waveometa menu

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Chó ngửi được bệnh ung thư phổi

Chó ngửi được bệnh ung thư phổi

(TNO) Các nhà khoa học Áo ngày 5.12 công bố kết quả một nghiên cứu thử nghiệm, cho biết chó có khả năng “ngửi” được bệnh ung thư phổi, một hy vọng mới trong việc chẩn đoán sớm căn bệnh chết người này.

“Chó có thể đánh mùi được bệnh nhân ung thư thông qua hơi thở của họ”, Peter Errhalt, Trưởng khoa Phổi thuộc Bệnh viện Krems (Áo), một chuyên gia trong nhóm nghiên cứu, cho biết.
Chó có khả năng đánh hơi được bệnh nhân ung thư phổi - Ảnh: AFP
Chó có khả năng đánh hơi được bệnh nhân ung thư phổi - Ảnh: AFP
Nghiên cứu cho thấy những con chó có thể “chẩn đoán” bệnh ung thư phổi bằng cách sủa sau khi “ngửi” hơi thở của 120 người với tỷ lệ chính xác lên đến 70%, theo AFP.
Trước đây đã từng có những nghiên cứu về hành vi bất thường của những con chó khi ở xung quanh người mắc bệnh ung thư, bao gồm một nghiên cứu của các nhà khoa học Đức hồi năm 2011.
Mục đích của nghiên cứu này không phải để các chú chó phải "làm việc" tại các bệnh viện, mà nhằm nghiên cứu xem thông qua thành tố nào trong hơi thở người mà chó có thể nhận biết bệnh nhân ung thư, theo bác sĩ Michael Mueller, Bệnh viện Otto Wagner, đồng tác giả nghiên cứu.
Ông Mueller cho biết thêm nghiên cứu này sẽ giúp các nhà khoa học trong tương lai phát triển những “cái mũi điện tử” nhằm giúp chẩn đoán bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu.

Điều trị ung thư phổi: Đừng bao giờ bỏ cuộc!

Điều trị ung thư phổi: Đừng bao giờ bỏ cuộc!

Ung thư phổi không phải là một bản án tử hình chờ ngày phán quyết mà là một cuộc đấu tranh trường kỳ về thể chất và tinh thần. Một cuộc đấu tranh tuy vất vả và mệt mỏi nhưng bệnh nhân không đơn độc khi vẫn có những nghiên cứu y học mới đang được tiến hành.

  
Các loại ung thư phổi
Các loại ung thư phổi

Ung thư phổi là một căn bệnh có nguy cơ tử vong rất cao. Trung bình mỗi năm tại Singapore có 1.176 người được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư phổi và 1.028 người qua đời vì nó, có nghĩa là chỉ có 12,5% số người được xác định ung thử phổi khỏi bệnh sau quá trình điều trị và theo dõi.

Khoảng 15% bệnh nhân ung thư phổi mắc phải dạng ung thư phổi tế bào nhỏ (dạng nguy hiểm nhất) mà nguyên nhân chủ yếu là thuốc lá. Loại tế bào này có tốc độ lan rất nhanh, nó có thể di căn tới rất nhiều bộ phận khác trên cơ thể nên rất khó có thể loại bỏ triệt để các khối u bằng phương pháp phẫu thuật. Hóa trị và xạ trị là những biện pháp thường được lựa chọn trong việc điều trị loại tế bào này.
           
85% bệnh nhân ung thư phổi còn lại thuộc dạng ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, có thể chia thành ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô vảy và ung thư tế bào lớn. Những loại tế bào này phát triển chậm hơn loại tế bào nhỏ. Tỷ lệ chữa trị thành công đối với bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến là cao nhất, sau đó đến ung thư biểu mô vảy và cuối cùng là ung thư tế bào lớn. Nếu bệnh nhân được phát hiện sớm thì phương pháp điều trị thường là tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ khối u và như vậy cơ hội chữa trị triệt để sẽ cao hơn rất nhiều.

Cuộc đấu tranh trường kỳ
           
Theo nghiên cứu tại Singapore cho thấy, ước tính khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi thường đến khám khi tế bào ung thư đã di căn. Nguyên nhân do thời kỳ đầu bệnh ung thư phổi có rất ít biểu hiện bên ngoài và rất khó để phát hiện lâm sàng. Cơ hội sống sót cho bệnh nhân ung thư ở thời kì cuối là 5%.

Tuy nhiên, phát hiện bệnh dù muộn  không có nghĩa là hết hy vọng. Dựa trên số liệu tại Singapore, ngày càng có nhiều bệnh nhân kéo dài được cuộc sống hơn 10 năm sau khi chẩn đoán mắc bệnh.


Bác sĩ Toh Chee Keong là bác sĩ chuyên khoa ung thư lĩnh vực chuyên môn là ung thư đầu cổ, ung thư vùng ngực, ung thư sinh dục và u ác tính và đã có những nghiên cứu về ung thu phổi ở người không hút thuốc được công bố trên tạp chí.  
“Một trong những phương pháp trị liệu mới và hiệu quả cao đang được áp dụng tại Singapore là Phương pháp trị liệu nhắm đích (Targeted therapy)”, bác sĩ Toh Chee Keong, chuyên gia Ung Thư, Khoa Ung thư của Bệnh viện Raffles, Singapore chia sẻ.  Đây là phương pháp đang được sử dụng ngày càng nhiều trong điều trị ung thư giai đoạn cuối. Dược phẩm “Những trái bom thông minh” (Smart bombs) giúp xác định ung thư dễ dàng hơn với ít tác dụng phụ hơn. Dược phẩm này hiện được kết hợp với hóa trị liệu hoặc sử dụng riêng nhằm kiểm soát ung thư phổi.

Ung thư phổi không phải là một bản án tử hình chờ ngày phán quyết mà là một cuộc đấu tranh trường kỳ về thể chất và tinh thần. Một cuộc đấu tranh tuy vất vả và mệt mỏi nhưng bệnh nhân sẽ không đơn độc khi vẫn có những nghiên cứu mới về y học đang được tiến hành.

Bác sĩ Toh Chee Keong chia sẻ: đừng bao giờ bỏ cuộc khi  ngày càng có nhiều phương pháp chữa trị mới có thể đem đến cuộc sống khỏe mạnh hơn và mở ra nhiều cơ hội để chiến thắng căn bệnh đã từng được xem như không thể điều trị này. Bên cạnh đó bạn cần biết cách lắng nghe, để ý đến những thay đổi trong cơ thể, cũng như tạo thói quen đi kiểm tra sức khỏe định kỳ cho mình và người thân. Đó là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc cho gia đình.
 

 

Phòng và điều trị bệnh viêm loét dạ dày

Phòng và điều trị bệnh viêm loét dạ dày
Dưới đây là cách giúp bạn điều trị và phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày.
Phòng tránh viêm loét dạ dày

Đông y cho rằng, dùng quả chuối sứ xanh, phơi khô ở nhiệt độ độ thấp rồi đem tán thành bột, dùng chuối chín chấm vào bột rồi ăn hoặc pha nước uống, chuối có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của màng nhày lót bên trong dạ dày làm cho màng nhày dày lên và lành các vết loét.

Mỗi ngày cho vào khẩu phần ăn một ít bột chuối sẽ giúp phòng tránh được bệnh viêm loét dạ dày.
Không nên ăn ngay sau khi nội soi

Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng: Bệnh nhân không nên ăn uống ngay sau khi nội soi vì thuốc tê làm giảm các phản xạ vùng hầu họng. Nếu ăn uống ngay, bệnh nhân có thể bị sặc.

Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân có cảm giác trở lại ở vùng hầu họng thì thể ăn uống bình thường. Thời gian chờ tốt nhất là khoảng 60 phút sau khi kết thúc cuộc soi. Nếu là soi với kỹ thuật gây mê, thời gian chờ hồi phục lại bình thường có thể lâu hơn và thay đổi theo từng người.
Phòng và điều trị bệnh viêm loét dạ dày - 1
Trong củ nghệ vàng có vị đắng, tính ấm, nên có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị rất tốt.
Nghệ vàng chữa đau dạ dày

Theo y học cổ truyền: trong củ nghệ vàng có vị đắng, tính ấm, nên có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị rất tốt.

Và nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm độ acid của dịch vị, nghệ vàng còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian hay dùng chung nghệ vàng với mật ong để chữa bệnh loét dạ dày do thừa dịch vị.

Mật ong cũng có tác dụng làm êm dịu tránh kích ứng ở dạ dày. Người ta thường pha 3 thìa bột nghệ với một thìa mật ong, dùng trước mỗi bữa ăn.
 

Thuốc nam đặc trị bệnh đau dạ dày

Thuốc nam đặc trị bệnh đau dạ dày
Cây Dạ Cẩm

Thuốc nam đặc trị bệnh đau dạ dày .

Thứ Hai, 16/07/2012, 01:00 PM (GMT+7)
Bệnh đau dạ dày là cách gọi chung của các bệnh về dạ dày thường gặp trên lâm sàng bao gồm viêm dạ dày cấp tính, mạn tính, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày…
Các trường hợp viêm, loét dạ dày – tá tràng nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng thì sẽ dẫn đến những biến chứng. Biến chứng thường gặp nhất là chảy máu do ổ loét ăn sâu đến lớp dưới niêm mạc, gây thủng các mạch máu. Chảy máu rả rích hoặc ồ ạt gây mất máu nặng, tụt huyết áp và có thể tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.
Các nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày là do thói quen ăn uống không đúng bữa, và không đúng giờ, để quá no hoặc quá đói hoặc ăn đồ ăn quá chua, cay, nóng. Đặc biệt đối với những đối tượng lao động trí óc, khả năng mắc bệnh dạ dày cũng cao hơn do áp lực công việc, thời gian, hoặc căng thẳng trong môi trường làm việc. Bên cạnh đó, môi trường không trong sạch, vệ sinh kém chính là điều kiện để vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) phát triển. Đây là loại vi khuẩn gây ra bệnh đau dạ dày được lây nhiễm qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc với nước bọt. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như rượu bia, thuốc lá, các thuốc kháng viêm, thuốc chống đau nhức…
Việc điều trị bệnh dạ dày ngoài uống thuốc đầy đủ, đúng giờ, theo chỉ dẫn của bác sĩ thì ý thức người bệnh rất quan trọng. Để thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày không phải dễ dàng do đó nhiều bệnh nhân thường hay cảm thấy chán nản khi bệnh bị kéo dài quá lâu. Bên cạnh đó, tinh thần lạc quan thoải mái không căng thẳng quá mức cũng là điều kiện để bệnh mau thuyên giảm. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân nóng vội, muốn thấy kết quả sớm hoặc thói quen sinh hoạt chưa hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh đau dạ dày.
Thuốc điều trị đau dạ dày trên thị trường có rất nhiều loại, trong bài viết này xin giới thiệu cùng độc giả bài thuốc chữa bệnh bằng thuốc nam, hiệu quả cao, không có tác dụng phụ, cách thức thực hiện đơn giản.
 Uống nước ép cải bắp thường xuyên:

Nước ép rau cải bắp tươi có tác dụng giúp đỡ kích thích khá mạnh sự tái tạo của các tế bào ổ loét và do đó làm lành được các vết loét.
Cách dùng: Cải bắp bóc từng lá (không bỏ lá xanh), rửa nhiều lần nước cho sạch, dọc đôi từng lá theo sống lá. Chần trong nước sôi, vớt ra để ráo nước. Dùng bàn ép, máy ép lấy nước. Bã bỏ đi. 1 Kg bắp cải tươi ép như vậy cho từ 500-700m nước ép có màu vàng xanh, thơm vị ngọt, hơi hăng hắc. Nước ép như vậy nếu không có điều kiện bảo quản ( như tủ lạnh) rất nhanh thiu, vì trong cải  bắp có hợp chất sunfua. Liều dùng điều trị trong ngày trung bình 1.000ml chia làm nhiều lần, uống mỗi lần 200-500ml, uống thay nước. Có thể pha thêm đường hoặc muối, uống nóng hay uống lạnh tùy theo khẩu  vị. Mỗi đợt điều trị là 2 tháng tùy theo chế độ dinh dưỡng và lao động thích hợp. Có những trường hợp loét tá tràng 14-20 năm cũng chữa được lành. Nhưng đối với ổ loét quá sâu thì tác dụng ít.
Thuốc nam đặc trị bệnh đau dạ dày, Sức khỏe đời sống,
Điều trị bằng nước ép bắp cải không có biến chứng gì và có thể kếp hợp với các thuốc chữa dạ dày, tá tràng khác. Không có phản chi định.
(Tài liệu được trích dẫn từ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư – Tiến sỹ Đỗ Tất Lợi)
Uống nước lá Chè dây:

Có tên khoa học Ampelopsis Cantoniensis Planch họ Nho (Vitacae), Theo nghiên cứu của tiến sĩ Vũ Nam, trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Việt Nam, bệnh nhân đau thượng vị điều trị bằng chè dây có thời gian cắt cơn đau nhanh, làm sạch Helicobarter Pylori, đây là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh này. Bên cạnh đó, do hàm lượng lớn flavonoid trong chè dây có tác dụng chống viêm nên chè dây còn có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày.
Thuốc nam đặc trị bệnh đau dạ dày, Sức khỏe đời sống,
Cách dùng: Đun 100gram chè dây khô với 1,5L nước, đun sôi khoảng 5 phút, để nguội uống thay nước hàng ngày. Mỗi đợt điều trị khoảng 2 tháng, tùy cơ địa từng người mà bệnh thuyên giảm hoặc khỏi. Chè dây có thể uống cùng với các vị thuốc khác để tăng tính hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
 Uống nước sắc Cây Dạ Cẩm:

Cây dạ cầm thường mọc hoang ở nhiều vùng rừng núi tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang,…Bệnh viện Lạng Sơn là nơi đầu tiên đưa cây Dạ cầm vào điều trị bệnh đau dạ dày từ năm 1962.
Cách dùng: Ngày uống từ 10 đến 25g lá và ngọn khô, thêm 500ml nước vào sắc thêm đường cho đủ ngọt, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày.
Thuốc nam đặc trị bệnh đau dạ dày, Sức khỏe đời sống,

TRÌNH TỰ MỘT LẦN LUYỆN KHÍ CÔNG

Phương pháp luyện Dịch Cân Kinh

Đầu tiên là nói về tư tưởng:
 - Phải có hào khí, nghĩa là phải có quyết tâm luyện tập cho đến nơi đến chốn, vững vàng, tin tưởng không vì lời bàn ra tán vào mà chán nản bỏ dở
.- Phải lạc quan, không lo sợ đang mang bệnh mà mọi người gọi là hiểm nghèo, phải tin tưởng rằng mình sẽ thắng bệnh do việc luyện tập Dịch Cân Kinh.
Tư thế

Lên không, xuống có:

Trên phải không, dưới nên có. Đầu treo lơ lửng, miệng không hoạt động, bụng phải mềm, lưng thẳng, thắt lưng mềm dẻo, hai cánh tay phải vẫy, cùi chỏ thẳng và mềm, cổ tay mềm, hai bàn tay ngửa ra phía sau xoè ra như cái quạt. Trong khi vẫy, hậu môn phải thót, gót chân lưng, hậu môn phải chắc, bàn chân phải cứng, các ngón chân bám chặt như bám trên đất trơn. Đây là những qui định cụ thể của các yêu cầu cơ bản khi tập luyện Dịch Cân Kinh.
Dựa theo yêu cầu này, khi tập vẫy tay thì từ cơ hoành trở lên phải giữ cho được trống không, buông lỏng, thảnh thơi, đầu không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý vào việc luyện tập, xương cổ buông lỏng để có cảm giác như đầu treo lơ lửng, mồm giữ tự nhiên (không mím môi), ngực trên buông lỏng để phổi tự nhiên. Hai cánh tay để tự nhiên giống như hai mái chèo gắn vào vai. Từ cơ hoành trở xuống phải giữ cho chắc đủ sức căng, bụng dưới thót vào, hậu môn nhích lên, mười ngón chân bám sát mặt đất, gót chân để phẳng lên mặt đất, bắp chân trong trạng thái căng thẳng, xương sống thẳng như cây gỗ. Khi vẫy tay nhớ nhẩm câu: "lên có, xuống không." Nghĩa là lấy sức vẫy tay về phía sau (lên), khi tay trả lại phía trước là do quán tính, không dùng sức đưa tay ra phía trước (xuống).

Trên ba dưới bảy:

Là phần trên để lỏng độ ba phần khí lực, phần dưới lấy gân sức bảy phần khí lực. Vấn đề này quán triệt đầy đủ thì hiệu quả sẽ tốt.

Mắt nhìn thẳng:

Không nghĩ ngợi gì cả, miệng nhẩm đếm lần vẫy.

Các bước tập cụ thể như sau:

a) Đứng hai bàn chân bằng khoảng cách hai vai.
b) Hai cánh tay duỗi thẳng theo vai, các ngón tay xoè thẳng, lòng bàn tay quay ra sau.
c) Bụng dưới thót lại, lưng thẳng. Bụng trên co lại, cố để lưng, đầu và miệng bình thường.
d) Các đầu ngón chân bám trên mặt đất, gót sát đất, bắp chân và đùi chân căng thẳng.
e) Hai mắt chọn một điểm đằng xa làm mục tiêu để nhìn, không nghĩ ngợi lung tung, luôn chú ý vào các ngón chân đang bám đất. Đùi vế bắp chân cứng. Thót hậu môn thật chặt và nhẩm đếm.
f) Dùng sức vẫy hai tay về phía sau, khi trả hai bàn tay lại phía trước, chú ý để nó buông theo quán tính, tuyệt đối không dùng sức. Tuy nhiên chân vẫn lấy gân cứng lên, hậu môn vẫn thót và co lại không lơi lả.
g) Vẫy tay từ 200, 300, 400, 500, 600, 700 lần, dần dần tăng lên tới 1,800 lần vẫy, (1,800 ước chừng 30 phút).
h) Phải có quyết tâm đềâu đặn tập trung vào sự luyện tập, không nôn nóng tập nhanh, tập nhiều vì dục tốc bất đạt. Nhưng cũng không tùy tiện bửa tập nhiều, bửa ít hoặc nghỉ tập, vì như vậy sẽ làm mất lòng tin trong luyện tập, khó có hiệu quả.
Bắt đầu tập luyện cũng không nên làm tổn thương các ngón chân (sau buổi tập vuốt ve các ngón chân mỗi ngón 9 lần). Nôn nóng muốn khỏi bệnh này mà dùng nhiều sức sẽ không đem lại kết quả. Có quyết tâm nhưng phải từ từ tiến dần mới đúng cách, mới kết quả tốt. nếu tinh thần không tập trung, tư tưởng phân tán thì khí huyết loạn xạ, và không chú ý đến "trên nặng, dưới nhẹ" là sai hỏng.
Khi đã vẫy tay đến 600 lần trở lên thường có trung tiện (đánh dắm), hắt hơi, và hai chân nhức mỏi, toát mồ hơi, mặt nóng bừng... chỉ là hiện tượng bình thường đừng lo ngại. Trung tiện và hắt hơi là do nhu động của đường ruột tăng lên đẩy mạnh cơ năng tiêu hóa. Chân mỏi là do khí huyết dồn xuống cho hợp với vũ trụ là "thiên khinh địa trọng" (trên nhẹ dưới nặng), đấy là qui luật sinh hợp với vũ trụ: Thiên khinh địa trọng.
Sở dĩ bệnh gan là do khí huyết tạng gan không tốt gây nên khí bị tích lũy làm cho gan khó bài tiết, do đó ảnh hưởng đến ống mật và cả tì vị. Luyện Dịch Cân Kinh có thể giải quyết được vấn đề này, nếu sớm có trung tiện là hiệu quả tốt. Về bệnh mắt, luyện Dịch Cân Kinh là có thể khỏi chứng đau mắt đỏ với các chứng đau mắt thông thường, cận thị, thậm chí được cả chứng đục thủy tinh thể; trong nội kinh có nói mắt nhờ huyết mà nhìn được, khi khí huyết không dẫn đến các bộ phận của mắt, do vậy sinh ra các bệnh tật do mắt. Đôi mắt là bộ phận thị giác cũng là bộ phận quan trọng của cơ thể.

