waveometa menu

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

12 Công Dụng Tuyệt Vời Của Cây Lá Lốt Mà Người Ta Vẫn Nghĩ Là Món Ăn

12 Công Dụng Tuyệt Vời Của Cây Lá Lốt Mà Người Ta Vẫn Nghĩ Là Món Ăn

Từ xưa cây lá lốt phổ biến được sử dụng để chế biến các món ăn hấp dẫn như món om, món chả, món canh, rang, chiên, xào,… là loại cây rất được ưa thích, ở nông thôn hầu như gia đình nào cũng trồng trong vườn nhà. Rất ít người biết rằng, bên cạnh việc được sử dụng làm thực phẩm, lá lốt còn là cây thuốc có công dụng chữa nhiều thứ bệnh dân gian như đau nhức xương khớp, đau bụng nhiễm lạnh, ra nhiều mồ hôi tay chân, phù thũng, tổ đỉa, sưng đau đầu gối, mụn nhọt lâu ngày,…
Cây lá lốt trị bệnh gì

Lá lốt là cây gì?

Cây lá lốt thuộc họ nhà hồ tiêu (Piperaceae), tên khoa học là Piper lolot C.DC, vừa là cây thảo dược vừa được sử dụng làm thực phẩm, sống dai ưa mọc ở nơi ẩm ướt tại các vùng trung du và miền núi. Cây mọc bò có chiều cao từ 20 đến 40cm, cành thân có phủ ít lông và phổng lên tại các mấu.
Lá đơn nguyên hình tim, nhẵn, rộng, mép uốn lượn, mọc so le, gân lá chằng chịt hình mạng lưới, đầu lá thuôn nhẹ, cuống lá có bẹ ở gốc. Hoa mọc đơn độc từng bông ở kẽ lá, quả mọng chỉ chứa một hạt. Cây ra hoa và kết quả độ tháng 8 đến tháng 10 vào mua thu. Lá được sử dụng làm rau ăn, cả thân, rễ và lá đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Trong y học hiện đại, lá lốt có tác dụng rất tốt trong giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn.
tác dụng của lá lốt
Trong đông y, lá lốt có tính ấm, hơi cay, vị nồng, công dụng trừ lạnh (tán hàn), làm ấm bụng (ôn trung), giảm đau (chỉ thống), đưa khí đi xuống (hạ khí), mũi chảy nước thối tanh kéo dài (tỵ uyên), đau lưng đau chân (yêu cước thống), đầy hơi, khó tiêu, trị nôn mửa,… Trong dân gian, người ta thường kết hợp lá lốt với một số vị thuốc khác như lá xương sông, rễ bưởi bung, rễ cỏ xước,… ngâm chân tay hoặc sắc lây nước uống để chữa các chứng đau bụng do lạnh, đau vùng ngực và đau nhức xương khớp, đau đầu, mụn nhọt, đau răng, ra nhiều mồ hôi chân tay,… có thể phơi, sấy khô hoặc dùng tươi, chỉ nên ăn từ 50 đến 100g cho mỗi người mỗi ngày. Thời gian gần đây, nhiều người còn kháo nhau rằng có thể điều trị bệnh gút (bệnh nhà giàu) nhờ ăn các món ăn chứa lá lốt.

Cây lá lốt chữa bệnh gì ?

Để hiểu rõ hơn về công dụng của lá lốt trong trị bệnh, caythuocdangian.com mời bạn tiếp tục tham khảo các bài thuốc bên dưới đây đã được dân gian đúc kết qua nhiều thế hệ và được sưu tầm từ một số tài liệu y học.

1. Tác dụng chữa đau bụng do nhiễm lạnh

Dùng 20g lá lốt tươi, rửa sạch, cho vào 300ml nước đun đến khi còn 100ml. Uống khi còn ấm tốt nhất là trước mỗi bữa tối, liên tục trong 2 ngày sẽ thấy hiệu quả.

2. Trị đau nhức xương, khớp khi trời trở lạnh

Dùng lá lốt tưới 15-30g (khô thì 5-10g) mang sắc với 2 bát nước đến khi còn 1/2 bát. Uống khi còn ấm tốt nhất là sau bữa tối. Uống liên tục trong 10 ngày. Có thể kết hợp với rễ các cây cỏ xước, bưởi bùng, vòi voi mỗi loại 30g, dùng tươi, thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước đến khi còn 200ml chia ra vừa uống 3 lần trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
Xem thêm cách chữa đau nhức xương khớp bằng cây cúc tần.

3. Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay

Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, mang giã nát vắt lấy nước đặc uống trong ngày. Phần bã mang đun sôi 5 phút với 3 bát nước. Vắt để riêng bã sang bên, dùng nước đó rửa vào chỗ bị tổ đỉa, lấy bã đắp lên rồi băng lại. Làm liên tục 5 đến 7 ngày và 2 lần mỗi ngày.

4. Trị chứng ra nhiều mồ hôi ở chân, tay

Dùng 30g lá lốt tươi, rửa sạch, chờ ráo mang đun sôi với 1 lít nước khoảng 3 phút, cho thêm ít muối lúc sôi. Mỗi ngày trước khi đi ngủ dùng để ngâm tay, chân, làm đều đặn và thường xuyên từ 5 đến 7 ngày
Ngoài ra có thể thái nhỏ 30g lá lốt sao vàng hạ thổ, sắc với 3 bát nước cho còn 1 bát. Uống 2 lần trong ngày, liên tục trong 7 ngày rồi dừng 4 – 5 ngày lại tiếp tục uống.

