Công dụng không tưởng của ánh sáng mặt trời
Vitamin D có trong ánh sáng mặt trời không chỉ giúp tăng cường hấp thu canxi, mà còn giúp bổ sung panacea (một chất chữa bệnh) và placebo (một loại thuốc an thần).
Quan niệm tắm nắng để hấp thụ canxi hóa ra đều có cơ sở khoa học. Bởi trong ánh sáng mặt trời có chứa vitamin D có lợi đối với việc hấp thụ canxi. Không những thế, vitamin D có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm lão hóa da.
Mùa đông đang đến gần, đồng nghĩa với nguy cơ cơ thể thiếu hụt Vitamin D, để ý những dấu hiệu sau đây để biết liệu cơ thể có đang thiếu Vitamin D hay không.
1. Dễ nhiễm bệnh
Mùa đông là mùa cơ thể dễ nhiễm phải các bệnh như cảm, cúm. Các nghiên cứu khoa học chứng minh hàm lượng vitamin D thấp sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Nhà dinh dưỡng Kim Pearson cho biết: "Vitamin D giúp tăng khả năng thích nghi và miễn dịch cho cơ thể. Nếu không có đủ lượng vitamin D cần thiết, các tế bào miễn dịch sẽ khó hoạt động”.
Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu vai trò của sự thiếu hụt vitamin D đối với nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng, vú, tụy, tuyến tiền liệt, cũng như bệnh Parkinson và chứng đa xơ cứng
2. Tâm trạng chán nản
Theo Pearson: “Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mức serotonin”.
Serotonin là hợp chất phân bố trong đường tiêu hóa và hệ thống thần kinh trung ương, suy giảm serotonin dẫn đến việc cảm thấy buồn chán, giảm sự ham muốn hoặc dễ dàng cáu giận.
Năm 2014, tạp chí Medical Hypotheses khảo sát 100 bài báo khoa học và tìm ra mối liên hệ giữa thiếu vitamin D với chứng rối loạn tình cảm theo mùa (SAD), theo đó tâm trạng con người dễ chán nản trong những tháng mùa đông, thiếu ánh nắng mặt trời.
3. Thường xuyên mệt mỏi
Pearson cho biết: "Vitamin D rất cần thiết cho quá trình biến đổi thực phẩm thành năng lượng. Nếu bạn luôn mệt mỏi, có thể là do cơ thể không hấp thu được các chất dinh dưỡng từ thức ăn”.
Một thử nghiệm lâm sàng có đối chứng giả dược đã được công bố vào năm ngoái trên tạp chí Medicine cho thấy bổ sung vitamin D đã cải thiện đáng kể mức độ mệt mỏi.
4. Đau khớp, xương yếu
Vitamin D cần thiết để điều chỉnh lượng can-xi và phốt-phát trong cơ thể, đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động của các khớp, cơ và răng, giúp ngăn ngừaxương mềm và chứng loãng xương.
Một nghiên cứu vào năm 2014 đã dự đoán rằng người lớn (trên 50 tuổi) bị thiếu vitamin D có nhiều khả năng bị đau khớp hông và khớp gối hơn. Thậm chí cơn đau có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu không được điều trị.
5. Cơ bắp
Vitamin D hỗ trợ chức năng cơ vì các thụ thể của nó nằm trên khắp cơ thể. Vitamin D sau khi được chuyển hóa sẽ tăng cường sự co cơ và xây dựng cơ bắp và xương thông qua tập thể dục.
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa đau mãn tính với thiếu vitamin D. Và bổ sung vitamin D trong điều trị đã được chứng minh là có ích.
Những người có nguy cơ thiếu VItamin D:
- Người cao tuổi đang ở nhà và ở nhà chăm sóc.
- Nhân viên văn phòng dành hầu hết thời gian bên trong.
- Những người che đậy vì mục đích tôn giáo.
- Những người làm việc ca đêm và ngủ trong ngày.
Bổ sung Vitamin D thế nào?
- Tắm nắng: thời gian hợp lí để hấp thu đủ Vitamin D từ mặt trời là từ cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 đến cuối tháng 9, với 20 phút mỗi ngày cơ thể sẽ có đủ lượng Vitamin D cần thiết cho xương
- Bổ sung Vitamin từ thực phẩm: các loại cá như cá hồi, cá thu hay cá ngừ có chứa nhiều vitamin D, ngoài ra còn có lòng đỏ trứng gà, sữa chua, phomat,....
- Viên Vitamin D: trời đông giá lạnh thường khó có mặt trời. Chính vì thế, nhiều người đã lựa chọn bổ sung vitamin D dựa vào những loại thuốc viên. Tuy nhiên, công dụng của những viên Vitamin này vẫn là vấn đề tranh cãi. Vi vậy tốt hơn là nên bổ sung Vitamin D bằng những cách tự nhiên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét