế khí.
Ngũ dịch của ngũ khí ngũ tạng thoát ra là:
+ Mồ hôi là dịch thoát của Tâm khí thoát ra da.
+ Nước mắt là dịch thoát của Can khí thoát ra ở mắt.
+ Nước mũi là dịch thoát của Phế khí thoát ra ở mũi.
+ Nước miếng là dịch thoát của Tỳ khí thoát ra ở miệng.
+ Nước tiểu là dịch thoát của Thận khí thoát ra ở đường tiểu là quan niệm về hoạt động sống của con người.
Hoạt động sống của con người lấy cơ sở là các sự hoạt động khác nhau của ngũ tạng. Hoạt động sống của con người có thể chia làm hai loại hình là sống và tồn tại.
+ Hoạt động sống: là các quá trình sinh học trong con người để đảm bảo sự nuôi dưỡng cơ thể. Sự nuôi dưỡng này được chia làm hai quá trình chính nhằm tạo ra cho huyết chất đầy đủ dưỡng chất cho toàn bộ cơ thể.
* Quá trình hô hấp: với sự hô hấp của Phế, Vị để cung cấp dưỡng khí cho huyết và đẩy thực khí ra bên ngoài.
* Quá trình tiêu hóa: với sự tiêu hóa trong hệ thống ruột (gồm Vị, ruột non) cung cấp cho huyết dưỡng chất.
Bên cạnh hai quá trình trên là quá trình hóa vận sinh ra khí để hoạt hóa các cơ năng nội tạng. Quá trình này là quá trình “đốt tinh thành khí”. Theo các quan niệm của môn pháp khí công thì quá trình tạo khí cũng là quá trình hoạt động của ngũ tạng với nguyên lý “hạ tâm hỏa”  góp tốn phong đốt tinh thành khí đi lên. Về khí cạnh khác có thể hiểu là sự giao hòa của hỏa cung (Tâm – Phế – Tâm bào) với thủy cung (Thận – Đan điền) tạo ra phần thực là huyết phần hư là khí. Hoạt động sống của con người hoàn toàn dựa trên cơ sở của mối quan hệ giữa khí – huyết. Khí và huyết đều có nguồn gốc vật chất là từ tủy sống. Phần thực của tủy tạo ra huyết còn phần thanh của tủy tạo ra tinh rồi từ tinh thành khí. Khí huyết đều nhờ hoạt động của ngũ tạng mà hóa sinh. Mối quan hệ Khí – Huyết là mối quan hệ bản chất của sự sống đó là quan hệ của Tâm (huyết) – Thận (khí), của âm (khí) – dương (huyết); của thủy (khí) – hỏa (huyết). Khí – huyết phải hòa đồng do đó Tâm Thận phải giao hòa, âm – dương phải thăng giáng, thủy – hỏa phải ký tế. Đó cũng là yêu cầu bất di bất dịch của sự sống. Từ mối quan hệ của khí – huyết, ngũ tạng còn tạo ra các thứ dịch chất cơ bản. Can sinh tân, Tỳ sinh dịch chất lưu thông trong nội tạng cơ thể.
+ Hoạt động tồn tại:
Hoạt động tồn tại là hoạt động xác định các cơ năng của các bộ phận trong cơ thể được phát động, mà tạo ra sự tồn tại con người với đầy đủ mọi ý nghĩa.
Hoạt động tồn tại của con người dựa trên cơ sở là thần tức là hoạt động mang đặc tính cao của sự tồn tại của con người. Thần là cơ sở của cảm giác, của hoạt động tâm lý và hoạt động tri giác của con người.
Thận được tạo ra từ quá trình hoạt hóa biến vi từ tinh thành khí, từ khí tạo thần. Bởi vậy tam bảo Tinh – Khí – thần trở thành hoạt động sống còn của vận mệnh con người. Con người muốn sống được là phải còn tinh rồi từ tinh tạo ra khí, rồi tiếp tục từ khí tạo ra thần, quá trình này phải được đảm bảo tuyệt đối tốt từ đầu đến cuối. Bất cứ một biến động nào của quá trình này đều là điều không tốt, biến động nhẹ là bệnh, biến động vừa là tật, biến động mạnh là tuyệt mạng.
Khí có khí hậu thiên là Phế khí (dưỡng khí) và Vị khí (thực khí). Khí tiên thiên là chân khí và ngũ khí. Chân khí được tạo ra từ tinh tiên thiên, ngũ khí là chân khí đi vào ngũ tạng mà phát ra.
Tinh có tinh hậu thiên là sinh thực chất tức là yếu tố cơ bản của hoạt động duy trì nòi giống. Tinh tiên thiên là tinh tàng ở tuyến thượng thận rồi từ đó tạo ra khí tiên thiên, tức là chân khí trơng người.
Thần là hoạt hóa của khí tiên thiên (chân khí và ngũ khí) qua bước trung gian là thần khí với sự phân định như sau của thất thần:
Phách – Ý – Chí – Trí – Hồn – Thần
Thể thần khí           Dụng thần khí            Thần

1 nhận xét:

  1. những tình trạng căn bệnh da liễu tồn tại vĩnh viễn trên da thường trải thông qua các thời kỳ hoặc phòng khám da liễu ở Ninh Thuận chu kỳ với các biểu hiện. một vài tình trạng chẳng thể chữa hết tuy nhiên có thể thuyên giảm. mặc dù vậy, nếu bạn bị stress, hoặc mắc các căn bệnh khác, hoặc bị lao lực thì bệnh có thể tái phát.nếu như da bị đau, bạn có thể sẽ được b.sĩ chỉ định dùng thuốc bớt đau. Trong tình trạng da bị lở loét, tổn thương, hoặc bệnh dễ lây truyền, có thể b.sĩ sẽ cho thuốc mỡ để thoa cùng với băng gạc để đắp kín.

    Trả lờiXóa