5. Chữa đầu gối sưng đau

Dùng 20g tươi mỗi loại lá lốt và ngải cứu, rửa sạch, giã nát, chưng nóng với giấm, chườm, đắp nơi đầu gối sưng đau. Làm như vậy khoảng 10 ngày. Có thể kết hợp lá lốt với 30g rễ tươi mỗi loại vòi voi, cỏ xước, bưởi bung, thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml đến khi còn 1/3 chia ra uống 3 lần trong ngày, Uống liên tục trong 7 ngày.

6. Trị mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng

Dùng 15g mỗi vị lá lốt, tía tô, cây chanh, lá chanh, lá ráy. Mang bỏ vỏ ngoài cây chanh, vỏ trong mang phơi khô, giã nhỏ, lấy phần bột mịn rắc vào vết thương. Những dược liệu còn lại rửa sạch, giã nhỏ, đắp lên chỗ mụn nhọt và băng lại. Ngày đắp 1 lần liên tục trong 3 ngày. Bạn có biết nấm linh chi cũng có tác dụng diệt khuẩn nhanh làm lành vết thương
lá lốt có công dụng gì

7. Chữa phù thũng do suy thận

Dùng 20g lá lốt, 10g mỗi loại rễ tầm gai, cà gai leo, lá đa lông, mã đề, rễ mỏ quạ. Sắc với 500ml tới khi còn 150ml uống trong ngày. Uống tốt nhất sau bữa ăn trưa trong vòng 3 – 5 ngày.

8. Chữa viêm nhiễm âm đạo, ngứa và ra nhiều khí hư

Lá lốt 50g, nghệ 40g, 20g phèn chua. Cho nước vào ngập 2 đốt ngón tay, đun lửa nhỏ 10 – 15 phút. Chắt lấy 1 bát nước dùng để rửa âm đạo. Phần còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo rất hiệu quả.

9. Chữa viêm tinh hoàn

Dùng 12g lá lốt, 12g bạch truật, 12g lệ chi, 10g bạch linh, 10g trần bì, 21g sinh khương, 6g phòng sâm, 6g sơn thù, 5g hoàn kỳ, 4g cam thảo (chích). Sắc với 600ml nước còn 200ml, chia ra uống nhiều lần trong ngày.

10. Giải cảm, chữa thương hàn

Dùng 20 lá lốt già thái sợi, nửa củ hành tây (hoặc hành tím), 5 nhánh hành hương nhỏ, 1 tép tỏi, gừng thái mỏng 2g, một nắm gạo vo sạch và gia vị nêm.
Cho vào 150ml nấu sôi, độ 15 phút nhấc xuống cho vào 1 quả trứng gà khuấy đều. Ăn xong và lau phần mồ hôi sẽ khỏi.

11. Chữa viêm xoang, nước mũi đặc

Dùng lá lốt rửa sạch với nước muối pha loãng. Vòa nát rồi nhét vào mũi. Mỗi ngày làm từ 1 – 2 lần. Chăm chỉ làm đều hàng ngày sẽ giúp trị chứng viêm xoang, nước mũi sẽ nhanh chóng giảm bớt.

12. Giải độc, rắn cắn, say nấm

Dùng 50g lá lốt, 50g lá đậu ván trắng, 50g lá khế. Rửa sạch giã nát, cho thêm ít nước vào rồi ép cho người bị rắn cắn, say nấm uống ngay trong lúc đang chờ đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế, bệnh viện.

Món ăn từ lá lốt

Món cháo: 30g cành nụ lá lốt khô, 30g hồ tiêu, 12g quế mang tán mịn mỗi lần dùng 9g bột. Nấu nước hành hành tươi, gạt bỏ bã, cho gạo tẻ vào nấu cháo. Cho bột thuốc vào lúc cháo chín và ăn khi đói. Món cháo này giúp chữa đầy bụng khó tiêu, trị hàn thấp, hư hàn.
cháo lá lốt
Món đầu chân dê hầm: 4 cái chân dê, 1 cái đầu dê làm sạch nấu chín với nước. Cho vào 30g lát lốt, 30g gừng tươi, 50g hành trắng, 10g hạt tiêu, đậu xị lượng vừa đủ, gia vị và muối ăn. Để nhỏ lửa nấu chín nhừ, chia ra ăn nhiều lần trong ngày. Món này tốt cho cơ thể suy nhược, đau quặn bụng, tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng, chậm tiêu, kém ăn, bệnh mạn tính.
Sữa bò sắc lá lốt: 200ml sữa bò, 30g lá lốt tươi thái nhỏ, cho vào nấu lên uống khi đói. Món ăn này tốt cho người trung tiện nhiều lần trong ngày hay bị đầy trướng bụng tăng sinh hơi.
chả lá lốt
Chả thịt: Khi làm chả rán, cho thêm ít lá lốt băm cùng thịt, dùng lá lốt cuốn ngoài thịt khi rán. Món ăn này rất thơm ngon và được nhiều người ưa thích.
Món om: Khi nấu om cá, thịt, chuối hay cà cho thêm lá lốt vào khiến món ăn thêm thơm đậm đà rất hấp dẫn.
ếch om chuối đậu
Bên cạnh những món ăn trên, lá lốt còn để chế biến rất nhiều món ăn khác như ghẹ kho, gà cuộn, cà pháo xào, trứng rán, thịt viên chiên, thịt heo mọi xảo sả ớt, cá linh cuốn lá, gần bò, thịt bò xào, rạm rang, canh trai, thịt trâu xào, chứng vịt chiên, thịt heo rừng xào, thịt mọi nướng, chả ốc, cá gói lá chiên không dầu, canh mít non, mực hấp gừng lá, món canh thịt bò, nấm tràm xào, nem, chứng cá chiên, canh ốc nấu khế, cà tím xào, canh lòng me, ếch xào măng, ốc om chuối đậu,… và rất nhiều món khác nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét