waveometa menu

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

(Ung thư) Hạch bạch huyết bị sưng ở cổ - Nguyên nhân và cách chữa trị

Hạch bạch huyết bị sưng ở cổ - nguyên nhân và cách chữa trị


(AloBacsi) - Có hàng trăm hạch bạch huyết ở cổ và được chia thành nhiều loại. Hạch bạch huyết bị sưng thuộc về bề mặt và nằm trực tiếp ngay dưới da.



Nguyên nhân
Viêm hạch bạch huyết dạng viêm thường gây ra do nhiễm vi khuẩn. Các hạch bạch huyết bị sưng trên cổ của bạn có thể gây ra một chút đau đớn khi chạm vào, hoặc khi chúng đang hoạt động để loại bỏ nhiễm trùng.
Nếu mạch bạch huyết bị nhiễm có thể thấy vệt màu đỏ đi từ chỗ bị thương đến các hạch bạch huyết trên cổ. Để hiểu do tại sao các hạch bạch huyết trên cổ bị sưng, nên hiểu được nguyên lý làm việc bên trong của hệ bạch huyết.
Các hạch bạch huyết thường bé, hình hạt đậu và ở nhiều vị trí trên cơ thể. Những hạch này nhận các hướng của hệ bạch huyết nơi các lưu chất loại bỏ virus, vi khuẩn và tạp chất khác.
Nếu cần thiết, hạch bạch huyết có thể là những chiếc máy lọc có thể “bắt giữ” tạp chất lạ xâm nhập vào cơ thể của bạn. Các sinh vật lạ sẽ bị hiệu hóa bởi các bạch cầu hoặc các tế bào máu trắng.
khoảng 500 hạch bạch huyết khắp cơ thể bạn có thể cảm thấy chúng trên nách, háng của bạn, sau tai và cổ.
Các hạch bạch huyết trên cổ xảy ra trong các nhóm khi cơ thể bị nhiễm trùng. Các hạch bạch huyết này có thể bị sưng, đỏ cảm thấy đau khi chạm vào. Vị trí của bạch huyết bị sưng là đầu mối hiệu quả để thông báo bạn đang gặp vấn đề sức khỏe ở chỗ nào đó. Ví dụ, nếu các hạch bạch huyết khắp cơ thể của bạn bị sưng, trên cơ thể bạn sẽ có vấn đề như như nhiễm trùng, các bệnh tự miễn, phản ứng thuốc và bệnh bạch cầu.
Khi các hạch bạch huyết bị sưng ở cổ, rát có thể bạn bị nhiễm trùng đầu, cổ hay miệng bao gồm viêm họng cảm lạnh.
Những bé đang mọc răng hoặc nhiễm trùng tai cũng thể các hạch bạch huyết bị sưng ở cổ. Các bệnh khác như sốt toxoplasmosis và bệnh lao cũng được chỉ định nhờ các hạch bạch huyết bị sưng cổ.
Có nên thăm khám bác sĩ?

Bởi vì các hạch bạch huyết bị sưng trên cổ có thể
là do nhiễm trùng nhưng không phải lúc nào nó cũng chỉ ra được các bệnh nghiêm trọng như ung thư hoặc các trường hợp tồi tệ khác mà bạn có thể gặp.
Gần đây bạn có bị đau cổ họng hay đau tai không? Nếu có, các hạch gần khu vực bị nhiễm bệnh có thể sưng lên. Đó là một dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang cố gắng chống chọi với các sinh vật hay vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể.
Do vậy, bạn có thể tìm đến bác sỹ để thăm khám và có phương pháp chữa trị hợp lý. Tuy nhiên bạn không cần phải lo lắng quá về các tuyến bạch huyết bị sưng.
Đôi khi các hạch bạch huyết của bạn sưng lên rất nhanh gây đau đớn. Các hạch có thể bị sưng trong hai ngày hoặc thậm chí hai tuần. Mặt khác, nếu có hơi nóng và sưng đỏ ở chỗ bị sưng thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn nên gặp bác sĩ. Bạn không cần phải đi khám bác sĩ nếu có các hạch bạch huyết bị sưng trên cổ đi kèm với cảm lạnh nhẹ, đợi tầm 3 hoặc 4 ngày xem biểu hiện khác như thế nào.

Trong
một số trường hợp rất hiếm, các hạch bị sưng là dấu hiệu của ung thư hạch, ung thư máu có ảnh hưởng đến tế bào lympho, một loại tế bào máu trắng. Ngay lập tức hãy tìm gặp bác sĩ nếu các hạch bị sưng ở cổ không biến mất trong hơn 3 tuần và nếu đi kèm với các triệu chứng như:
- Ốm yếu hoặc thiếu năng lượng- Giảm cân không rõ nguyên nhân- Sốt- Ớn lạnh- Đổ mồ hôi đêm

Điều trị

Thuốc giảm đau, chẳng hạn như acetaminophen và ibuprofen là
phương pháp điều trị chuẩn cho các hạch bạch huyết bị sưng lên. Nếu bạn bị rối loạn miễn dịch, thuốc kê đơn là cần thiết để giảm kích thước của hạch bị sưng.
Acetaminophen

Trong một số trường hợp hiếm gặp, áp xe có thể phát triển trên các hạchđiều này có nghĩa các chất bị nhiễm bệnh phải được loại bỏ thông qua một phẫu thuật nhỏ.Điều trị tự nhiên và toàn diện nên tập trung hơn vào những nguyên nhân cơ bản của các hạch bạch huyết bị sưng. Hiện có nhiều liệu pháp thiên nhiên và thảo dược rất dễ dàng và không gây bất kỳ phản ứng phụ nào.
Bạn có thể sử dụng Hypoxrs rooperii để tăng cường hệ thống miễn dịch, trong khi cây tầm gửi (Viscum album) có thể điều tiết lại các tế bào bị phá hủy và giảm viêm nhiễm.
Các loại thảo mộc khác như cam thảo (Glycyrrhiza glabra), chàm (Baptisia tinctoria) và Echinacea (Echinacea spp.) cũng nên được sử dụng nếu dạng bệnh cấp tính và cần ngay tức thì để tăng cường hệ thống miễn dịch.

Cam thảo

Khi mua các sản phẩm thảo dược từ các nhà thuốc, bạn chỉ nên chọn những loại được sản xuất bởi các công ty có uy tín. Chất lượng thành phần và liều lượng là hai yếu tố quan trọng nên xem xét khi lựa chọn thuốc thảo dược.

Nếu khu vực
bị sưngkhu vực nhạy cảm, bạn có thể chườm nóng và lạnh cùng một lúc. Nước nóng và lạnh mỗi thứ để một bát và dùng khăn mặt để chườm lên vùng bị sưng. Đặt chiếc khăn ấm (không chảy ướt) trên các hạch bị sưng trong 10 phút và sau đó thay thế bằng những chiếc khăn lạnh.

Trong hàng nghìn năm, người dân đã
sử dụng mật ong để chữa bệnh. Bạn cũng có thể sử dụng mật ong để giảm sưng và đau các hạch bạch huyết. Hòa tan một muỗng cà phê mật ong vào một cốc nước ấm hoặc nước trà, sau một vài ngày, bạn sẽ thấy cải thiện rõ rệt trên các hạch bạch huyết bị sưng.
Quách Vinh
Theo Healthguidance

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét