waveometa menu

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Kỳ bí viên đá cứu người

Kỳ bí viên đá cứu người


Ca bệnh đầu tiên bị rắn cắn mà ông đã cứu được bằng viên đá là vào những năm 1960. Đến nay đã hơn 50 năm, gia đình ông vẫn cùng viên đá đã cứu hàng nghìn người bị rắn cắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Không đòi hỏi công xá, không bằng khen, không chứng nhận, 2 hai anh em ông vẫn âm thầm, lặng lẽ làm công việc cứu người và tự cho rằng đó là sứ mệnh mà người đi trước đã giao phó.

Kỳ lạ ngọc rắn

Chúng tôi tìm đến nhà anh em ông Vũ Văn Vần - Vũ Văn Khản (thôn Dương Cước, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) vào một ngày đầu năm mới. Cách thành phố Thái Bình 20km, làng Dương Cước nằm giữa một cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát. Đường vào thôn cũng chỉ có một con đường độc đạo. Hỏi về nhà ông Khản chữa rắn cắn từ già đến trẻ ai cũng biết. Ngôi nhà ngói 3 gian với sân vườn, ao cá đặc thù của vùng đồng bằng Bắc bộ. Ngày Tết, các con ông làm ăn ở những nơi xa cũng về hết. Thấy khách lạ tìm đến nhà, các con ông vội vã chạy ra: Người nhà chị bị rắn cắn à? Chả là nhà ông quanh năm có người lạ đến nhà, bất kể ngày đêm, mà đa phần là người bị rắn cắn.
Ông Vần và ông Khản là 2 anh em ruột, đều đã ngoài 70 tuổi. Trước đây ông Vần sở hữu viên đá. Nhưng thời gian gần đây, ông không ở nhà thường xuyên nên đã giao lại viên đá cho em ông là ông Khản. Cầm viên đá chỉ bằng bao diêm trên tay, mà mọi người đã đặt tên là ngọc rắn, ông Khản kể lại: Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông ngoại ông nuôi giấu cán bộ cách mạng, một người quê Thanh Hóa, một người quê Ninh Bình. Đến khi chia tay, họ đã trao lại viên đá cho ông tôi và nói không biết lấy gì cảm ơn, chỉ có viên đá này là quý nhất, đây là viên đá cứu người. Không ngờ sau lần chia tay ấy, đi đến Nam Định, họ bị giặc càn và một người đã hy sinh, một người quê ở Ninh Bình đã qua đời năm 2009. Kể từ đó, viên đá được cất giữ cẩn thận và truyền từ đời này sang đời khác làm công việc cứu người đúng như ý nguyện chủ nhân của nó.
Viên đá bí ẩn
Viên đá bí ẩn
Viên ngọc rắn thực chất chỉ là một viên đá màu đen bằng kim loại, 2 mặt đều có hình chữ U. Kích thước của viên đá chỉ khoảng 2,2-2,2cm, dày chừng 1cm, nặng khoảng 30gram. Tuy nhiên nó đã cứu sống được hàng nghìn mạng người. Nói về số người bị rắn cắn đến đây được cứu chữa, ông Khản không nhớ nổi vì nhiều lắm. Đã 50 năm qua nó làm công việc cứu người. Bất kỳ ai bị rắn cắn tìm đến, ông đều mang viên đá ra. Điều kỳ lạ là mỗi khi được đặt vào vết rắn cắn, bỗng dưng như xuất hiện một lực hút mạnh đến nỗi viên đá lập tức bị hút chặt vào chỗ đó mà không cần tay người giữ. Khi hút hết nọc độc rắn, nó tự nhả ra và lúc đó có ấn viên đá vào nó cũng tự rơi ra.
Chuyện ông thần y với viên đá chữa được rắn cắn đã lan truyền từ nơi này sang nơi khác. Không chỉ người làng mà nhiều người trong vùng lân cận đến các tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Nam Định... khi bị rắn cắn cũng tìm đến nhờ cậy anh em ông.
Ông Khản cũng cho biết khi bệnh nhân đến, theo kinh nghiệm chỉ cần nhìn vết răng cắn là ông biết bị loại rắn nào cắn. Nếu là một chùm răng thì không độc, nhưng nếu chỉ có 2 vết răng nanh thì chắc chắn là rắn độc. Nếu là hổ mang cắn thì rất buốt, còn rắn cạp nia cắn thì chỉ đau nhẹ. Phải dựa vào đó để chữa trị cho hiệu quả. Nếu bị rắn độc cắn vài tiếng sau mới được đưa đến thì cả ông và viên đá đều vô cùng khó nhọc. Bình thường chỉ cần đặt viên đá tầm 30 phút là tự nó nhả ra. Nhưng trong trường hợp chất độc đã lan đi khắp cơ thể thì viên đá phải hút đến 2 tiếng đồng hồ. Và kỳ lạ là hút đến đâu người bệnh biết đến đó. Cảm giác như chất độc từ khắp cơ thể được thu dần về viên đá.
Kỳ lạ và quý nhưng viên ngọc rắn này cũng “khó tính” và cần được chăm sóc cầu kỳ. Sau mỗi lần hút nọc cứu người, ông Khản phải đi khắp làng tìm có người phụ nữ nào đang thời kỳ nuôi con bú để xin sữa. Chỉ cần được ngâm trong chén sữa, ngay lập tức viên đá nhả ra những vệt váng màu vàng nổi lềnh bềnh trên chén sữa. Tùy từng loại nọc rắn khi hút mà viên đã sẽ nhả ra những vệt váng có màu khác nhau. Nếu là nọc rắn hổ mang, rắn cạp nong thì váng nổi lên có màu vàng, rắn cạp nia thì ra váng đen… Tất cả đều có mùi tanh. Nhiều khi trong làng không có ai nuôi con nhỏ, ông phải đạp xe đến những xã khác để xin bằng được chén sữa.
Không chỉ lạ vì biết hút nọc từ cơ thể người và nhả độc ra cốc sữa, mà viên đá kỳ lạ này còn khiến người ta không thế lý giải nổi khi “ăn” cả ruột gạo nếp. “Ông ngoại tôi thuở trước từng dặn rằng phải cất viên đá vào trong túi có chứa gạo nếp, mà phải loại gạo nếp sữa loại 1, sạch sẽ. Nhưng không hiểu sao, cứ sau một thời gian để viên đá vào trong túi gạo nếp thì những hạt đó bỗng bị rỗng hết ruột nên phải thay liên tục. Trong khi cũng loại gạo đó mà để trong thùng ăn dần thì còn nguyên vẹn, không hề hấn gì”, ông Khản kể.

Những nhân chứng sống

Để gặp nhân chứng sống, chúng tôi tiếp tục tìm đến nhà ông Phạm Ngọc Lừng, người đã bán hàng ở đầu làng Dương Cước hơn 30 năm. Ông Lừng cũng kể rằng vào một buổi chiều, đang thiu thiu ngủ thì ông bị một nhát cắn chí tử vào bắp chân. Khi hoàn hồn ông mới biết mình bị rắn hổ mang cắn. Ga rô cẩn thận, ông nhờ hàng xóm đưa đến nhà ông Vần. Chỉ sau một tiếng, viên đá hút hết nọc rắn trong người ông. Hút xong ông thấy người nhẹ nhõm hẳn. Kể từ đó đến nay ông ăn ngủ bình thường, hoàn toàn khỏe mạnh.
Ông Vũ Văn Khản
Ông Vũ Văn Khản
Hay gia đình nhà chị Vũ Thị Hát có đến 3 người bị rắn cắn và đều được ngọc rắn cứu. Anh Khẩu, chồng chị và con trai bị rắn độc cắn nhưng đến nhà ông Vần sớm nên việc chữa trị đơn giản. Còn chị Hát bị rắn mái gầm (cặp nong) - loại rắn cực độc cắn nhưng không garô kịp thời. Khi đến nhà ông Vần cũng là lúc người chị tím tái. Việc hút nọc độc phải thực hiện 3 lần, mỗi lần 3 tiếng, chị Hát mới qua cơn nguy kịch. Ngoài ra, ông Nguyễn Xuân Báu, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Thái cũng được viên đá cứu sống sau khi bị rắn độc cắn. Nhất là những tay buôn rắn thường xuyên tiếp xúc với rắn, bị rắn cắn đều tìm đến nhà ông nhờ viên đá hút nọc rắn. Chị Nguyễn Thị Ngấn, y tá tại Trạm y tế xã Hồng Thái cũng cho biết: Người bị rắn độc cắn đến trạm, chúng tôi sơ cứu, về nguyên tắc phải chuyển lên tuyến trên nhưng do bệnh viện huyện cách xã gần 10km nên nhiều khi chúng tôi "giới thiệu" bệnh nhân xuống nhà ông Vần nhờ chữa trị và tất cả đều khỏi bệnh.
Bệnh nhân mà ông Khản nhớ nhất là cháu bé tên Mai (ở Quỳnh Côi, Thái Bình). Ngày đó, cháu Mai được đưa đến trong tình trạng vết thương đã quá lâu do gia đình không biết cháu bị rắn độc cắn, ông phải đặt ngọc rắn rất nhiều lần, tưởng như không cứu nổi, vậy mà sau một tuần, cháu Mai đã tỉnh táo trong sự vui mừng của bố mẹ cháu và những người thân thích. Hoặc chị Nguyễn Thị Quỳnh, bị rắn độc cắn khi đang mang thai. Nhờ viên đá mà cả hai mẹ con đều được cứu sống. Trong xã Dương Cốc, bây giờ ông là người có nhiều con nhất. Không phải do vợ chồng ông sinh nhiều mà có điều này là do có rất nhiều bệnh nhân bị rắn cắn tưởng chừng không qua khỏi, được ông điều trị nên đã đến xin để được làm con nuôi. Bà con trong vùng quên tên ông, họ gọi ông là “Thần y” trị rắn cứu người.

Tiền tỷ cũng không bán

Nhà ông Vần và ông Khản đều làm ruộng và làm thêm nghề phụ xây dựng nên gia cảnh khá khó khăn. Việc cứu người bị rắn cắn mấy chục năm qua nhà ông làm để làm phúc là chính, không đòi hỏi công xá. Thêm vào đó, người bị rắn cắn thường vào xảy ra vào đêm nên đã nhiều năm qua ông quen với việc đang ngủ có người gõ cửa gọi cứu người. Ông Khản chia sẻ: nếu cứu người để lấy tiền thì nhà tôi đã giàu to, chẳng nghèo như thế này. Cũng đã có nhiều người trả tiền tỷ để mua viên đá nhưng tôi chưa bán.
Biết được viên đá có những nhiệm màu, nhiều người giàu có đã mang xe máy trị giá trên 40 triệu đến gạ đổi lấy viên đá, có người là chủ hiệu thuốc lớn trên thành phố Thái Bình còn mang cả chục cây vàng đến nhà ông Vần để được là chủ của viên đá nhưng ông không đổi. Nhưng những phiền toái từ viên đá mang lại cũng không ít. Đã nhiều lần nhà ông bị trộm cậy cửa. Có lần không tìm được viên đá, chúng đã lấy đi của gia đình cả ti vi, đầu VCD. Với sức mạnh thần bí từ viên đá, có thể thấy công dụng chữa rắn cắn cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa một công trình khoa học nào nghiên cứu về viên đá này, cũng không ai lý giải được vì sao viên đá có “sức mạnh” ghê gớm đến vậy. Chỉ biết rằng, khả năng hút nọc độc rắn cứu người của viên đá đã được hơn một nghìn nạn nhân, gia đình họ, gia đình ông Khảm và những người dân thôn Dương Cốc kiểm chứng.
Mỗi khi đặt lên vết rắn cắn, viên đá lập tức bị hút chặt vào mà không cần tay giữ. Sau khi hút xong, viên đá phải được 'tắm mình' trong sữa mẹ.
Ngôi làng có viên ngọc rắn cứu người kỳ lạ ấy nằm cách thành phố Thái Bình chừng 20 km có lên là Dương Cước, thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ngôi làng cổ giữa vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng lọt thỏm giữa những cánh đồng bạt ngàn lúa, rau và những bụi tre lớn nên quanh năm luôn có những người bị rắn cắn.
Chị Lê Thị Vân (người gốc thôn Dương Cước) kể: “Làng có nhiều bụi tre, hàng rào cây cối rậm rạp lại có ruộng lúa bạt ngàn nên rắn làm hang nhiều lắm. Đặc biệt vào mùa sương muối giăng, các loại rắn bò ra người kiếm ăn thì người bị rắn cắn xảy ra thường xuyên. Nhưng hàng chục năm nay, cả làng tuyệt nhiên không còn người chết vì rắn độc cắn như trước nữa, bởi làng có viên đá kỳ diệu hút nọc rắn độc trong nháy mắt. Mọi người thường gọi là ngọc rắn.”
Viên đá màu đen kỳ lạ từng cứu hàng trăm người thoát khỏi lưỡi hái tử thần ấy nằm trong tay hai người nông dân chính hiệu quanh năm đầu tắt mặt tối với lúa và rau, hai anh em ruột Vũ Văn Vần và Vũ Văn Khản.
Thời làng Dương Cước còn chưa có bóng đèn điện, quanh năm tù mù trong ánh sáng lập lòe, chập chờn ở đèn dầu thì rắn ở nơi đây nhiều vô kể. Chúng bò vào khắp nơi, từ xà nhà, bếp tro, vựa lúa cho đến ổ trứng gà mới đẻ còn nóng hôi hổi nên người bị rắn cắn rồi được cứu sống nhiều vô kể.
Nhiều người ở các vùng lân cận ban đầu không tin nên đã tìm đến tận chính quyền địa phương để hỏi nhưng đều bất ngờ khi chính cán bộ xã lại là nhân chứng sống trong câu chuyện kỳ lạ này. Đó chính là ông Nguyễn Xuân Báu, nguyên là Phó Chủ tịch, trường Công an xã, người được “cải tử hoàn sinh” bởi viên ngọc rắn. Hôm đó là một buổi tối, khi đang trên đường đi tuần tra thì ông Báu sa chân xuống một cay hố bên bờ ruộng.
Lập tức bị một con rắn hổ mang bành nhao ra đớp vào dưới mắt cá chân trái của ông Báu. Những người đi cùng vội vàng cởi áo để băng chân rồi đưa thẳng đến nhà ông Vần. Tại đây, nọc độc của rắn được kịp thời hút hết ra khỏi cơ thể.
Hay như vợ chồng ông Vũ Thế Cao, vốn là trưởng thôn Dương Cước cũng từng bị rắn độc cắn vào buổi tối, phải mất hơn nửa tiếng hút nọc ở nhà anh em ông Khản, ông Vần. Rồi chỉ mấy ngày sau đó, chính con gái ông Cao là cháu Vũ Thị Kiều (15 tuổi) cũng bị rắn độc cắn, được anh em ông Khản, ông Vần dùng “ngọc rắn” cứu.
Viên ngọc có tác dụng thần kỳ, cứu chữa được rất nhiều người bị rắn độc cắn. Tuy nhiên, khi có người trả giá cáo, hai anh em ông Vần đều không đồng ý bán.
Viên ngọc có tác dụng thần kỳ, cứu chữa được rất nhiều người bị rắn độc cắn. Tuy nhiên, khi có người trả giá cáo, hai anh em ông Vần đều không đồng ý bán. (Ảnh minh họa)
Chuyện người bị rắn độc cắn không chết ở làng Dương Cước cứ thế lan xa, không chỉ người làng mà nhiều người trong vùng lân cận nghe tiếng cũng đến cậy nhờ anh em ông mỗi khi bị rắn cắn. Số người đến nhờ cứu chữa nhiều đến nỗi cả hai anh em ông không tài nào nhớ hết được.
Ông Vũ Văn Khản giải thích về việc hút nọc rắn bằng viên đá: “Có người bị rắn cắn đến nhờ cứu thì tôi lấy viên đá ra đặt vào đúng chỗ vết thương bị rắn cắn, để độ nửa tiếng là được.”
Viên ngọc rắn kỳ lạ ấy thực chất là một viên đá màu đen, 2 mặt lớn được đóng chữ U. Kích thước của viên đá lạ chỉ khoảng 2,2 cm x 2,2 cm, dày chừng 1 cm, nặng khoảng 30 gram. Điều kỳ lạ, khó giải thích là mỗi khi được đặt vào vết rắn cắn bỗng dưng như xuất hiện một lực hút mạnh đến nỗi viên đá lập tức bị hút chặt vào chỗ đó mà không cần tay người giữ hay miếng garo để cố định vị trí.
“Một là nhìn vào vết cắn, nếu là rắn độc cắn thì vết răng sẽ chụm vào nhau như chân kiềng, còn rắn không độc thì vết cắn thường hình tròn. Nhưng đó là kinh nghiệm nhiều năm mình phân biệt được vết cắn độc và vết cắn không độc. Còn không hiểu tại sao, chỉ khi gặp vết cắn của rắn độc thì viên đá mới bị hút chặn vào còn nếu không độc thì viên đá bỗng rời xa, rơi xuống đất, tuyệt nhiên không bám dính vào một chút nào”, ông Vũ Văn Khản kể.
Phương pháp dùng đá hút nọc độc rắn của anh em ông chính do ông ngoại của họ truyền lại cùng viên đá quý. “Hồi đó là những năm trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông ngoại chúng tôi là cụ Phạm Văn Tráng có nuôi giấu cán bộ tổ chức kháng chiến trong nhà. Đến năm 1954 khi hòa bình lập lại, các cán bộ kháng chiến nhớ ơn bèn tặng cụ một viên đá nhỏ màu đen và chỉ cho cách dùng nó để cứu người.
Nguồn gốc thực sự của viên đá là từ đâu, ngay chính hai anh em ông cũng không rõ. Cụ Tráng khi còn sống từng có lần nói viên đá đó là do các cán bộ hồi ấy có thời kỳ hoạt động trong rừng, dưới hầm nhiều rắn độc hay bị cắn nên tổ chức đã trang bị cho viên đá quý. Nhưng cũng có người bảo, viên đá quý thuộc hàng gia bảo như thế chỉ có ở các nhà thầy mo cao tay ở bản làng người dân tộc trên núi mà thôi. Chung quy lại, đến tận bây giờ vẫn không ai biết nó đến từ đâu.”
Kỳ lạ và quý nhưng viên ngọc rắn này cũng “khó tính” và cần được chăm sóc cầu kỳ. Sau mỗi lần hút nọc cứu người, viên đá buộc phải ngâm mình trong dòng sữa của người mẹ khỏe mạnh đang nuôi con nhỏ. “Nhiều khi khắp làng không có người phụ nữ nào đang thời kỳ nuôi con bú nên tôi phải đạp xe hơn chục cây số sang xã khác để xin cho được chén sữa. Rồi cũng có khi phải cậy nhờ người quen đến xin bởi mình chả quen biết gì, tự dưng xông vào nhà xin sữa của người mẹ thì chắc họ đuổi mình ra khỏi nhà mất”, ông Khản nhớ lại.
Chỉ cần được ngâm trong chén sữa, ngay lập tức viên đá nhả ra những vệt váng màu vàng nổi lềnh bềnh trên chén sữa. Tùy từng loại nọc rắn khi hút mà viên đã sẽ nhả ra những vệt váng có màu khác nhau. Nếu là nọc rắn hổ mang, rắn cạp nong thì váng nổi lên có màu vàng, rắn cạp nia thì ra váng đen… Tất cả đều có mùi tanh.
Không chỉ lạ vì biết hút nọc từ cơ thể người và nhả độc ra cốc sữa, mà viên đã kỳ lạ này còn khiến người ta không thế lý giải nổi khi “ăn” cả ruột gạo nếp. “Ông ngoại tôi thuở trước từng dặn rằng phải cất viên đá vào trong túi có chứa gạo nếp, mà phải loại gạo nếp sữa loại 1, sạch sẽ. Nhưng không hiểu sao, cứ sau một thời gian để viên đá vào trong túi gạo nếp thì những hạt đó bỗng bị rỗng hết ruột nên phải thay liên tục. Trong khi cũng loại gạo đó mà để trong thùng ăn dần thì còn nguyên vẹn, không hề hấn gì”, người anh cả Vũ Văn Vần kể.
Biết tiếng viên đá kỳ lạ, nhiều người đã đề nghị mua lại của ông Vần, ông Khản với giá cả chục triệu đồng, một số tiền không nhỏ với gia cảnh hai ông. Nhưng hai anh em họ đều từ chối, bởi viên đá không chỉ là vật cha ông để lại mà nó còn là vật làm phúc cứu người. Hai người nông dân thật thà, chất phác ấy chỉ tâm niệm vào việc dùng đá cứu người mà không màng đến chuyện trả ơn. Dù có viên đá thần kỳ trong tay nhưng anh em họ vẫn sống dưới mái nhà đơn sơ của xóm nghèo.

Mỗi khi đặt lên vết rắn cắn, viên đá lập tức bị hút chặt vào mà không cần tay giữ. Sau khi hút xong, viên đá phải được 'tắm mình' trong sữa mẹ.
Ngôi làng có viên ngọc rắn cứu người kỳ lạ ấy nằm cách thành phố Thái Bình chừng 20 km có lên là Dương Cước, thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ngôi làng cổ giữa vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng lọt thỏm giữa những cánh đồng bạt ngàn lúa, rau và những bụi tre lớn nên quanh năm luôn có những người bị rắn cắn.
Chị Lê Thị Vân (người gốc thôn Dương Cước) kể: “Làng có nhiều bụi tre, hàng rào cây cối rậm rạp lại có ruộng lúa bạt ngàn nên rắn làm hang nhiều lắm. Đặc biệt vào mùa sương muối giăng, các loại rắn bò ra người kiếm ăn thì người bị rắn cắn xảy ra thường xuyên. Nhưng hàng chục năm nay, cả làng tuyệt nhiên không còn người chết vì rắn độc cắn như trước nữa, bởi làng có viên đá kỳ diệu hút nọc rắn độc trong nháy mắt. Mọi người thường gọi là ngọc rắn.”
Viên đá màu đen kỳ lạ từng cứu hàng trăm người thoát khỏi lưỡi hái tử thần ấy nằm trong tay hai người nông dân chính hiệu quanh năm đầu tắt mặt tối với lúa và rau, hai anh em ruột Vũ Văn Vần và Vũ Văn Khản.
Thời làng Dương Cước còn chưa có bóng đèn điện, quanh năm tù mù trong ánh sáng lập lòe, chập chờn ở đèn dầu thì rắn ở nơi đây nhiều vô kể. Chúng bò vào khắp nơi, từ xà nhà, bếp tro, vựa lúa cho đến ổ trứng gà mới đẻ còn nóng hôi hổi nên người bị rắn cắn rồi được cứu sống nhiều vô kể.
Nhiều người ở các vùng lân cận ban đầu không tin nên đã tìm đến tận chính quyền địa phương để hỏi nhưng đều bất ngờ khi chính cán bộ xã lại là nhân chứng sống trong câu chuyện kỳ lạ này. Đó chính là ông Nguyễn Xuân Báu, nguyên là Phó Chủ tịch, trường Công an xã, người được “cải tử hoàn sinh” bởi viên ngọc rắn. Hôm đó là một buổi tối, khi đang trên đường đi tuần tra thì ông Báu sa chân xuống một cay hố bên bờ ruộng.
Lập tức bị một con rắn hổ mang bành nhao ra đớp vào dưới mắt cá chân trái của ông Báu. Những người đi cùng vội vàng cởi áo để băng chân rồi đưa thẳng đến nhà ông Vần. Tại đây, nọc độc của rắn được kịp thời hút hết ra khỏi cơ thể.
Hay như vợ chồng ông Vũ Thế Cao, vốn là trưởng thôn Dương Cước cũng từng bị rắn độc cắn vào buổi tối, phải mất hơn nửa tiếng hút nọc ở nhà anh em ông Khản, ông Vần. Rồi chỉ mấy ngày sau đó, chính con gái ông Cao là cháu Vũ Thị Kiều (15 tuổi) cũng bị rắn độc cắn, được anh em ông Khản, ông Vần dùng “ngọc rắn” cứu.
Viên ngọc có tác dụng thần kỳ, cứu chữa được rất nhiều người bị rắn độc cắn. Tuy nhiên, khi có người trả giá cáo, hai anh em ông Vần đều không đồng ý bán.
Viên ngọc có tác dụng thần kỳ, cứu chữa được rất nhiều người bị rắn độc cắn. Tuy nhiên, khi có người trả giá cáo, hai anh em ông Vần đều không đồng ý bán. (Ảnh minh họa)
Chuyện người bị rắn độc cắn không chết ở làng Dương Cước cứ thế lan xa, không chỉ người làng mà nhiều người trong vùng lân cận nghe tiếng cũng đến cậy nhờ anh em ông mỗi khi bị rắn cắn. Số người đến nhờ cứu chữa nhiều đến nỗi cả hai anh em ông không tài nào nhớ hết được.
Ông Vũ Văn Khản giải thích về việc hút nọc rắn bằng viên đá: “Có người bị rắn cắn đến nhờ cứu thì tôi lấy viên đá ra đặt vào đúng chỗ vết thương bị rắn cắn, để độ nửa tiếng là được.”
Viên ngọc rắn kỳ lạ ấy thực chất là một viên đá màu đen, 2 mặt lớn được đóng chữ U. Kích thước của viên đá lạ chỉ khoảng 2,2 cm x 2,2 cm, dày chừng 1 cm, nặng khoảng 30 gram. Điều kỳ lạ, khó giải thích là mỗi khi được đặt vào vết rắn cắn bỗng dưng như xuất hiện một lực hút mạnh đến nỗi viên đá lập tức bị hút chặt vào chỗ đó mà không cần tay người giữ hay miếng garo để cố định vị trí.
“Một là nhìn vào vết cắn, nếu là rắn độc cắn thì vết răng sẽ chụm vào nhau như chân kiềng, còn rắn không độc thì vết cắn thường hình tròn. Nhưng đó là kinh nghiệm nhiều năm mình phân biệt được vết cắn độc và vết cắn không độc. Còn không hiểu tại sao, chỉ khi gặp vết cắn của rắn độc thì viên đá mới bị hút chặn vào còn nếu không độc thì viên đá bỗng rời xa, rơi xuống đất, tuyệt nhiên không bám dính vào một chút nào”, ông Vũ Văn Khản kể.
Phương pháp dùng đá hút nọc độc rắn của anh em ông chính do ông ngoại của họ truyền lại cùng viên đá quý. “Hồi đó là những năm trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông ngoại chúng tôi là cụ Phạm Văn Tráng có nuôi giấu cán bộ tổ chức kháng chiến trong nhà. Đến năm 1954 khi hòa bình lập lại, các cán bộ kháng chiến nhớ ơn bèn tặng cụ một viên đá nhỏ màu đen và chỉ cho cách dùng nó để cứu người.
Nguồn gốc thực sự của viên đá là từ đâu, ngay chính hai anh em ông cũng không rõ. Cụ Tráng khi còn sống từng có lần nói viên đá đó là do các cán bộ hồi ấy có thời kỳ hoạt động trong rừng, dưới hầm nhiều rắn độc hay bị cắn nên tổ chức đã trang bị cho viên đá quý. Nhưng cũng có người bảo, viên đá quý thuộc hàng gia bảo như thế chỉ có ở các nhà thầy mo cao tay ở bản làng người dân tộc trên núi mà thôi. Chung quy lại, đến tận bây giờ vẫn không ai biết nó đến từ đâu.”
Kỳ lạ và quý nhưng viên ngọc rắn này cũng “khó tính” và cần được chăm sóc cầu kỳ. Sau mỗi lần hút nọc cứu người, viên đá buộc phải ngâm mình trong dòng sữa của người mẹ khỏe mạnh đang nuôi con nhỏ. “Nhiều khi khắp làng không có người phụ nữ nào đang thời kỳ nuôi con bú nên tôi phải đạp xe hơn chục cây số sang xã khác để xin cho được chén sữa. Rồi cũng có khi phải cậy nhờ người quen đến xin bởi mình chả quen biết gì, tự dưng xông vào nhà xin sữa của người mẹ thì chắc họ đuổi mình ra khỏi nhà mất”, ông Khản nhớ lại.
Chỉ cần được ngâm trong chén sữa, ngay lập tức viên đá nhả ra những vệt váng màu vàng nổi lềnh bềnh trên chén sữa. Tùy từng loại nọc rắn khi hút mà viên đã sẽ nhả ra những vệt váng có màu khác nhau. Nếu là nọc rắn hổ mang, rắn cạp nong thì váng nổi lên có màu vàng, rắn cạp nia thì ra váng đen… Tất cả đều có mùi tanh.
Không chỉ lạ vì biết hút nọc từ cơ thể người và nhả độc ra cốc sữa, mà viên đã kỳ lạ này còn khiến người ta không thế lý giải nổi khi “ăn” cả ruột gạo nếp. “Ông ngoại tôi thuở trước từng dặn rằng phải cất viên đá vào trong túi có chứa gạo nếp, mà phải loại gạo nếp sữa loại 1, sạch sẽ. Nhưng không hiểu sao, cứ sau một thời gian để viên đá vào trong túi gạo nếp thì những hạt đó bỗng bị rỗng hết ruột nên phải thay liên tục. Trong khi cũng loại gạo đó mà để trong thùng ăn dần thì còn nguyên vẹn, không hề hấn gì”, người anh cả Vũ Văn Vần kể.
Biết tiếng viên đá kỳ lạ, nhiều người đã đề nghị mua lại của ông Vần, ông Khản với giá cả chục triệu đồng, một số tiền không nhỏ với gia cảnh hai ông. Nhưng hai anh em họ đều từ chối, bởi viên đá không chỉ là vật cha ông để lại mà nó còn là vật làm phúc cứu người. Hai người nông dân thật thà, chất phác ấy chỉ tâm niệm vào việc dùng đá cứu người mà không màng đến chuyện trả ơn. Dù có viên đá thần kỳ trong tay nhưng anh em họ vẫn sống dưới mái nhà đơn sơ của xóm nghèo.

 

Nếu bạn bị bệnh trĩ

Khoảng 30 - 50% dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ, trong đó 20% cần phẫu thuật. Các bác sỹ khuyến cáo, nên ăn nhiều chất xơ mỗi ngày sẽ giúp cho “đầu ra” trở nên dễ dàng hơn, tránh được cảm giác khó chịu do chứng táo bón.  Các chất xơ có nhiều trong rau, củ, quả.
Không nên ngồi lỳ trên bàn làm việc hoặc bên máy tính
Tránh ăn mặn
Ăn mặn gây hại cho thận, bất lợi cho bệnh nhân cao huyết áp và sẽ làm tăng nguy cơ bị khử nước cho cơ thể. Từ đó sẽ dễ mắc chứng táo bón “viếng thăm” và là một bất lợi cho bệnh nhân trĩ. Vì vậy, nên học thói quen kiêng ăn mặn, cắt giảm lượng gia vị trong quá trình nấu nướng, hạn chế thu nạp những món ăn nhiều muối như thịt đóng hộp, dưa muối, cà muối, kim chi muối...
Nước là thần dược quan trọng với sức khỏe, nhất là với bệnh nhân mắc trĩ khi nó có thể giúp cho “đầu ra” trở nên mềm mại, quá trình đào thải những chất cặn bã này ra bên ngoài cũng nhanh chóng hơn rất nhiều. Cho nên uống nước đều đặn, thường xuyên với bệnh nhân mắc trĩ là một thói quen cần được hình thành và duy trì. Mỗi ngày nên uống 1,5 – 2 lít nước, ngoài ra uống thêm sữa, nước trái cây, ăn các món ăn mềm có nhiều nước.
Không nên ngồi lỳ
Cố gắng mang vác vật nặng quá sức mình sẽ tạo sức ép lớn cho trực tràng, thậm chí có thể khiến cho vùng này bị sưng phồng, gây đau đớn và khó chịu. Không nên ngồi lỳ trên bàn làm việc hoặc bên máy tính vì đây là tác nhân gây mắc bệnh trĩ. Cứ khoảng một giờ làm việc cần đứng dậy để vươn vai, đi lại vừa có tác dụng giảm căng thẳng, không hại thị lực lại hạn chế được nguy cơ mắc trĩ.
Tránh xa rượu bia bởi rượu bia được coi là “kẻ thù” của bệnh trĩ. Đặc biệt, không được nhịn đi cầu. Cảm giác đau rát vùng hậu môn khi đi cầu có thể là nguyên nhân khiến nhiều người nhịn đi cầu. Tuy nhiên, càng nhịn thì nguy cơ bị táo bón và bệnh trĩ càng tăng cao. Lời khuyên dành cho bạn là khi có cảm giác muốn cho “đầu ra” cần cố gắng đáp ứng nhu cầu này của cơ thể nhanh chóng thay vì trì hoãn nó.
Bí kíp giảm đau
Đau đớn là cảm giác khó chịu nhất mà bệnh nhân mắc trĩ phải chịu đựng, tuy không thể loại bỏ hoàn toàn cảm giác này nhưng những mẹo vặt sau sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Dùng túi chườm lạnh hoặc đá cục cuốn vào một chiếc khăn mềm và chườm vào vùng bị trĩ khoảng vài lần trong ngày. Mỗi lần chườm nên kéo dài 10 phút. Cách này sẽ giúp bạn giảm sưng phồng ở vùng trĩ và giảm sức ép lên vùng trực tràng. Dùng một chậu nước ấm lớn để ngâm vùng hậu môn và mông.  Nếu bạn bị ám ảnh bởi cảm giác đau đớn do chứng táo bón gây nên thì trước khi đi cầu nên thực hiện cách này.

Vỏ quả nho và tác dụng bí mật

Vỏ quả nho và tác dụng bí mật

Sử dụng thực phẩm tự nhiên chống oxy hóa đang là một phương pháp trị liệu chống lão hóa được yêu thích trên thế giới.

Một nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra rằng resveratrol có tác dụng hiệu quả trong việc chống oxy hóa. Resveratrol tồn tại trong vỏ nho và là một chất chống lại sự xâm lược của nấm, được tạo ra bởi dây leo của cây nho.

Resveratrol không những chứa chất chống oxy hóa mà còn có thể phòng tránh được các bệnh tim mạch và các bệnh ung thư.
Một cuộc điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy rằng, mặc dù người Pháp rất yêu thích các loại bơ nhưng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành và tỷ lệ tử vong vì căn bệnh này của người Pháp vẫn thấp hơn ở những quốc gia phương Tây khác. Các chuyên gia cho rằng điều này có thể liên quan đến việc người Pháp thường xuyên uống các loại rượu vang.
Vỏ nho, đặc biệt là vỏ nho tím còn chứa chất flavonoids giúp giảm huyết áp, thúc đẩy lipoprotein mật độ cao trong máu tăng lên, làm giảm lượng cholesterol có hại, bảo vệ tim mạch. Ngoài ra, cellulose, pectin, và sắt có trong vỏ nho có thể bù đắp dinh dưỡng trong chế độ ăn hiện nay. Các chuyên gia khuyên rằng nên ăn nho cả quả cùng với vỏ và hạt, cơ thể sẽ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã tìm thấy resveratrol trong 72 loại thực phẩm như đậu phông, dâu tằm... nhưng lượng resveratrol trong vỏ nho là cao nhất. Tuy nhiên nho lại không phải là loại trái cây nên ăn hàng ngày mặc dù nó chứa giá trị dinh dưỡng cao. 

 

Mồ hôi có thể tiêu diệt siêu vi khuẩn

Mồ hôi có thể tiêu diệt siêu vi khuẩn

Kháng sinh tự nhiên từ mồ hôi có thể tiêu diệt được siêu vi khuẩn và các chủng lao nguy hiểm

Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học từ Trường đại học Edinburgh (Anh).
Họ phát hiện trong mồ hôi con người có một hóa chất được gọi là dermcidin, được kích hoạt trong mồ hôi mặn và hơi chua. Chúng có thể đục thủng màng tế bào của vi khuẩn gây hại và tiêu diệt vi khuẩn.
Màng tế bào vốn không thể thay đổi nhanh chóng để chống lại sự tấn công. Do vậy, hóa chất này có nhiều tiềm năng giúp phát triển thuốc kháng sinh thế hệ mới.
Nhóm nghiên cứu phát hiện hóa chất dermcidin có kênh phân tử dài bất thường, có thể thẩm thấu và thích nghi với hàng loạt màng tế bào khác nhau, cho phép chúng tấn công vi khuẩn và nấm cùng lúc.
Dermcidin có thể chống lại nhiều mầm bệnh phổ biến như lao và siêu vi khuẩn bệnh viện Staphylococcus aureus.
Theo tiến sĩ Ulrich Zachariae, giờ chúng ta đã biết chi tiết những kháng sinh tự nhiên hoạt động như thế nào. Căn cứ vào đó, chúng ta có thể phát triển những thuốc chống lại viêm nhiễm hữu hiệu hơn những loại kháng sinh hiện nay.
Nghiên cứu được công bố trên Proceedings of the National Academy of Sciences

 

 

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Chuyên đề: Tai biến mạch máu não

Cách chữa bệnh tai biến mạch máu não kịp thời

Bạn chỉ tốn vài phút để đọc mấy điều đơn giản dưới đây, mà có thể cứu được mạng người....
Tai biến mạch máu não Xin nhớ ba chữ: C.N.G.
Bạn chỉ tốn vài phút để đọc mấy điều đơn giản dưới đây, mà có thể cứu được mạng người.
Một chuyên viên điều trị nói rằng: nếu ông ta có thể đến với nạn nhân Tai biến mạch máu não trong vòng 3 tiếng đồng hồ, ông ta có thể hoàn toàn đảo ngược ảnh hưởng cuả tai biến…
NHẬN DIỆN - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Trong bữa tiệc BBQ, một người bạn bị mất thăng bằng suýt ngã, bà ta trấn an mọi người là bà không sao cả, chỉ bị trượt trên gạch và đôi giày mới… Vài người đã giúp phủi bụi cho bà (thay vi kêu xe cứu thương) và làm cho bà một đĩa thức ăn mới. Bà Ingrid tiếp tục cuộc vui cùng bạn bè cho đến hết buổi chiều.
Mọi người mới về đến nhà, thì nhận được điên thoại cuả chồng bà Ingrid, báo tin là vợ ông đã đuợc đưa vào bệnh viện lúc 6 giờ chiều, và đã qua đờí vì Tai biến mạch máu não trong bữa tiệc BBQ. Nếu có người biết cách nhận ra triệu chứng Tai biến mạch máu não, có lẽ bà Ingrid có thể vẫn còn sống với chúng ta hôm nay.
XÁC ĐỊNH - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Hệ thần kinh não bộ cuả nạn nhân Tai biến mạch máu não, có thể bị tàn phá nhanh chóng và kinh khủng, khi những người chung quanh không phát hiện ra được các triệu chứng cuả Tai biến mạch máu não. Thực ra, một người bàng quang có thể nhận diện được Tai biến mạch máu não, bằng cách hỏi nạn nhân ba câu đơn giản:
C. N. G.
C. Yêu cầu người đó Cười
N. Yêu cầu người đó Nói
G. Yêu cầu người đó Giơ tay lên
Nếu người đó bị trở ngại bất cứ điều nào kể trên, bạn hãy gọi xe Cấp cứu ngay tức khắc.
Ghi chú: Còn một dấu hiệu khác về Tai biến mạch máu não là Lưỡi của nạn nhân bị Cong, hoặc bị Ngả về một bên. Đó cũng là triệu chứng cuả Tai biến mạch máu não. Nếu mỗi người nhận được Email này, và gởi đi cho 10 người, thì ít nhất có một mạng người được cứu sống.
Chỉ với một cây kim, ta có thể cứu được mạng người.
Kính thưa quí vị, có thể quí vị đã có đọc những dòng chữ này rồi, nhưng chúng tôi muốn trích dịch ra tiếng Việt Nam và phổ biến rộng rãi, trong hy vọng có thể cứu được mạng người trong cơn nguy cấp, khi chờ đợi được các chuyên viên Y-tế săn sóc.
Chỉ cần một ống tiêm thuốc (loại dùng xong rồi phế thải, bằng nhựa), hoặc một cây kim may, là chúng ta có thể cứu mạng một bệnh nhân đang bị chứng tai biến mạch máu não (stroke). Việc cứu chữa thật đơn giản và dễ dàng một cách lạ lùng, nhưng có thể mang đến những kết quả cũng không kém lạ lùng và hữu hiệu. Chúng ta chỉ cần một phút để đọc tài liệu này, và các điều ghi trong tài liệu quả là những hướng dẫn tuyệt vời.
Xin quí vị ghi nhớ hoặc lưu giữ tài liệu này để sẵn sàng áp dụng, vì biết đâu, một ngày nào đó, quí vị sẽ dùng đến để cứu sống mạng người.
Cô Irene Liu kể chuyện: “Cha tôi bị tê liệt và chết sau đó vì ông là nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não. Ước chi tôi biết được thủ thuật này từ trước. Khi tai biến mạch máu não xảy ra, tất cả những tia huyết quản nhỏ trong não bộ sẽ từ từ vỡ ra sau đó.”
Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chúng ta phải giữ bình tĩnh, đứng cuống quít. Điều quan trọng nhất là ĐỪNG BAO GIỜ DI CHUYỂN NẠN NHÂN, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu. Vì nếu nạn nhân bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra. Từ từ giúp bệnh nhân ngồi thẳng dậy, và chúng ta có thể bắt đầu công việc “rút máu”.
Nếu quí vị có sẵn một ống tiêm thuốc, thì tốt nhất, nếu không thì một cây kim may, hay một cây kim gúc, cũng có thể giúp chúng ta được.
1- Trước hết, chúng ta hảy hơ nóng kim bằng lửa (bật lửa, đèn nến) để sát trùng, rồi dùng kim để chích trên mười đầu ngón tay.
2- Chúng ta không cần tìm một huyệt đặc biệt nào cả, chỉ cần chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một ly (milimetre).
3- Chích kim vào cho đến khi có máu rỉ ra.
4- Nếu máu không chảy, nên nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏ giọt.
5- Khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, thì chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy.
6- Nếu mồm bệnh nhân bị méo, thì chúng ta phải nắm hai (lổ) tai của bệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ.
7- Châm vào dái tai (ear lobe) hai mũi mỗi bên cho đến khi máu nhỏ giọt từ mỗi dái tai. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Chúng ta hãy kiên tâm chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có một triệu chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân đến bệnh viện.
Vì nếu nạn nhân được chuyên chở vào bệnh viện sớm hơn. Có thể những dằn sóc của xe cứu thương sẽ làm cho các mao quản (capillaries) trong não bộ bị vỡ ra. Nếu sau khi đó mà họ còn có thể đi đứng được, thì đúng là do phúc đức của Tổ Tiên họ.
Cô Liu nói tiếp: “Tôi học cách cứu chữa qua cách làm xuất huyết này từ một Đông y tên Hà Bảo Định (Ha Bu-Ting). Ngoài ra, tôi còn có cơ hội áp dụng phương pháp này nữa. Vì thế nên tôi khẳng định là phương pháp hữu hiệu 100%. Năm 1979, tôi đang dạy tại Đai học Fung-Gaap tại Đài Trung. Một buổi trưa nọ, tôi đang giảng bài trong lớp, thì một giáo sư khác chạy sổ vào lớp học của tôi, vừa thở vừa nói ‘Cô Liu, đến gấp dùm, ông Giám sự của chúng ta đang bị tai biến mạch máu não’.
Tôi chạy lên lầu 3 ngay tức thì và thấy ông Giám sự của chúng tôi là Trần Phúc Tiên, mặt mày nhợt nhạt, tiếng nói ngọng nghịu, và mồm thì méo xệch qua một bên, ông hội đủ tất cả những triệu chứng của một người đang bị tai biến mạch máu não. Tôi bảo một người sinh viên đang thực tập tại Đại học, đến Dược phòng bên ngoài mua cho tôi một ống tiêm, và dùng kim tiêm để châm đầu mười ngón tay của ông Trần, cho đến khi mỗi đầu ngón tay có một giọt máu cỡ hạt đậu. Sau vài phút, mặt ông Trần đã nhuận sắc trở lại, và mắt ông cũng đã bắt đầu có thần. Nhưng mồm ông thì vẫn méo, nên tôi kéo
hai tai ông cho đến khi hai tai đều đỏ vì máu đọng, rồi châm vào mỗi bên dái tai hai mũi để hai giọt máu tươm ra.
Khi hai giọt máu hai bên dái tai được rỉ ra, một phép lạ đã xảy ra. Chỉ nội trong vòng từ 3 đến 5 phút, mồm ông ta đã từ từ trở lại hình dạng nguyên thủy, và tiếng nói của ông cũng trở lại bình thường. Chúng tôi để ông nghỉ ngơi một lúc, rồi rót cho ông một tách nước trà nóng rồi đưa ông đi đến bệnh viện Ngụy Hoa gần đó. Ông nghỉ ngơi tại bệnh viện một đêm, rồi hôm sau lại trở về nhiệm sở làm việc. Sau đó, mọi việc đều bình thường. Ông không có triệu chứng nào nguy hại sau đó. Trái lại, các nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não thường khó trở lại bình thường, vì các tia máu trong não bộ bị vỡ trong khi xe cứu thương di chuyển họ đến bệnh viện. Kết quả là không thể làm cho họ vãn hồi lại trạng thái cũ.”
Theo các thống kê, thì hiện nay, bệnh tai biến mạch máu não là nguyên nhân giết chết người ta hàng thứ nhì. Những người may mắn thì có thể sống còn, nhưng phải mang tật nguyền suốt đời. Đó là một tai họa khủng khiếp có thể xảy đến cho một cá nhân. Nếu chúng ta có thể ghi nhớ phương pháp cho xuất huyết trên đây, để có thể giúp đỡ những nạn nhân của căn bệnh quái ác này, để áp dụng tức thời trên nạn nhân, thì chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ tỉnh lại và được phục hồi 100%.
Chúng tôi hy vọng là quí vị có thể phổ biến tài liệu này để bệnh tai biến mạch máu não không còn là một căn bệnh giết người như hiện nay nữa.

 

Tai biến mạch máu não: Ai có nguy cơ?

Rất nhiều người tử vong ngay ở lần đầu tiên bị tai biến mạch máu não (đột quỵ). Không chỉ có người cao tuổi mới bị bệnh này, mà hiện nay, các Trung tâm đột quỵ cũng ngày càng tiếp nhận thêm nhiều bệnh nhân đột quỵ chỉ mới 30-40 tuổi. Liệu bạn có nằm trong số đó?

Tai biến mạch máu não - không loại trừ ai

Tai biến mạch máu não - không loại trừ ai

Ông Đinh Vũ L. (75 tuổi, Ninh Bình) bị đái tháo đường đã 14 năm. Nhờ uống thuốc đều đặn nên ông vẫn duy trì được mức đường huyết, huyết áp ổn định. Vậy mà một buổi sớm tháng 4 vừa qua, sau bữa sang ông đột ngột bị gục gã xuống chân bàn. Được đưa tới bệnh viện cấp cứu, nhưng ông vẫn bị liệt nửa người bên phải. Bác sĩ chẩn đoán ông bị đột quỵ nhồi máu não.

Anh Hoàng Văn D. (40 tuổi, Bắc Giang) là một quân nhân khoẻ mạnh, vợ anh là giáo viên dạy Sử, cô con gái lớn 12 tuổi và cậu con trai 8 tuổi. Vậy mà tháng 10/2011, đơn vị anh đột ngột báo tin về là anh bị tai biến mạch máu não và qua đời. Gia đình hạnh phúc của anh bỗng chốc mất đi người trụ cột.

Theo các chuyên gia thần kinh, Đột quỵ (hay Tai biến mạch máu não - TBMMN) là tình trạng não bị tổn thương khi mất đột ngột lưu lượng máu tới não do tắc mạch (nhồi máu não) hoặc vỡ mạch (xuất huyết não), dẫn tới giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não, gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, hôn mê, rối loạn trí nhớ… và có thể tử vong. Điều đáng lưu ý là hiện nay, đối tượng bị TBMMN đang ngày càng trẻ hoá.

Ai có nguy cơ?

Nhìn chung, TBMMN không loại trừ bất kỳ ai, bời có những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn mà hiện tại y học chưa thể kiểm soát hết. Tuy nhiên, những người có đặc điểm sau sẽ có nguy cơ bị TBMMN:

- Tăng huyết áp

- Đái tháo đường

- Xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu (tăng mỡ máu)

- Có bệnh mạch máu não

- Người béo phì, lối sống lười vận động

- Hút thuốc lá, uống rượu bia..

Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ bị TBMMN:

- Tuổi cao: những người trên 55 tuổi sẽ có nguy cơ bị TBMMN. Tuổi càng cao càng dễ bị tai biến

- Nam giới dễ bị TBMMN hơn nữ giới một chút

- Di truyền: nếu gia đình bạn có người bị TBMMN thì bạn có thêm 1 yếu tố nguy cơ bị bệnh này.

Phòng ngừa tai biến mạch máu não

Theo các chuyên gia, những người có nguy cơ cao bị TBMMN như người cao tuổi, người cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu (mỡ máu cao), xơ vữa động mạch, người hút thuốc lá… nên áp dụng sớm những biện pháp phòng ngừa. Ngoài thay đổi lối sống như bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, năng tập thể dục, còn phải kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu, đường huyết…

Việc ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông cũng đóng vai trò rất quan trọng vì đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhồi máu não. Một trong những cách phòng ngừa là dùng NattoCare.

Đừng nghĩ rằng TBMMN sẽ loại trừ bạn, bởi khi bạn biết điều đó là sai, thì có thể bạn đã không còn cơ hội để làm lại. Hãy phòng ngừa TBMMN ngay hôm nay, để tránh những di chứng không thể phục hồi, thậm chí là tử vong.

Chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não tại nhà

Tai biến mạch máu não là một hình thức rối loạn tuần hoàn não cấp tính, có thể gây đột tử hoặc liệt nửa người, thất ngôn, rối loạn tâm thần... Để giảm bớt các di chứng và phòng tái phát, khi trở về nhà sau giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân vẫn phải được chăm sóc và điều trị theo chế độ đặc biệt.
1212023-1351839431_500x0.jpg
Nước ép trái cây tươi là thực phẩm phù hợp với bệnh nhân tai biến mạch máu não.
Sau đây là các hướng dẫn cụ thể:
1. Sinh hoạt, tập luyện
Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.
Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng ngày. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.
2. Chế độ ăn
Cần đảm bảo chế độ ăn đủ chất và cân đối. Nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi. Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê); hạn chế dùng muối.
3. Điều trị
Nên kết hợp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp và dùng thuốc để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Có thể áp dụng một trong các bài thuốc khắc phục di chứng tai biến mạch máu não sau:
Thiên ma câu đằng ẩm: Thiên ma, chi tử, hoàng cầm mỗi thứ 8 g; câu đằng, ngưu tất, ích mẫu, hà thủ ô, bạch linh mỗi thứ 12 g; tang kí sinh, thạch quyết minh (sắc trước) mỗi thứ 20 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bổ dương hoàn ngũ thang: Sinh hoàng kỳ 40 g, quy vĩ 8 g, xích thược 6 g, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa, địa long mỗi thứ 4 g.
Sắc uống ngày 1 thang.
- Thuốc Tây y: Điều trị duy trì theo đơn của thầy thuốc. Trường hợp bệnh nhân có tăng huyết áp, nên dùng thuốc hạ huyết áp và duy trì ở mức 140-150/90 mmHg.
4. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh
- Cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè.
- Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp.
- Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh. Tránh mất ngủ.
- Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim.
- Tránh táo bón. Kiêng rượu, bia và các chất kích thích.
- Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh...

Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não

Khi ra viện, bệnh nhân tai biến mạch mãu não chưa thể phục hồi được các chức năng nên gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Ở trường hợp này chúng ta cần hết sức lưu ý khi chăm sóc và điều trị tại nhà để người bệnh nhanh chóng phục hồi.
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não

Về ăn uống ở người tai biến mạch mãu não

Khi ra viện, bệnh nhân tai biến mạch máu não có thể tự ăn hoặc được nuôi ăn qua ống xông.

Với bệnh nhân có thể tự ăn được nên áp dụng chế độ dinh dưỡng như sau:

  •  Cho người bệnh ăn uống như bình thường, nếu ăn ít thì nên tăng thêm bữa trong ngày.
  •  Thức ăn phải được chế biến phù hợp với khả năng nhai của người bệnh. Có thể cắt nhỏ, băm nhuyễn, ninh nhừ để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thụ.
  •  Thức ăn phải cân đối và đáp ứng đủ các chất cần thiết như chất đạm từ thịt, cá, trứng, đậu hũ…; chất bột đường từ gạo, mì, bánh mì…; chất béo từ dầu mỡ…; rau củ quả và trái cây.
  •  Năng lượng cần trong ngày là: 25-30kcal/kg cân nặng/ngày.
  •  Thành phần dinh dưỡng trong ngày nên được phân chia đa dạng.
  •  Uống đủ nước: có thể tính theo 40ml/kg cân nặng/ngày.
Lưu ý:
  • Đa số người bệnh đều nằm tại giường hoặc đi lại hạn chế nên nhu cầu năng lượng sẽ thấp hơn so với người bình thường.
  • Nếu người bệnh có chế độ ăn hợp lý thì biểu hiện cơ thể như sau: Da hồng hào, không viêm loét, niêm mạc không bị lở loét, cân nặng đạt mức lý tưởng, cơ chắc, tóc mượt, không rụng.

Với bệnh nhân không thể tự ăn được

Người bệnh tai biến mạch máu não có thể không ăn được do liệt cơ hầu họng. Nều cố ăn dễ gây sặc hoặc nôn. Vì vậy, nuôi ăn qua ống xông được bác sĩ khuyên áp dụng sẽ giúp người bệnh nhận đủ lượng thực phẩm cần thiết trong ngày. Khi chăm sóc bệnh nhân phải nuôi ăn qua ống xông cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Sinh hoạt, tập luyện

Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.
Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng ngày. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.

 Điều trị tai biến mạch máu não

Với bệnh nhân bị tai biến mạch máu, không nên chỉ dùng thuốc tây, mà nên kết hợp giữa dùng thuốc và châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Người nhà nên thường xuyên xoa bóp cho bệnh nhân, điều đó sẽ giúp cho qúa trình phục hồi bệnh nhanh hơn.

 Thực hiện các biện pháp phòng bệnh

  •  Cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè.
  •  Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp.
  •  Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh. Tránh mất ngủ.
  •  Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim.
  •  Tránh táo bón. Kiêng rượu, bia và các chất kích thích.
  •  Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh…

Phòng tai biến mạch máu não ở người cao huyết áp  

Tai biến mạch máu não xuất hiện do rối loạn tuần hoàn não cấp tính. Đây là loại bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao và có nhiều di chứng. Nguy cơ gặp tai biến này rất lớn ở những người bị cao huyết áp.

Ở người có tăng huyết áp mạn tính, thành mạch máu thoái hóa dày lên, sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn não. Khi những động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn, não sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và ôxy, dẫn đến đột quỵ và tử vong.
Các chấn động tâm lý có thể gây rối loạn tuần hoàn não. Khi làm việc căng thẳng về trí lực, sinh hoạt gia đình có khó khăn đột biến, khi về hưu mà không có chuẩn bị trước về tinh thần... người cao tuổi rất dễ bị chấn động tâm lý và nếu có kèm bệnh cao huyết áp, tai biến mạch máu não sẽ rất dễ xảy ra. Để phát hiện sớm tai biến mạch máu não do tăng huyết áp, bác sĩ có thể soi đáy mắt để đánh giá tình trạng mạch máu ở võng mạc.  
Cách phòng tránh chủ yếu đối với tai biến trên là điều trị, khống chế tốt bệnh cao huyết áp và các vấn đề tim mạch khác. Nên định kỳ đi khám, nhất là ở tuổi chuyển tiếp "49 chưa qua, 53 đã tới". Nên lưu ý và đến bác sĩ ngay khi có những biểu hiện sau:
- Nhức đầu.
- Chóng mặt (cảm giác quay). Có hiện tượng quên, rối loạn cảm xúc (buồn giận thất thường...), rối loạn tâm lý.
- Hiện tượng ruồi bay (nhìn thấy những điểm đen).
Ngoài việc điều trị đều, liên tục, giữ huyết áp ở trị số ổn định, hợp lý, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh về dinh dưỡng (ăn uống hợp lý, không cho mỡ máu tăng, không uống rượu, bia). Bệnh nhân có thể tập luyện xoa bóp khí công, chống stress, tham gia các câu lạc bộ dưỡng sinh, thể dục ngoài trời...
Những khi thời tiết thay đổi đột ngột, lúc chuyển mùa, người cao tuổi, nhất là người có bệnh tăng huyết áp, không nên đi tiểu ngoài trời lạnh vào ban đêm.

Phòng tai biến mạch máu não trong mùa lạnh

Tiết trời lạnh khiến mạch máu dễ co lại, có thể cản trở khả năng tuần hoàn máu hoặc tăng huyết áp đột ngột gây vỡ thành mạch. Nếu điều này xảy ra ở não thì sẽ làm tổn thương các khu trú thần kinh, thậm chí gây tử vong.
Trao đổi với VnExpress.net, Giáo sư, bác sĩ Hoàng Bảo Châu, nguyên viện trưởng Viện y học cổ truyền cho biết, trong cơ thể con người, máu được lưu thông trong mạch. Trong mùa rét, không khí lạnh khiến mạch máu vùng ngoại biên dễ co lại. Mạch co là một nguyên nhân khiến máu chảy chậm lại. Ở những người lớn tuổi, mạch máu ghồ ghề thì máu dễ bị ứ đọng, hình thành cục máu đông, gây tắc mạch.
Một trường hợp khác, mạch máu co dẫn đến huyết áp tăng cao đột ngột, áp lực vào thành mạch máu lớn khiến chúng bị vỡ, chảy máu ra ngoài. Những tổn thương trên xảy ra ở mạch máu não thì gọi là tai biến mạch máu não.
Ngoài lý do bị nhiễm lạnh, mạch máu co, nhiều nguyên nhân khác cũng khiến huyết áp tăng cao quá mức như stress, tức giận, nóng đột ngột... Điều đó cũng dẫn đến tai biến mạch máu não. Bệnh nhân bị tiểu đường, mỡ máu... có độ nhớt trong máu cao cũng có nguy cơ bị ứ tắc máu trong thành mạch, cản trợ quá trình tuần hoàn. Theo đó, bệnh này có thể gặp bất kỳ lúc nào, song trong tiết trời lạnh của mùa đông, mạch máu dễ co nên tình trạng đột quỵ xảy ra có phần nhiều hơn.
tai-bien-1-jpg-1357287836_500x0.jpg
Tai biến mạch máu não thường gặp  ở người cao tuổi. Một trong những giải pháp ngăn ngừa bệnh là sử dụng thực phẩm chức năng Tuần hoàn não Thái Dương. Sản phẩm chứa bạch quả, đinh lắng giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, gây tắc mạch.
Bệnh thường gặp ở  người già trên 60 tuổi do khả năng thích nghi yếu, huyết áp dễ tăng cao. Giáo sư Lê Đức Hinh, Chủ tịch Hội thần kinh học Việt Nam cho biết, theo thống kê của Hội thần kinh học quốc tế, tỷ  lệ người bị tai biến mạch máu não hiện khoảng 0,2%. Trong đó bệnh nhân trên 80 tuổi chiếm 3%, 60-65 tuổi chiếm 1%, bệnh nhân 30-40 tuổi chỉ chiếm 0,03%. Còn tại Việt Nam, theo thống kê của 10 bệnh viện lớn, từ năm 2000 đến 2010 có đến hơn 18.000 người trên 65 tuổi bị bệnh này.
Giáo sư Hoàng Bảo Châu cho biết thêm, khi bị tai biến, não bệnh nhân bị kích thích mạnh dẫn đến hôn mê sâu hoặc nông. Nếu hôn mê sâu, mạch máu bị vỡ, máu chảy ra ngoài nhiều thì khả năng cao là người bệnh sẽ tử vong. Còn trong trường hợp hôn mê nông, máu bị thấm ít ra ngoài thành mạch hoặc xuất hiện cục máu đông trong mạch máu thì có thể phục hồi.
Sau khi hết hôn mê, não người bệnh vẫn bị tổn thương nên không đảm nhận tốt chức năng chỉ huy các bộ phận bên dưới, dẫn đến hoạt động của cơ thể không như ý muốn, mất cảm giác hoặc giảm khả năng nhìn... Song dù có thể phục hồi, bệnh nhân đã từng bị tai biến mạch máu não dễ có khả năng tái phát nên cần rất cẩn thận.
Cũng theo nguyên Viện trưởng Viện y học cổ truyền, bệnh tai biến mạch máu não diễn biến rất nhanh, tùy cơ địa từng người, nên ngay khi thấy những triệu chứng đầu tiên, người nhà  hãy đưa người bệnh vào viện. Khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu chân tay tê, huyết áp tăng cao gây đau đầu, u tai, buồn nôn... thì gia đình tuyệt đối không được vác, gập bụng bệnh nhân mà phải vận chuyển nhẹ nhàng, để nằm yên rồi gọi cấp cứu.
“Thậm chí ngay cả khi bạn có những biểu hiện thoáng qua như rơi cây bút, rơi chiếc đũa... cũng nên đi kiểm tra sớm bởi đó có thể là dấu hiệu một khu cư trú thần kinh trên não bị tổn thương, không được máu nuôi dưỡng đủ khiến việc chỉ huy hoạt động bên dưới bị yếu đi”, bác sĩ Châu nói.
Bệnh diễn biến nhanh, gây ra những hậu quả nguy hiểm và dễ tái phát nên bác sĩ Hoàng Bảo Châu khuyến cáo mọi người nên phòng bệnh cẩn thận. Vào mùa đông, người dân, nhất là người già với khả năng thích nghi kém phải luôn giữ ấm, đi ra ngoài cần đội mũ, tránh bị thay đổi nhiệt độ đột ngột. Điều quan trọng nhất là cần giữ huyết áp ổn định, tránh áp lực cao lên thành mạch máu dẫn đến vỡ mạch, chảy máu ra ngoài.
“Mỗi người có một chỉ số huyết áp khác nhau nên cần nắm được số đo của mình và thông báo với bác sĩ khi cần. Khi huyết áp tăng trên 20% so với lúc bình thường thì bị coi là áp huyết cao. Bên cạnh việc giữ ấm, mọi người cũng phải tránh những tác nhân xã hội như stress, căng thẳng, giữ cho tâm tĩnh... thì huyết áp mới ổn định”, Giáo sư Châu khuyến cáo.
Ngoài ra, việc ăn uống điều độ, tập thể dục vừa sức... cũng giúp bảo vệ mọi người trước bệnh tai biến mạch máu não. Bác sĩ Hoàng Bảo Châu cho biết thêm, khi chưa bị bệnh này hoặc đã từng mắc ở thể nhẹ (đã bình phục nhưng vẫn còn cục máu đông nhỏ) thì mọi người có thể dùng các loại thực phẩm chức năng Đông y chứa đinh lăng, bạch quả... để tăng cường hoạt huyết, giải dần các cục máu đông và tránh tái phát.

 

Tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não còn gọi là Đột quỵ não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ.
Tai biến mạch máu não có hai loại: nhồi máu não (do tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch). Các triệu chứng thần kinh trung ương khu trú biểu hiện nhanh, ngay tức thì khi tổn thương mạch máu não xảy ra, nên tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ. Đột quỵ là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay.

Bệnh căn

  • Gây tắc mạch máu não: cục máu đông tại chỗ của động mạch não, thuyên tắc do xơ vỡ động mạch (chẳng hạn xuất phát từ động mạch cảnh), huyết tắc do bệnh tim (thí dụ rung nhĩ, nhồi máu cơ tim).
  • Gây vỡ mạch máu não: tăng huyết áp, chấn thương, vỡ phình động mạch não.
  • Nguyên nhân ít gặp: giảm huyết áp (tụt huyết áp đột ngột hơn 40 mm Hg), viêm động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, thuyên tắc xoang tĩnh mạch. Ở người trẻ: bệnh tiểu cầu, chảy máu dưới màng nhện, dị dạng động mạch cảnh.  
 Yếu tố nguy cơ
Tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường, một số bệnh tim (bệnh van tim, thiếu máu cơ tim, rung nhĩ), bệnh mạch máu ngoại biên, tiền căn thiếu máu cục bộ thoáng qua, tăng thể tích hồng cầu, phụ nữ vừa hút thuốc lá vừa dùng thuốc tránh thai nội tiết tố, tăng chất béo trong máu, lạm dụng thức uống có cồn (rượu, bia), rối loạn chức năng đông máu.

Triệu chứng lâm sàng

Biểu hiện lâm sàng do tắc mạch hoặc do vỡ mạch khó có thể phân biệt, để chẩn đoán nguyên nhân phải dựa vào các yếu tố tiền căn, bệnh có sẵn và xét nghiệm cận lâm sàng (MRI, CT scan: là phương pháp dùng các đầu phát tia X chạy xung quanh cơ thể bệnh nhân kết hợp với một máy tính sẽ thu được hình ảnh các lớp cắt cơ thể khi xử lí qua máy tính).
Trong trường hợp điển hình, các triệu chứng xuất hiện đột ngột, tiến triển chỉ trong vài giờ (hoặc vài ngày). Trên lý thuyết, các triệu chứng thần kinh khu trú tương ứng với khu vực tưới máu của động mạch bị tổn thương, tuy nhiên do các động mạch thông nối với nhau nên có sự cấp máu bù bởi các động mạch còn nguyên, làm nhòe các triệu chứng.
Tổn thương trong bán cầu đại não (50 % các trường hợp) có thể gây ra: liệt đối bên, khởi đầu là liệt mềm, dần dần diễn tiến đến liệt cứng; giảm cảm giác đối bên; giảm thị lực cùng bên; nói khó.
Tổn thương thân não (25 %): triệu chứng đa dạng, có thể gây liệt tứ chi, rối loạn thị giác, hội chứng khóa trong (tỉnh, hiểu nhưng do liệt, không làm gì được).
Tổn thương khiếm khuyết (25 %): nhiều điểm nhồi máu nhỏ quanh hạch nền, bao trong, đồi thịcầu não. Người bệnh vẫn ý thức, các triệu chứng có thể chỉ liên quan tới vận động hoặc cảm giác hoặc cả hai, có khi có triệu chứng thất điều.

Diễn tiến

Khoảng 20 % tử vong trong vòng 1 tháng, 5 % – 10 % trong vòng 1 năm. Khoảng 10 % hồi phục không di chứng, 25-30% tự đi lại phục vụ bản thân được, 20-25% đi lại khó khăn, cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt, 15-25% phải phục vụ hoàn toàn của người khác. Tiên lượng xấu nếu có các triệu chứng: giảm ý thức, tăng tiết đờm dãi, sốt cao ngay từ ngày đầu.

 Chẩn đoán phân biệt

U não, chảy máu dưới màng cứng, liệt Todd (hội chứng thần kinh khu trú sau động kinh, hồi phục trong vòng 24 giờ). Ngộ độc do dùng thuốc quá liều, nhất là khi có triệu chứng mất tri giác.

Xử trí

Cần phải đưa người bệnh vào viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Đối với người bị tai biến, thời gian là vàng, mạch máu đông hoặc vỡ phải được xử lý thật nhanh để đề phòng các biến chứng như liệt toàn thân, bại não, v.v. Khi người có các triệu chứng sau cần phải chú ý và đưa đến bệnh viện ngay lập tức:
Các triệu chứng xảy ra đột ngột
  • Đột ngột thấy tê cứng ở mặt, tay hoặc chân – đặc biệt là tê cứng nửa người
  • Đột ngột nhìn không rõ (Thị lực giảm sút)
  • Đột ngột không cử động được chân tay (Mất phối hợp điều khiển chân tay)
  • Đột ngột không nói được hoặc không hiểu được người khác nói
  • Đầu đau dữ dội
Phụ nữ có thể có các biểu hiện đặc trưng sau:
  • Đột ngột đau ở mặt hoặc chân
  • Đột ngột bị nấc
  • Đột ngột cảm thấy buồn nôn
  • Đột ngột cảm thấy mệt
  • Đột ngột tức ngực
  • Đột ngột khó thở
  • Tim đập nhanh bất thường
Ghi chú: Chúng tôi nhấn mạnh chữ đột ngột để chỉ các triệu chứng xảy ra bất thường, không do các yếu tố bên ngoài.
Những việc có thể làm trước khi xe cấp cứu tới
  • Quan sát và hỏi bệnh nhân để biết bệnh nhân còn tỉnh táo (ý thức bình thường) hay lẫn lộn, lơ mơ hoặc hôn mê (rối loạn ý thức). Kèm theo dấu hiệu đại tiểu tiện không tự chủ chứng tỏ bệnh nhân đã mất ý thức.
  • Nếu bệnh nhân còn tỉnh: cần để bệnh nhân nằm yên tĩnh và gọi cấp cứu đến để đưa bệnh nhân vào bệnh viện lớn có uy tín về cấp cứu tai biến mạch máu não.
  • Nếu bệnh nhân hôn mê: cần xem bệnh nhân đang còn thở bình thường, thở nhanh, thở chậm, hay đã ngừng thở..., vì cấp cứu hô hấp là việc đầu tiên phải làm để đảm bảo đủ oxy cho tim và cho não. Nếu toàn bộ não thiếu oxy quá 3 phút thì dù cho cấp cứu tim đập lại cũng không cứu được não, y học gọi là mất não, hoặc chết não.
  • Kiểm tra nhịp tim và huyết áp ngay nếu có thể.
Đặc biệt lưu ý với người nhà hoặc người chứng kiến bệnh nhân đột quỵ não:
  • Bệnh nhân đột quỵ não có thể bị một trong hai dạng: chảy máu não do vỡ mạch hoặc nhồi máu não do tắc mạch. Hai bệnh này đối nghịch nhau hoàn toàn về nguyên nhân, cơ chế và cách điều trị. Các bác sỹ chuyên khoa cũng không thể chỉ dựa vào biểu hiện bên ngoài để xác định chẩn đoán. Vì vậy, không được mạo hiểm tự điều trị cho bệnh nhân dù chỉ là các động tác như bấm huyệt nhân trung, châm cứu, đánh gió... Những tác động đó có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh của bệnh nhân mà chúng ta vô tình không biết.
  • Thực hiện hô hấp nhân tạo (CPR), nếu cần phải dùng miệng thổi hơi vào miệng bệnh nhân (hô hấp miệng-miệng) nếu thấy bệnh nhân ngừng thở.
  • KHÔNG ĐƯỢC cố di chuyển đầu, cổ bệnh nhân, trong trường hợp tai nạn, đầu hoạc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Để bệnh nhân trong tư thế thoải mái. Nới lỏng quần áo.
  • KHÔNG ĐƯỢC cho bệnh nhân ăn hoặc uống. Tai biến khiến cho người bệnh không thể nuốt và sẽ gây nghẹn.
  • KHÔNG ĐƯỢC dùng ax-pi-rin (aspirin). Mặc dù ax-pi-rin có thể làm giảm cục máu đông trong trường hợp tai biến tắc động mạch nhưng cũng có thể gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu. Nếu người bệnh đã uống ax-pi-rin trong ngày, cần phải báo với bác sỹ cấp cứu.
  • Thở sâu. Thở chậm và sâu giúp bệnh nhân bình tĩnh và đưa máu lên não nhiều hơn. Để người bệnh nằm xuống và nói chuyện với người bệnh để họ bình tĩnh.
  • Giữ đầu mát và thân ấm. Nếu có đá lạnh, có thể chấm nhẹ qua đầu người bệnh để giữ mát. Bọc đá trong khăn để không quá lạnh. Giữ mát đầu để giảm phản ứng phù nề khi tai biến và có thể giúp người bệnh đỡ cảm thấy đau đầu. Giữ thân ấm bằng áo khoác hoặc chăn sẽ giảm được nguy cơ co giật (sốc).
  • Có thể liên hệ với một trung tâm y tế hoặc với bác sỹ thần kinh để được tư vấn sớm trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Phòng ngừa

Tai biến mạch máu não hoàn toàn có thể dự đoán trước, với các biện pháp can thiệp kịp thời sẽ tránh bị xảy ra đột quỵ. Mọi người trên 50 tuổi, và có yếu tố nguy cơ đột quỵ cần kiểm tra định kỳ chuyên khoa để biết trước nguy cơ gần xảy ra đột quỵ như sau: - Làm điện tim, siêu âm tim để xác định xem có bị hẹp van hai lá, rung nhĩ, loạn nhịp tim, cục máu quẩn trong tim hay không. - Siêu âm động mạch chủ, động mạch cảnh; siêu âm xuyên sọ để tìm mảng vữa xơ động mạch, phình động mạch, hẹp động mạch. - Chụp cộng hưởng từ mạch máu não(MRA), chụp CT scanner đa lớp cắt dựng mạch máu não hoặc chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) để xác định xem có hẹp mạch máu, phình mạch, dị dạng mạch máu não hay không.
  • Phòng ngừa cấp 1: kiểm soát các yếu tố nguy cơ; điều trị huyết áp, kiểm soát đường huyết, lipid máu; bỏ thuốc lá; dùng thuốc kháng đông trọn đời ở những người bị thấp tim hoặc mang van tim nhân tạo ở bên tim trái. Cân nhắc khả năng dùng thuốc kháng đông ở người bị rung nhĩ mạn tính. Tiến hành đặt stent động mạch cảnh khi hẹp trên 75%, hoặc mổ bóc nội mạc động mạch cảnh, nút coils phình mạch, nút ổ dị dạng động tĩnh mạch (AVM) để tránh nguy cơ nhồi máu não hoặc chảy máu não.
  • Phòng ngừa cấp 2: Tiếp tục kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Nếu là tắc mạch máu hoặc rung nhĩ mạn tính, có thể dùng aspirin hoặc warfarin. Tiến hành can thiệp mạch thần kinh khi có hẹp động trên 50%, hoặc phình động mạch não.
  • Công nghệ dự báo chuỗi thời gian bằng mạng nơ-ron nhân tạo còn cho phép dự báo huyết áp của bệnh nhân trong một số ngày tiếp theo căn cứ và số liệu huyết áp của bệnh nhân đó trong quá khứ.

 

 

 

 


 


 

NGUY CƠ TIM MẠCH TRONG BỆNH THẬN MẠN

NGUY CƠ TIM MẠCH TRONG BỆNH THẬN MẠN
Bệnh thận mạn đang là một thách thức lớn đối với ngành y tế trên toàn cầu, không chỉ do nguy cơ tiến triển đến bệnh thận giai đoạn cuối mà còn do nguy cơ tim mạch quan trọng đối với người bệnh.Thật vậy, bệnh thận giai đoạn cuối là biến chứng dễ thấy nhất của bệnh thận mạn, tuy nhiên các biến chứng tim mạch lại là các biến chứng đáng ngại nhất vì nhiều người bệnh thận mạn chết vì các biến chứng tim mạch trước khi kịp mắc bệnh thận giai đoạn cuối.1  Cách đây 10 năm, Tổ chức Thận Quốc gia Hoa Kỳ (National Kidney Foundation) đã đưa ra một cách phân loại bệnh thận mạn mà đến nay vẫn được dùng phổ biếnvì nó rất hữu ích cho việc tầm soát phát hiện sớm những bệnh nhân có rối loạn chức năng thận. Theo phân loại của Tổ chức Thận Quốc gia Hoa Kỳ, bệnh thận mạn được chia thành 5 giai đoạn: Giai đoạn 1 tương ứng với mức lọc cầu thận bình thường (≥ 90 ml/phút/1,73 m2) nhưng trong nước tiểu đã có những bất thường (ví dụ albumin niệu vi lượng hoặc albumin niệu lượng lớn), các giai đoạn 2-4 tương ứng với mức độ nặng của bệnh tăng dần (mức lọc cầu thận giảm từ 60-89 xuống 30-59 rồi 15-29 ml/phút/1,73 m2) và giai đoạn 5 tương ứng với bệnh thận giai đoạn cuối (lọc cầu thận dưới 15 ml/phút/1,73 m2 hoặc phải lọc thận định kỳ).2  Cách phân loại này đã được áp dụng vào điều tra NHANES lần 3 (Third National Health and Nutrition Examination Survey) và cho thấy tần suất lưu hành bệnh thận mạn trong dân số Hoa Kỳ trưởng thành là 10,8% (khoảng 19,2 triệu người).3  Cách phân loại này cũng đã được áp dụng vào nghiên cứu PREVEND (Prevention of Renal and Vascular End-stage Disease) và cho thấy tần suất lưu hành bệnh thận mạn trong dân số người Hà Lan trưởng thành là 12%.4  Nếu ngoại suy các kết quả này cho dân số trưởng thành trên toàn thế giới, có thể ước tính số người bệnh thận mạn là nhiều trăm triệu.
  Phân loại của Tổ chức Thận Quốc gia Hoa Kỳ cũng rất hữu ích cho việc đánh giá nguy cơ tim mạch của người bệnh thận mạn. Một nghiên cứu sổ bộ rất lớn mang tên Kaiser Permanente Renal Registry thực hiện trên hơn 1 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ cho thấy nếu lấy những người có lọc cầu thận ≥ 60 ml/phút/1,73 m2(không có bệnh thận hoặc bệnh thận mạn giai đoạn 1-2) làm chuẩn so sánh, những người có lọc cầu thận dưới mức này có nguy cơ chết và bị biến cố tim mạch tăng rất rõ rệt, và lọc cầu thận càng thấp thì nguy cơ càng tăng nhiều (bảng 1).5  Gần đây hơn, Lee M. (Trung tâm Đột quị, Viện Đại học California, Hoa Kỳ) và cộng sự đã tập hợp số liệu của 33 nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu và thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá ảnh hưởng của chức năng thận trên nguy cơ đột quị trong tương lai. Phân tích của nhóm tác giả này cho thấy khi lọc cầu thận giảm dưới 60 ml/phút/1,73 m2, nguy cơ đột quị trong tương lai tăng 43% (KTC 95%: 31% đến 57%; P < 0,001).6  Đặc biệt, ở người Châu Á nguy cơ đột quị tăng nhiều hơn so với người không phải Châu Á (mức tăng 96% so với 26%, trị số p phản ánh tính không đồng nhất < 0,001).
Bảng 1:  Tỉ số nguy cơ hiệu chỉnh (kèm khoảng tin cậy 95%) của chết do mọi nguyên nhân, biến cố tim mạch nặng và nhập viện do mọi nguyên nhân tùy theo mức lọc cầu thận.
Lọc cầu thận ước tính (ml/phút/1,73 m2)
Chết do mọi nguyên nhân
Biến cố tim mạch nặng
Nhập viện do mọi nguyên nhân
≥ 60*
1,0
1,0
1,0
45 – 59
1,2 (1,1 – 1,2)
1,4 (1,4 – 1,5)
1,1 (1,1 – 1,1)
30 – 44
1,8 (1,7 – 1,9)
2,0 (1,9 – 2,1)
1,5 (1,5 – 1,5)
15 – 29
3,2 (3,1 – 3,4)
2,8 (2,6 – 2,9)
2,1 (2,0 – 2,2)
< 15
5,9 (5,4 – 6,5)
3,4 (3,1 – 3,8)
3,1 (3,0 – 3,3)
*Nhóm này được lấy làm nhóm tham chiếu.
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ VÀ THỰC TẾ LÂM SÀNG
  Nhận thức được tầm quan trọng của mức lọc cầu thận đối với tiên lượng của người bệnh thận mạn, trong Hướng dẫn 2011 về điều trị rối loạn lipid máu, các chuyên gia của Hội Tim mạch Châu Âu và Hội Xơ vữa động mạch Châu Âu đã xếp những người có bệnh thận mạn từ vừa đến nặng (lọc cầu thận dưới 60 ml/phút/1,73 m2) vào nhóm nguy cơ rất cao.7  Đối với những người có nguy cơ tim mạch rất cao, ngưỡng bắt đầu dùng thuốc hạ cholesterol là LDL-C ≥ 70 mg/dl và mục tiêu LDL-C cần đạt là dưới 70 mg/dl (hoặc giảm LDL-C ít nhất 50% so với ban đầu nếu không đạt được trị số dưới 70 mg/dl).
  Nói chung hướng dẫn của các hội chuyên khoa luôn đề ra mục tiêu rất rõ ràng, tuy vậy giữa hướng dẫn và thực tế luôn có khoảng cách, nhiều bệnh nhân nguy cơ cao hoặc rất cao có LDL-C vượt xa so với trị số được khuyến cáo.Nghiên cứu CEPHEUS khu vực châu Âu (CEntralized Pan-European survey on tHE Undertreatment of hypercholeSterolemia) cho thấy 42,6% bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc hạ lipid máu ở châu Âu không đạt mục tiêu LDL-C.8  Ở Hoa Kỳ điều trị rối loạn lipid máu đã đạt nhiều tiến bộ trong thời gian gần đây, tuy nhiên chỉ có 30% bệnh nhân mạch vành có kèm ít nhất 2 yếu tố nguy cơ chính khác (tức là thuộc nhóm nguy cơ rất cao) đạt mục tiêu LDL < 70 mg/dl.9,10  Gần đây có nghiên cứu CEPHEUS khu vực châu Á (CEPHEUS Pan-Asian) được thực hiện nhằm xác định tỉ lệ bệnh nhân đang dùng thuốc hạ lipid máu đạt được mục tiêu LDL-C theo hướng dẫn của Chương trình Giáo dục Cholesterol Quốc gia Hoa Kỳ (National Cholesterol Education Program – Adult Treatment Panel III) (bản cập nhật 2004) ở các nước Châu Á.CEPHEUS khu vực châu Á là một nghiên cứu điều tra cắt ngang, tiền cứu, đa quốc gia, thực hiện tại 405 trung tâm ở Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Phi-líp-pin, Malaysia, Việt Nam và Hong Kong.11  Kết quả nghiên cứu này cho thấy chỉ có 49,1% bệnh nhân đạt được mục tiêu LDL-C. Điều đáng lo ngại là mức nguy cơ của bệnh nhân càng cao thì tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-C càng thấp. Ở nhóm bệnh nhân nguy cơ rất cao chỉ có 34,9% đạt được mục tiêu LDL-C. Riêng ở Việt Nam, tỉ lệ đạt được mục tiêu LDL-C tính chung là 40,1% và tính riêng ở những người nguy cơ rất cao là 27,6%.
TÁC ĐỘNG KÉP TRÊN CHOLESTEROL: MỘT TIẾP CẬN MỚI
  Có một số lý do khiến cho việc đạt mục tiêu LDL-C trên thực tế còn chưa cao. Lý do thứ nhất là sự “trì trệ lâm sàng” của các bác sĩ điều trị (biết bệnh nhân chưa đạt mục tiêu LDL-C nhưng vẫn không điều chỉnh việc kê toa). Lý do thứ hai là sự tuân trị kém của một số bệnh nhân. Một lý do nữa cũng không kém phần quan trọng là sự giới hạn về hiệu lực hạ LDL-C của các thuốc nhóm statin: Khi tăng liều statin lên gấp đôi thì hiệu lực hạ LDL-C chỉ tăng thêm khoảng 6%, và như vậy để hạ LDL-C thêm khoảng 20% thì phải tăng liều statin lên gấp 8 lần, một điều không phải lúc nào cũng thực hiện được. Ngay cả khi dùng 2 statin có hiệu lực mạnh nhất ở liều tối đa (atorvastatin 80 mg hoặc rosuvastatin 40 mg), vẫn còn nhiều bệnh nhân nguy cơ cao hoặc rất cao chưa đạt mục tiêu điều trị. Trong nghiên cứu SATURN (Study of Coronary Atheroma by Intravascular Ultrasound: Effect of Rosuvastatin versus Atorvastatin) thực hiện trên 1039 người bệnh mạch vành, tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-C dưới 70 mg/dl là 72% với rosuvastatin 40 mg/ngày và 56% với atorvastatin 80 mg/ngày, có nghĩa là có từ 28% đến 44% bệnh nhân vẫn chưa đạt mức LDL-C dưới 70 mg/dl dù đã dùng statin với liều tối đa.12
  Sự xuất hiện của ezetimibegiúp các bác sĩ điều trị có được một tiếp cận mới trong kiểm soát LDL-C. Ezetimibe là một thuốc có tác dụng ngăn sự hấp thu ở ruột của cholesterol trong thức ăn và mật qua cơ chế ức chế protein Niemann-Pick C1 Like 1 (NPC1L1) trong các tế bào biểu mô được bao phủ vi mao của hỗng tràng. Phối hợp ezetimibe với statin giúp hạ LDL-C rất mạnh vì ức chế cả hấp thu cholesterol ở ruột lẫn tổng hợp cholesterol ở gan. Dạng kết hợp simvastatin với ezetimibe được Merck bào chế, có tên biệt dược là Vytorin, mỗi viên gồm ezetimibe 10 mg kết hợp với simvastatin 10 mg, 20 mg, 40 mg hoặc 80 mg (hàm lượng 10 mg ezetimibe + 80 mg simvastatin được dùng hạn chế cho những người đã từng dùng simvastatin 80 mg và dung nạp tốt). Nghiên cứu của Davidson và cộng sự trên bệnh nhân tăng cholesterol nguyên phát (LDL-C trong khoảng 145 đến 250 mg/dl) cho thấy so với simvastatin đơn trị, ezetimibe phối hợp simvastatin giảm LDL-C thêm 13,8%, tăng HDL-C 2,4% và giảm TG 7,5%.13  Điểm đáng lưu ý là phối hợp 10 mg ezetimibe  với 10 mg simvastatin giúp hạ LDL-C 46%, tương đương với simvastatin 80 mg đơn trị. Điều đó có nghĩa là thay vì tăng liều simvastatin lên gấp 8 lần (kèm theo đó là tăng nguy cơ tác dụng ngoại ý), chỉ cần phối hợp thêm ezetimibe 10 mg là đạt hiệu lực hạ LDL-C tương đương.
  Nghiên cứu SANDS (Stop Atherosclerosis in Native Diabetics Study)thực hiện trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 so sánh ảnh hưởng của 2 chiến lược điều trị trên tiến triển của bề dày thành động mạch cảnh. Chiến lược thứ nhất là kiểm soát cholesterol tích cực để đạt mục tiêu LDL-C ≤ 70 mg/dl và non-HDL-C ≤ 100 mg/dl bằng statin (có thể phối hợp ezetimibe nếu statin đơn trị không đạt mục tiêu) và chiến lược thứ hai là kiểm soát cholesterol qui ước để đạt mục tiêu LDL-C ≤ 100 mg/dl và non-HDL-C ≤ 130 mg/dl.14   Trong số những bệnh nhân được kiểm soát cholesterol tích cực có khoảng một phần ba có dùng thêm ezetimibe. Kết quả SANDS cho thấy bề dày thành động mạch cảnh giảm có ý nghĩa sau 36 tháng ở những bệnh nhân được kiểm soát tích cực cholesterol, trong khi đó bề dày thành động mạch cảnh lại tăng ở những người được kiểm soát cholesterol qui ước. Bảng 2 biểu diễn thay đổi của bề dày thành động mạch cảnh (tính bằng mm) sau 36 tháng điều trị ở các nhóm. Nhìn vào bảng này ta thấy ở những người được kiểm soát cholesterol tích cực, nhóm dùng statin phối hợp ezetimibe có bề dày thành động mạch cảnh giảm nhiều hơn so với nhóm dùng statin đơn trị (tuy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê), và thay đổi bề dày thành động mạch cảnh của cả 2 nhóm này đều khác biệt rất có ý nghĩa so với nhóm kiểm soát cholesterol qui ước. Kết quả SANDS chứng tỏ kiểm soát cholesterol tích cực (bằng statin ± ezetimibe) giúp chặn đứng và gây thoái triển xơ vữa động mạch trong động mạch cảnh của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 và phối hợp ezetimibe là một lựa chọn điều trị rất hữu ích dành cho những bệnh nhân không đạt mục tiêu LDL-C với đơn trị bằng statin.
Bảng 2:Thay đổi bề dày thành động mạch cảnh (mm) sau 36 tháng điều trị.
        Kiểm soát cholesterol qui ước  
        (n = 204)
    Kiểm soát cholesterol                    
                 tích cực
          Khác biệt giữa các nhóm (mm)
Statin + eze
    (n = 69)
Statin đơn trị
   (n = 154)
Statin + eze so với statin đơn trị
Statin + eze so với kiểm soát qui ước
Statin đơn trị so với kiểm soát qui ước
          +0,039
    -0,025
     -0,012
        0,01
  (p = 0,999)
       0,06
  (p = 0,001)
        0,05
  (p = 0,001)
Ghi chú:eze = ezetimibe.
NGHIÊN CỨU SHARP: CỘT MỐC QUAN TRỌNG
  Như đã trình bày ở trên, những người bệnh thận mạn từ vừa đến nặng (lọc cầu thận dưới 60 ml/phút/1,73 m2) có nguy cơ tim mạch rất cao. Tuy nhiên hạ LDL-C cho những người này có ngăn ngừa được các biến cố tim mạch hay không là một câu hỏi chưa có lời giải đáp cho đến khi kết quả của nghiên cứu SHARP (Study of Heart and Renal Protection) được công bố năm 2011. SHARP là một thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu nhiên mù đôi thực hiện trên những người bệnh thận mạn tuổi ≥ 40. Bệnh nhân phải có creatinin/huyết tương ≥ 1,7 mg/dl (nếu là nam) hoặc ≥ 1,5 mg/dl (nếu là nữ) ở ít nhất 2 lần đo hoặc đang lọc thận mạn (thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc ngoại trú). Một tiêu chuẩn chọn bệnh nữa là không có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc tái tưới máu mạch vành. Bệnh nhân được phân ngẫu nhiên cho dùng phối hợp simvastatin 20 mg + ezetimibe 10 mg/ngày hoặc placebo. Tiêu chí đánh giá chính là phối hợp các biến cố xơ vữa động mạch quan trọng: nhồi máu cơ tim không chết, chết do bệnh mạch vành, đột quị không phải xuất huyết và thủ thuật hoặc phẫu thuật tái tưới máu động mạch.15  
  Tổng cộng có 9270 người được tuyển vào nghiên cứu, 4650 người được phân cho dùng phối hợp simvastatin + ezetimibe và 4620 người được phân cho dùng placebo. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 62, nam giới chiếm tỉ lệ 63%, bệnh nhân đái tháo đường chiếm tỉ lệ 23%. 67% bệnh nhân không lọc thận mạn (lọc cầu thận trung bình của những người này là 26,6 ml/phút/1,73 m2, trong số này 80% có albumin niệu) và 33% bệnh nhân phải lọc thận mạn (gồm 27% chạy thận nhân tạo định kỳ và 6% thẩm phân phúc mạc ngoại trú). Trị số trung bình của LDL ban đầu là 2,77 mmol/l. Thời gian theo dõi trung vị là 4,9 năm.
    Kết quả SHARP cho thấy phối hợp simvastatin + ezetimibe hạ LDL 0,85 mmol/l và giảm 17% (p = 0,0021) các biến cố xơ vữa động mạch quan trọng so với placebo. Trên hình 1 là tần suất dồn các biến cố xơ vữa động mạch quan trọng của 2 nhóm simvastatin + ezetimibe và placebo. Phối hợp simvastatin + ezetimibe giảm rất rõ rệt đột quị dạng thiếu máu cục bộ và tái tưới máu mạch vành. Bảng 3 tóm tắt tần suất từng biến cố ở 2 nhóm. Tần suất các biến cố ngoại ý (bệnh cơ, viêm gan, sỏi mật, ung thư) rất thấp và không khác biệt giữa 2 nhóm.
Hình 1:Tần suất dồn các biến cố xơ vữa động mạch quan trọng ở nhóm placebo (đường trên) và nhóm simvastatin + ezetimibe (đường dưới) trong nghiên cứu SHARP.
Bảng 3: Tần suất các biến cố lâm sàng trong nghiên cứu SHARP.

  Simvastatin-ezetimibe 
            (n = 4650)
       Placebo           
     (n = 4620)
   Tỉ số nguy cơ
     (KTC 95%)
 Trị số p
Biến cố mạch vành
   NMCT không chết
   Chết do bệnh mạch vành
           213 (4,6%)
           134 (2,9%)
             91 (2,0%)
    230 (5,0%)
    159 (3,4%)
      90 (1,9%)
 0,92 (0,76-1,11)
 0,84 (0,66-1,05)
 1,01 (0,75-1,35)
  0,12
  0,95
  0,37
Đột quị không xuất huyết
   Dạng thiếu máu cục bộ
   Dạng không rõ
           131 (2,8%)
           114 (2,5%)
             18 (0,4%)
    174 (3,8%)
    157 (3,4%)
      19 (0,4%)
 0,75 (0,60-0,94)
 0,72 (0,57-0,92)
 0,94 (0,49-1,79)
  0,01
  0,0073
  0,85
Tái tưới máu
   Động mạch vành
   Ngoài động mạch vành
           284 (6,1%)
           149 (3,2%)
           154 (3,3%)
    352 (7,6%)
    203 (4,4%)
    169 (3,7%)
 0,79 (0,68-0,93)
 0,73 (0,59-0,90)
 0,90 (0,73-1,12)
  0,0036
  0,0027
  0,36
Kết quả SHARP rất ấn tượng, tuy nhiên có một câu hỏi được đặt ra là liệu ezetimibe có góp phần vào lợi ích lâm sàng của việc hạ LDL-C được ghi nhận trong SHARP hay không? Để trả lời câu hỏi này cần phải xem lại kết quả của phân tích gộp CTT (Cholesterol Treatment Trialists’ Collaboration) năm 2010. 16  Nhóm nghiên cứu CTT tổng hợp số liệu của 26 thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu nhiên gồm 21 thử nghiệm lâm sàng so sánh statin với chứng và 5 thử nghiệm lâm sàng so sánh statin liều cao với statin liều thông thường (tổng cộng gần 170.000 người tham gia). Kết quả phân tích gộp cho thấy ứng với một mức hạ LDL-C là 1,0 mmol/l, tần suất các biến cố xơ vữa động mạch quan trọng giảm 22% (p < 0,0001). Đường biểu diễn mối tương quan giữa mức hạ LDL-C và mức giảm các biến cố xơ vữa động mạch quan trọng trong phân tích gộp CTT được thể hiện trên hình 2. Khi chồng kết quả của SHARP lên đồ thị này, ta thấy kết quả SHARP (giảm các biến cố xơ vữa động mạch quan trọng 17% ứng với một mức hạ LDL-C 0,85 mmol/l hay 32 mg/dl) rất phù hợp với kết quả chung của CTT. Từ phân tích này, có thể kết luận là ezetimibe có góp phần vào lợi ích lâm sàng của điều trị hạ LDL-C được ghi nhận trong SHARP vì dùng ezetimibe phối hợp simvastatin mới đạt được một mức hạ LDL-C như vậy.
SHARP đánh dấu một cột mốc quan trọng trong điều trị bệnh thận mạn, chứng tỏ có thể phòng ngừa hữu hiệu các biến cố xơ vữa động mạch quan trọng và cải thiện dự hậu của người bệnh thận mạn vừa-nặng bằng phối hợp simvastatin + ezetimibe.
Hình 2: Tương quan giữa mức hạ LDL-C (mg/dl, trên trục hoành) và mức giảm các biến cố xơ vữa động mạch quan trọng (tỉ lệ %, trên trục tung) trong phân tích gộp CTT. Hình vuông màu đen biểu diễn kết quả của nghiên cứu SHARP (mức giảm nguy cơ 17% ứng với mức hạ LDL-C 32 mg/dl, vạch đứng biểu diễn khoảng tin cậy 95% của mức giảm nguy cơ).
KẾT LUẬN
  Hiện nay, giữa hướng dẫn điều trị và thực tế lâm sàng vẫn còn một khoảng cách lớn. Nhiều bệnh nhân nguy cơ từ cao đến rất cao có LDL-C chưa được kiểm soát, một phần là do hiệu lực giới hạn của các thuốc nhóm statin. Phối hợp ezetimibe với statin là một tiếp cận mới giúp đạt mục tiêu điều trị hữu hiệu hơn statin đơn trị. Kết quả nghiên cứu SHARP là một bằng chứng thuyết phục về lợi ích lâm sàng của tiếp cận này trong bệnh thận mạn. Những người bệnh thận mạn từ vừa đến nặng (đối tượng được tuyển vào SHARP) có nguy cơ tim mạch rất cao, do đó mọi liệu pháp giúp cải thiện dự hậu tim mạch của những người này, bao gồm phối hợp simvastatin + ezetimibe, xứng đáng chiếm một vị trí quan trọng trong các phác đồ điều trị.