waveometa menu

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

9 kỹ năng cấp cứu cơ bản ai cũng nên biết

9 kỹ năng cấp cứu cơ bản ai cũng nên biết

Những kỹ năng cứu người cần thiết bạn nên nắm vững

Những kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản có thể cứu sống người khi cần thiết. Hô hấp nhân tạo, sơ cứu người bị chết đuối, sơ cứu người bị đau tim, bỏng, cháy máu nhiều, tắc thở vì dị vật, cách di chuyển nạn nhân là các kỹ năng mà bất kỳ ai cũng nên biết và nẵm vững.
Nguyên tắc quan trọng nhất trước khi bạn học cách cứu người là phải gọi điện cho bệnh viện hoặc các đơn vị có khả năng cấp cứu ngay lập tức. Sau đó, trong thời gian chờ đợi, hãy xem xem bạn có thể giúp đỡ nạn nhân theo cách nào. Ngoài ra, hãy lưu ý tới sự an toàn của chính bản thân mình. Trong nhiều trường hợp, nếu bạn tự làm cho mình bị thương, bạn sẽ không giúp đỡ được cho bất kì ai cả.
Kỹ thuật sơ cấp cứu

Hô hấp nhân tạo/ép tim thổi ngạt

Khi nói tới "kỹ năng cứu mạng" người khác, có lẽ điều đầu tiên mà bạn nghĩ tới sẽ là hô hấp nhân tạo. Kỹ năng này sẽ quyết định giữa sự sống và cái chết cho những người đã bị lâm vào tình trạng tim ngừng đập. Tốt nhất là bạn nên tham gia một khóa học về kỹ năng hô hấp nhân tạo, nhờ đó bạn có thể thực hành kỹ năng này một cách đúng trình tự và thu nhận được các kinh nghiệm quan trọng trong quá trình học.
Tuy vậy, ngay cả khi không được đào tạo, bạn vẫn có thể cứu mạng người nếu xung quanh không có ai. Hãy xem đoạn video chỉ dài 3 phút sau đây.
Bạn có thể thực hiện quá trình ép tim thổi ngạt (hô hấp nhân tạo chỉ sử dụng tay) trên bất kì bệnh nhân nào, trừ trẻ sơ sinh. Với kỹ thuật này, bạn sẽ nhấn lồng ngực của người bệnh xuống khoảng 3cm rồi thả ra với tốc độ 100 lần/phút cho tới khi nhân viên cấp cứu tới nơi. Theo Liên hiệp Tim mạch Hoa Kỳ, bạn không nhất thiết phải nâng cổ và thổi khí vào bên trong mồm của nạn nhân.

Nạn nhân bị đau tim

Đôi khi, biểu hiện của cơn đau tim có thể là rất rõ ràng, ví dụ như tim ngừng đập; trong một số trường hợp khác cơn đau tim có thể giống như cảm giác nóng rát sau xương ức. Cứ 7 ca tử vong tại Mỹ thì lại có một ca có nguyên nhân là bệnh tim, do đó bạn cần nắm vững các triệu chứng của cơn đau tim:
Sơ cứu nạn nhân bị đau tim
  • Tức ngực, cảm giác đau ở ngực hoặc ở cánh tay, có thể lan ra vùng cổ, quai hàm.
  • Buồn nôn, đầy bụng, đau vùng bụng.
  • Thở nhanh, khó thở.
  • Đổ mồ hôi.
  • Cảm giác hồi hộp, bất an.
  • Mệt mỏi.
  • Khó ngủ
  • Đầu óc không tỉnh táo.
Sau khi gọi trợ giúp, nếu người bị nạn lớn hơn 16 tuổi và không bị dị ứng với aspirin và cũng đang không sử dụng các loại thuốc có thể gây tương tác với aspirin, hãy cho họ uống một viên aspirin nhằm giảm mức tổn thương tim.

Làm thế nào để cứu người đang bị tắc thở vì dị vật trong cổ họng

Nếu đường hô hấp của nạn nhân đang bị tắc vì có thức ăn hoặc các loại dị vật khác, hãy để ý xem người này có đang ho hay không. Nếu họ còn tỉnh táo, hãy bảo họ ho càng mạnh càng tốt. Nếu người này không thể ho, thở hay nói, bạn cần thực hiện cách sơ cứu Heimlich:
  • Gọi cấp cứu ngay lập tức.
  • Hướng người bị nạn về phía trước và dùng ức bàn tay đấm mạnh vào lưng người đó 5 lần.
  • Xốc mạnh bụng của người bị nạn 5 lần: 2 tay vòng lên trước bụng, một tay nắm đấm, một tay bao quanh tay còn lại ngay phía trên lỗ rốn.
  • Xốc mạnh cho tới khi dị vật bị đẩy ra khỏi đường hô hấp, hoặc khi người bị nạn có thể tự thở hoặc tự ho.
Với phụ nữ mang thai hoặc người béo phì: đặt tay lên phía trên, ngay phía dưới xương sườn thấp nhất.
Với trẻ em: bạn hãy giữ trẻ như trong hình dưới đây, lưu ý không bịt miệng hoặc làm tổn thương tới cổ.
Sơ cứu trẻ em bị mắc dị vật
Đấm bằng ức bàn tay vào lưng trẻ 5 lần, với lực không quá mạnh. Trọng lực và lực từ bàn tay bạn có thể sẽ làm dị vật thoát ra. Nếu dị vật không thoát ra, chuyển sang tư thế sau đây:
Trẻ bị mắc dị vật
Sau đó, dùng 2 hoặc 3 ngón tay nhấn vào phía dưới xương sườn cho tới khi dị vật thoát ra.

Cứu người chết đuối

Chết đuối là một trong các loại tai nạn gây chết người phổ biến nhất. Nếu bạn không có kỹ năng bơi cứu nạn, bạn phải lưu ý rằng bơi ra cứu người là giải pháp cuối cùng. Hãy ghi nhớ trình tự sau đây: "Với tay, ném, chèo thuyền, bơi ra".
Cứu người chết đuối
  1. Với tay: nếu người bị nạn ở gần thành bể bơi hoặc cầu neo, hãy nằm thẳng trên mặt đất và cố với tay ra phía người bị nạn. Nếu ở gần bạn có cành cây, gậy dài, khăn tắm…, hãy sử dụng chúng để với về phía người bị nạn. Nếu cần thiết, hãy giữ một tay vào thành bể và xuống nước với tay về phía người bị nạn.
  2. Ném: Nếu có phao cứu nạn thì hãy ném cho người bị nạn ngay lập tức.
  3. Chèo thuyền: Nếu có thuyền, hãy chèo thuyền ra phía người bị nạn.
  4. Bơi: Bơi ra để cứu người là giải pháp cuối cùng. Nếu có thể, hãy mang theo phao cứu nạn để kéo người bị nạn vào. Hãy cố gắng tiếp cận người bị nạn từ phía sau. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể phải đánh mạnh vào mặt người bị nạn để người đó bất tỉnh hoặc bị choáng; sau đó tiếp cận từ phía sau và ôm người đó bơi vào bờ. Người bị đuối thường hoảng loạn, nếu không tiếp cận đúng cách người này có thể gây nguy hiểm cho chính bạn.
  5. Sơ cứu người bị chảy máu nhiều

    8 kỹ năng cấp cứu cơ bản ai cũng nên biết
    Có rất nhiều loại chảy máu, trong đó nguy hiểm nhất là đứt động mạch. Trong mọi trường hợp, điều đầu tiên bạn phải làm là cầm máu. Sau khi rửa sạch tay và đeo găng y tế (túi ni lông sạch, mỏng cũng là một lựa chọn tốt), bạn cần:
    1. Cho người bị nạn nằm xuống và lấy chăn bao phủ người họ. Nâng cao phần bị mất máu lên phía trên.
    2. Lau bụi bẩn hoặc dị vật ở trên vết thương. TUYỆT ĐỐI KHÔNG cố gắng loại bỏ các dị vật quá lớn hoặc đâm quá sâu.
    3. Dùng vải sạch hoặc bông băng áp chặt lên vết thương trong vòng ít nhất là 20 phút (không mở ra xem máu đã ngừng chảy hay chưa).
    4. Thêm bông băng nếu cần thiết.
    5. Nếu máu không ngừng chảy, ép động mạch tại các vị trí sau:
    • Chặn vị trí phía trên khuỷu tay và dưới nách.
    • Chặn vị trí phía sau đầu gối, gần háng.
    • Xoa để đưa động mạch tại các khu vực này tới gần xương. Giữ ngón tay chắc. Với tay còn lại, giữ chắc trên vết thương.
    6. Chỉ khi máu đã ngừng chảy, bất động phần cơ thể bị thương và băng vết thương lại.

    Sơ cứu vết bỏng

    Sơ cứu vết bỏng
    Các vết bỏng lớn, nghiêm trọng sẽ cần tới sự trợ giúp của các bác sĩ, song bạn cũng nên thực hiện các bước sau:
    • Rót nước vòi lạnh lên vết thương trong 10 phút.
    • Lau vết thương với khăn thấm nước lạnh. KHÔNG bôi đá, bơ hay bất kì thứ gì khác lên vùng da bị bỏng.
    • Làm sạch da bằng xà phòng và nước vòi.
    • Uống thuốc giảm đau có chứa acetaminophen (ví dụ như Panadol) hoặc ibuprofen.
    Bạn không cần băng bó các vết bỏng nhẹ. Thời gian rửa bằng nước lạnh cũng có thể kéo dài trong 20 phút, và bạn cũng nên cởi bỏ bớt quần áo, đồ trang sức xung quanh.
    Hiện tại, các biện pháp chữa "mẹo" như sữa chua, lòng trắng trứng, khoai tây, dầu ăn… chưa được kiểm chứng. Bạn cũng có thể bôi bơ lên vết bỏng do dầu hắc gây ra, song trong các trường hợp khác, bạn không nên áp dụng "mẹo" này.

    Đỡ đẻ khẩn cấp trong xe ô tô (và các vị trí khác)

    Đỡ đẻ khẩn cấp trong xe ô tô
    Bạn rất có thể sẽ không bắt gặp trường hợp này, song kỹ năng cấp cứu vẫn là tối cần thiết. Thực tế, quá trình sinh nở sẽ diễn ra hoàn toàn tự nhiên, song bạn cũng cần nắm vững các bước sau đây:
    1. Tính thời gian co thắt tử cung: Nếu sản phụ có cơn co tử cung khoảng 3-5 phút một lần, mỗi lần từ 40 đến 90 giây, càng ngày càng xuất hiện nhiều và co thắt mạnh hơn trong vòng 1 giờ, rất có thể sản phụ sắp sinh. Điều này sẽ xảy ra với các bà mẹ sinh lần đầu.
    2. Đỡ đầu của đứa bé khi nó chui ra khỏi bụng mẹ.
    3. Lau khô và giữ ấm đứa trẻ. Không vỗ mông đứa bé, song bạn cũng cần lấy các chất lỏng (nếu có) ra khỏi mồm đứa trẻ.
    4. Trên sợi rau, cách đứa bé khoảng vài cm, dùng một sợi dây (ví dụ dây giày) để thắt rau lại.
    5. Bạn không cần phải cắt rau, trừ trường hợp cách bệnh viện quá xa (khoảng vài giờ di chuyển). Nếu cần thiết, thắt chặt sợi rau ở vị trí cách người mẹ vài cm và cắt khu vực ở giữa 2 nút thắt.
    Trong trường hợp đứa bé thò chân ra trước, bạn cũng có thể áp dụng các bước trên.

    Di chuyển những người có cân nặng lớn hơn bạn

    Di chuyển những người có cân nặng lớn hơn bạn
    Thông thường, bạn cần để nguyên người bị thương tại chỗ để đợi bác sĩ tới. TUYỆT ĐỐI không di chuyển những người bị thương phần đầu, cổ và cột sống. Trong các trường hợp khác, bạn có thể phải di chuyển người bị nạn tới nơi an toàn. Nếu người bị nạn quá nặng, sau đây là cách di chuyển họ:
    1. Quay người bị nạn về phía mình, kéo tay họ quàng lên vai mình
    2. Quì xuống hoặc ngồi xổm xuống, sao cho phần bụng-ngực người bị nạn nằm trên vai của bạn.
    3. Giữ thẳng hông và đứng dậy. Không nghiêng người về phía trước để tránh bị chấn thương lưng.
    4. Người bị nạn sẽ nằm trên vai bạn và bạn có thể di chuyển ra xung quanh.

    Xử lý vết thương bị bỏng

    Xử lý vết thương bị bỏng
    Da bị bỏng cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Bạn có biết sự khác nhau giữ vết bỏng cấp độ 1 và cấp độ 3? Vết bỏng nào thì cần đến bệnh viện? Bạn có thể làm gì để giảm đau đớn cho trẻ? Những việc nên và không nên làm khi bị bỏng? Đó là những câu hỏi cơ bản mà mọi cha mẹ nên biết vì bỏng dù ở mức độ nào cũng nên có những thao tác sơ cứu ban đầu. Ví dụ:
    • Với những trường hợp do nước sôi, lửa: khi bị bỏng, không nên cởi bỏ quần áo vì có thể dẫn tới lột da vùng bị bỏng. Phải ngâm ngay phần cơ thể bị bỏng vào nước lạnh sạch (tuyệt đối không được dùng nước đá) trong thời gian từ 15 - 20 phút. Sau đó băng vết bỏng bằng gạc vô trùng hoặc vải sạch không có lông tơ, rồi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
    • Với những vết bỏng nhỏ như bỏng bô xe máy hay bỏng nước sôi ở mức độ nhẹ... thì sau khi ngâm nước (hoặc dội nước nhiều lần) có thể dùng thuốc mỡ đặc trị phỏng bôi phủ lên vết thương. Tuy nhiên, tốt nhất sau khi sơ cứu nên đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để đảm bảo an toàn.
    Cập nhật: 18/02/2016Tổng hợp

Tác dụng của cây Lá đắng (lá mật gấu)

Tác dụng của cây Lá đắng (lá mật gấu)

Kết quả hình ảnh cho co mat gau
Hiện phong trào sử dụng lá cây “Mật gấu” làm thuốc rất phổ biến. Thực chất đây là cây Lá đắng (khi nhai lá có cảm giác đắng nhưng sau đó lại có vị ngọt trong miệng) ở dạng ăn như rau hoặc nấu nước uống. Cây lá đắng (bitter leaf) có tên khoa học là: Vernonia amygdalina Del. hoặc Gymnanthemum amygdalinum thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây này được sử dụng từ rất lâu trong y học dân gian ở một số nước Châu Phi (Nigeria, Cameroon, Zimbawe) và Châu Á trong đó hiện phổ biến ở các Nước Đông Nam Á.
Tại Tp. HCM, người dân quen gọi cây Lá đắng với các tên: cây Mật gấu, cây Cơm kìa, cây Kim thất tai. Nhưng thực tế, 3 cây kể trên là tên của ba loại cây rất khác nhau về thực vật, thành phần hoá học cũng như tác dụng trị bệnh.
Trong bài viết này chỉ giới thiệu cây Lá đắng (vì hiện được trồng phổ biến và nhiều người sử dụng) về kết quả của các nghiên cứu từ nước ngoài về thành phần hoá học, tác dụng, cách dùng trong trị bệnh cũng như những lưu ý khi sử dụng trong hỗ trợ chữa trị một số bệnh thường gặp.
1. Thành phần hoá học: 
Vị đắng của lá do những chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside. Cây chứa các hợp chất có tác dụng sinh học khác như: terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene (có tác dụng kháng ung thư). Ngoài ra lá còn chứa các chất khoáng: magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2. protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine. 
2. Tác dụng dược học: 
Những hợp chất trong Lá đắng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn. 
Theo công bố trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) cho thấy lá Đắng có tác dụng hạ thấp tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú. 
Lá Đắng dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Nhiều thầy thuốc ở Châu Phi khuyên người dân dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá. 
Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Giảm đường huyết, bao vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu. 
3. Độc tính:
Sau 6 tuần cho động vật uống dịch chiết lá Đắng với nước, cho thấy không có sự khác biệt giữa động vật được uống và không uống nước lá Đắng về: 
Mô học của tim, gan, thận và ruột khi sinh thiết, 
Trọng lượng cơ thể, 
Số lượng tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. 
Kết quả này cho thấy dịch chiết lá cây Lá Đắng chưa ghi nhận độc tính trên thực nghiệm, ngay cả khi uống kéo dài. 
4. Cây lá đắng dùng trị bệnh gì?
4.1. Dựa trên tác dụng dược học và kinh nghiệm sử dụng trong y học dân gian của các nước. Cây Lá đắng hiện được sử dụng như một chất chống oxy hoá, hỗ trợ điều trị một số loại mạn tính như sau: 
Đái tháo đường type 2, 
Rối loạn lipid máu, 
Tăng huyết áp, 
Một số bệnh đường tiêu hoá: viêm đại tràng, rối loạn tiêu hoá… 
4.2. Các nhà nghiên cứu cho biết y học dân gian ở nhiều quốc gia đã dùng cây Lá đắng chữa bệnh: 
Ấn Độ: dùng lá chữa tiểu đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú. 
Congo: dùng lá và vỏ rễ chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun. 
Nam Phi: dùng rễ chữa sán máng (huyết hấp trùng), hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt. 
Ở khu vực Tây Phi: dùng lá làm trà lợi tiểu, chữa táo bón, nhiễm trùng da, đái đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan… 
5. Lời khuyên: 
Qua quan sát bước đầu ghi nhận nhiều người bệnh bị Tăng huyết áp, Đái tháo đường, rối loạn tiêu hoá,…có sử dụng kèm nấu nước Lá Đắng nhận thấy ổn định đường huyết lúc đói (kết hợp ăn kiêng, sử dụng thuốc hạ đường liều thấp), ổn định chỉ số đo huyết áp, đặc biệt ổn định tình trạng rối loạn đại tiện (tiêu phân nát, đại tiện nhiều lần trong ngày), tăng cảm giác ngon miệng… 
Phản ứng ngoại ý: chưa ghi nhận những phản ứng ngoại đáng kể. Tuy nhiên khi sử dụng liều cao (trên 15g) vài người bị táo bón, huyết áp giảm, cảm giác ngọt ở miệng kéo dài. 
Mặc dù theo các tài liệu nước ngoài cho thấy Lá Đắng an toàn khi uống. Tuy nhiên, hiện trong nước chưa có công trình nghiên cứu thực nghiệm cũng như lâm sàng được công bố. Nên rất cần được theo dõi và đánh giá thêm. 
Trong quá trình sử dụng cần tuân thủ sự kiểm tra của thầy thuốc cũng như nên định kỳ thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng bệnh cũng như chức năng gan, thận… 
Sử dụng bắt đầu liều thấp, không ngưng đột ngột các thuốc đang điều trị đặc hiệu (thuốc hạ áp, hạ đường…) và theo dõi các biểu hiện bất thường của cơ thể. Liều khuyên dùng khoảng 10g lá tươi (khoảng 3 – 5 lá) và 5 – 8g lá dạng khô. 
Bs Trần Văn Năm – Nguyên Phó viện trưởng, Viện Y Dược Học Dân Tộc

Nấm linh chi và cách sử dụng không phải ai cũng biết!

Nấm linh chi và cách sử dụng không phải ai cũng biết!

Nấm linh chi – Ganoderma Lucidum hay còn gọi là nấm trường thọ, loại cây thuốc nam được xem là thần dược quý dùng trong dược liệu làm thuốc. Với nhiều tác dụng, nấm linh chi quý hiếm, đắt đỏ và vô cùng có giá trị.

Nấm linh chi là gì?

Trong “Thần nông bản thảo” thì nấm linh chi được xếp vào hàng siêu thượng phẩm hơn cả nhân sâm, có tác dụng bảo vệ gan, giải độc, kiện não, tiêu đờm, phòng chống ung thư, tăng tuổi thọ…
nấm linh chi là gì
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giời đã chỉ ra các hoạt chất dược lý trong nấm linh chi như: Acid ganoderic, ganodosteron, germanium (hàm lượng trong nấm linh chi nhiều hơn nhân sâm đến 8 lần), acid oleic, beta D-glucan, adenosin… Các nghiên cứu ở Việt Nam chỉ ra nấm linh chi có nhiều nguyên tố vi lượng như sắt, magiê, natri, canxi… Nấm linh chi có tính ấm, vị nhạt, chất germanium giúp tế bào hấp thụ oxi tốt hơn.

Phân loại các loại nấm linh chi

Nấm linh chi được nghiên cứu ở nhiều quốc gia, trong đó 6 loại được chú ý nhiều nhất là linh chi xanh, linh chi đỏ, linh chi vàng, linh chi trắng, linh chi đen và linh chi tím. Linh chi đỏ là loại nấm mang dược tính mạnh nhất trong các loại trên, đước sử dụng phổ biến ở các bước Bắc Mỹ và châu Á. Linh chi đỏ thân gỗ, nấm có màu đỏ bóng ở mặt trên và trắng ở mặt dưới, có bào tử màu nâu bám ở mặt trên khi trường thành. Loại dược liệu này được nuôi trong ở nhiêu quốc gia trên thế giời để đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của con người.
công dụng của nấm linh chi

Tác dụng của nấm linh chi

1. Nấm linh chi có tác dụng chống khối u:

Trong nấm linh chi có chứa nhiều hoạt chất kháng khối u là triterpenes – chất ngăn ngừa sự lan rộng của các khối u ác tính. Nấm linh chi giúp tăng cường hệ miễn dịch, hệ miễn dịch tốt chính là cách tiêu diệt khối u hiệu quả. Linh chi đã được chứng minh là “tiêu diệt” khối u bằng nhiều cách khác nhau, nấm linh chi có thể ngăn ngừa di căn.
Tham khảo về tỏi đen, giảo cổ lam hay cây cỏ mực có tác dụng chống khối u

2. Tác dụng của nấm linh chi trong việc làm tăng testosterone:

Khi cơ thể sản sinh ra hợp chất hữu cơ thành steroid thì có thể giúp đẩy nhanh trạng thái đồng hóa, củng cố phát triển cơ bắp. Đây chính là tác dụng thứ 2 của nấm linh chi. Hơn nữa loại nấm này giúp ngăn chặn enzyme chuyển đổi hoocmon testosterol trong cơ thể, giúp ổn định chức năng sinh dục ở nam giới.

3. Có tác dụng làm loãng máu:

Thành phần Ganoderma có trong nấm linh chi còn có tác dụng làm loãng máu, vì thế nấm linh chi có tác dụng trong điều trị huyết áp cao và kích động ở người cao tuổi.
trà nấm linh chi

4. Nấm linh chi tăng cường hoạt động của gan:

Trong nấm linh chi có chứa axit ganoderic có tác dụng điều trị các chứng bệnh về gan

5. Chức năng khang khuẩn, sát trùng:

Ngoài tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, chất ganoderma được nghiên cứu có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, chống lại các loại virus có hại như virus cúm, HSV -1, viêm miệng…Tham khảo hạt atiso có tác dụng kháng một số khuẩn

6. Nấm linh chi có công dụng làm giãn mạch máu:

Thành phần adenosine và alkaloid rất hữu dụng trong việc làm giãn mạch máu. Nấm ling chi làm giãn mạch máu, tăng cường máu, oxy cùng các chất dinh dưỡng đi đến khắp nơi trong cơ thể. Điều này giúp tăng năng lượng, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Bên cạnh đó, nấm linh chi có khả năng làm giảm huyết áp cho người huyết áp cao.
nấm linh chi rừng

7. Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể:

Nấm linh chi có khả năng làm hệ miễn dịch tốt hơn, chống lại các loại bệnh thường gặp khi thay đổi thời tiết. Nấm linh chi cũng có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa, chống táo bón.

8. Giảm stress, an thần và thư giãn cơ bắp:

Dùng nấm linh chi hỗ trợ trị chứng đau đầu, suy nhược thần kinh, giảm stress giải tỏa mệt mỏi cơ thể. Loại nấm này tăng cường hoạt động tuần hoàn máu não.Để giảm stress bạn cũng có thể dùng giảo cổ lam

9. Ngăn ngừa nhiều loại ung thư:

Chất germanium có khả năng ngăn chặn ung thư trong cơ thể, kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Hơn nữa thành phần polysacchanride khôi phục tế bảo tiểu đảo tuyến tụy, điều tiết insulin ổn định, giảm đường huyết trong máu người bị bệnh tiểu đường.

10. Tác dụng làm đẹp da:

Đây được xem là chất oxi hóa tốt, thải độc tốt và loại bỏ các hắc tố trên da, giúp da mịn và sáng khỏe hơn (có thể uống linh chi thay nước hoặc uống nước nấm linh chi sắc, cho thêm cam thảo để giảm tính đắng của nấm linh chi để dễ uống hơn).
11. Nấm linh chi còn được người Nhật Bản sử dụng để tạo ra dược phẩm chống rụng tóc hiệu quả
nấm linh chi làm đẹp

Các cách sử dụng nấm linh chi đơn giản

1. Dùng nước linh chi thay nước, sử dụng hằng ngày: Nấu 50gam nấm linh chi với 1lít nước, sôi 2-3 phút để nguội, ngâm một lát rồi nấu tiếp trong 30phút, lửa nhỏ, nấu cạn 0.8lít. Sau khi nấu xong lấy ra lấy tai nấm cắt nhỏ, cho vào đun như ban đầu, đun lấy 2 lần nước nữa, thì tổng cộng được 2.4lít. Sử dụng hằng ngày.
2. Bài chữa dị ứng, ho: Cho thêm kinh giới, ngân hoa vào hỗn hợp nước như trên rồi đun lấy nước.
3. Điều dưỡng cơ thể: Thêm vào hỗn hợp nhân sâm, tam thất hoặc dùng nước linh chi nấu canh, làm món ăn bổ dưỡng cho người mới ốm dậy hoặc người già yếu.
4. Nghiền thành dạng bột rồi pha uống như một loại trà hằng ngày

Cách bảo quản nấm linh chi hiệu quả:

Nếu biết cách bảo quản, nấm linh chi hay nấm giảm cân có thể sử dụng được một vài năm mà không bị giảm chất lượng. Đây là dược liệu quý và đắt nên cần bảo quản cẩn thận để sử dụng được lâu dài và tránh lãng phí trong quá trình sử dụng. Dưới đây là những chú ý:
1. Không nên mua nấm có màu vàng sậm ở mặt dưới nấm hoặc bị lỗ mọt ở dưới. Những loại nấm to trông bóng bẩy, nấm nhỏ hoặc nấm mà trên bề mặt còn nguyên lớp bào tử.
2. Có thể chế biến thành rượu, bỏ vào tủ lạnh – đây được xem là cách bảo quản được rất lâu nấm linh chi mà vẫn khai thác hết công dụng của loại nấm này
3. Nếu là nấm linh chi sấy khô đóng trong bao bì, nên phơi khô để trong bao kín, tránh không khí, độ ẩm hay mốc mọt.
4. Có thể cắt lát, nghiền nhỏ tiện dụng và sẽ dễ bảo quản.

Cây bồ công anh có tác dụng gì tốt không?

Cây bồ công anh có tác dụng gì tốt không?

Bồ công anh có nhiều tác dụng và là loại cây dễ trồng, mọi người hoàn toàn có thể gối đầu những bài thuốc đơn giản này để áp dụng cho cuộc sống hằng ngày.
cây bồ công anh là gì

Bồ công anh là gì?

Cây bồ công anh có tên khoa học là Lactuca indica L.. thuộc họ Cúc, ở Việt Nam còn gọi là rau bồ cóc, rau lưỡi cày, mũi mác, diếp hoang, diếp trời
Bồ công anh là dạng cây thân thảo, sống một hoặc hai năm, thân mọc đứng, nhẵn, cao từ 0.5mét – 2mét, có đốm tía. Lá bồng công anh so le nhau, không có cuống lá, các lá có răn hoặc hoàn toàn nguyên. Cụm hoa tụ họp thành chùy có chiều dài từ 20-40cm, thường ở ngọn thân và kẽ lá, phân nhánh nhiều. Bao hình trụ, có từ 8-10 hoa màu vàng nhạt trên mỗi đầu, tràng hoa lưỡi dài, các bao hấn có đỉnh tròn, vòi nhụy có gai và tai hình dùi. Quả có màu đen, lông trắng nhạt, thân và lá có nhựa chảy ra khi bấm vào, hoa bồ công anh thường nở vào tháng 6-7 hằng năm và kết quả tháng 8-9 ngay sau đó.

Cây bồ công anh mọc ở đâu?

Loài cây này mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam, là loại cây dễ trồng bằng hạt và thu hoạch sua 4 tháng. Người dân thương hái là về dùng tươi hoặc phơi khô. Hoa và quả bồ công anh đều có thể sử dụng và có nhiều tác dụng tốt.
bồ công anh mọc ở đâu

Tác dụng của cây bồ công anh

Ở Mỹ, bồ công anh được xem là “thần dược” có nhiều tác dụng, đặc biệt là điều trị ung thư vú, hay bị loét bao tử. Bồ công anh chứa nhiều sắt (tương đương với lượng sắt tìm thấy trong rau dền),vitamin C, B vitamin A cao và nhiều nguyên tố vi lương khác như Magiê, canxi, sodium…
Dưới đây là công dụng và các bài thuốc đơn giản từ cây bồ công anh
1. Trị sản hậu không cho con bú, bị căng sưng vú do sữa tích: Lấy bồ công anh giã nát, ngày 3-4 lần đắp lên vú.
2. Trị đinh nhọt: Lấy bồ công anh giã nát, trộn nước giã đó với rượu, sắc uống cho ra mồ hôi
3. Chữa chứng lở loét lâu ngày, rắn, bọ cạp cắn: Giã nát bồ công anh, đắp vào vết thương
4. Chữa viêm kết mạc cấp tính: 80gam bồ công anh tươi, 7 trái chi tử, sắc uống ngày 2 lần, Bồ công anh sắc nước xông mắt.
5. Chữa ung độc sưng tấy cấp tính: 40gam bồ công anh, săc lấy nước uống. Trị ung độc sưng tấy cấp tính: Bồ công anh 20g đến 40g, sắc uống
6. Tiêu độc, giảm mụn nhọt: 12gam bồ công anh, vòi voi 12gam, không đầu ngựa 12gam, liên kiều 12gam, kinh giới 10gam, kim ngân hoa 10gam, cỏ mần trầu 10gam,hạ khô thảo 10gam, đem phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước vàu ống ngày 2 lần (sắc sao cho còn khoảng 100ml). Hoặc bài thuốc thứ 2 là lấy lá bồ công anh tươi, là phù dung, rễ gai cũng cho tác dụng giảm mụn nhọt hiệu quả.
7. Chữa bệnh đau dạ dày: 20gam lá bồ công anh khô, 10gam lá khổ sâm, 15gam lá khôi, 300ml nước, đun sôi 15phút, cho thêm ít đường chia ngày 3 lần uống, liên tục trong vòng 10 ngày thì nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục uống, uống cho đến khi khỏi.Xem thêm cách chữa đau dạ dày từ mật ong
8. Chữa chứng táo bón, nhuận tràng, viêm amidan: sử dụng 120-180gam bồ công anh khô sắc uống ngày 2 lần.
9. Chữa viêm ruột thừa: 40gam bồ công anh, 20gam đại hoàng, 20gam kim ngân hoa, 20gam xuyên luyện tử, 12gam đào nhân, 16gam xích thược, 12gam sinh cam thảo, sắc hỗn hợp trên uống ngày 2 lần
10. Trị bệnh viêm gan cấp tính: Nhân trần 20gam, 20gam bồ công anh, 20gam thổ phục linh, 20gam bạch mao căn, sắc lấy nước uống ngày 2 lần.Cách trị viêm gan bằng Kim tiền thảo
11. Chữa bỏng nhiễm trùng: Giã nát bồ công anh tươi, trộn vơi cồn 75 độ, đắp lên vết bỏng
12. Chữa bệnh quai bị: 30gam bồ công anh tươi (nếu dùng loại khô thì 20gam), giã nát, thêm lòng trắng trứng gà và đường phèn bọc vải, đắp vào vùng quai bị.
10. Trị nốt ruồi da: đắp bồ công anh tươi lên nốt ruồi
11 Chữa viêm bàng quang, tiêu hóa kém: 40gam bồ công anh, 12gam sa nhân và 24gam quất bì, tán thanh bột, ngày 3 lần mỗi lần 2gam.
12. Chống loãng xương: Cây bồ công anh có hàm lượng canxi và magie cao, rất hữu ích cho bệnh nhân mắc bênh loãng xương hay còi xương. Lá bồ công anh và cà rốt xay thành nước uống mỗi ngày một cốc 100ml rất hiệu quả
13. Trị bệnh rối loạn gan mật: Ép lá bồ công anh và cải xà lách thành một hỗn hợp, giúp gan mật hoạt động tốt hơn, bệnh nhân vàng da, đau gan có thể dùng loại nước ép này hằng ngày
14. Tăng cường sức khỏe, chữa chứng suy nhược cơ thể: Bồ công anh tăng sức đề kháng và lọ máu, thải độc cơ thể rất tốt, một cốc nước ép lá bồ công anh tươi mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng này hiệu quả.
15. Trị mụn cóc: Dùng phần gốc của cây và lấy chất dịch tiết ra từ cây bôi vào mụn cóc, ngày 3 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
16. Chữa viêm loét dạ dày, ung thư vú: Ngày 20gam bồ công anh khô, thêm vào kim ngân hoa và hạ khô thảo cùng lượng, sắc với 600ml lấy 300ml uống ngày 2-3 lần
Ngoài ra người ta còn dùng bồ công anh làm món ăn thơm ngon, chế biến trà khô sử dụng hằng ngày, thanh lọc cơ thể và thải độc gan.