Những phản ứng khi luyện Dịch Cân Kinh

Khi luyện tập, cơ thể sẽ có những phản ứng, nhưng tất cả đều là hiện tượng thải bệnh, không nên lo nghĩ. Liệt kê 34 phản ứng thông thường và còn nhiều phản ứng không kể hết được.
1) Đau buốt.
2) Tê dại.
3) Lạnh.
4) Nóng.
5) Đầy hơi.
6) Sưng.
7) Ngứa.
8) Ứa nước giải.
9) Ra mồ hơi.
10) Cảm giác như kiến bò.
11) Giật gân, giật thịt.
12) Đầu khớp xương có tiếng lục cục.
13) Cảm giác máu chảy dồn dập.
14) Lông tóc dựng đứng.
15) Âm nang to lên.
16) Lưng đau.
17) Máy mắt, mi giật.
18) Đầu nặng.
19) Hơi thở nhiều, thở dốc.
20) Nấc.
21) Trung tiện.
22) Gót chân nhức như mưng mủ.
23) Cầu trắng dưới lưỡi.
24) Đau mỏi toàn thân.
25) Da cứng, da dày rụng đi (chai chân).
26) Sắc mặt biến đi.
27) Huyết áp biến đổi.
28) Đại tiện ra máu.
29) Tiểu tiện nhiều.
30) Nôn, mửa, ho.
31) Bệnh từ trong da thịt bài tiết ra.
32) Trên đỉnh đầu mọc mụt.
33) Ngứa từng chỗ hay toàn thân.
34) Chảy máu cam.
Các phản ứng trên đây là do trọc khí bài tiết ra ngoài cơ thể, loại trừ các thứ ứ đọng gọi là bệnh tật. Khi có sự phản ứng là có sự xung đột giữa chánh khí và tà khí, nếu ta vẫn tập luyện sẽ sản sinh các chất bồi bổ có lợi cho chánh khí. Ta tập đúng cách và làm tăng sức đề kháng, nó đẩy cặn bã trong cơ, gan, thần kinh và các tế bào khác mà mạch máu lưu thông bình thường không thải nổi. Như luyện tập Dịch Cân Kinh mà khí huyết lưu thông mới đưa nổi cặn bã ra ngoài nên sinh ra phản ứng. Vậy không nên lo sợ, cứ tiếp tục luyện tập như thường. Có một phản ứng hiển nhiên là khỏi một căn bệnh, cứ tập luyện đều đặn sẽ đạt hiệu quả tốt

Luyện Dịch Cân Kinh đạt được 4 tiêu chuẩn sau:

  - Nội trung: Tức là nâng cao khí lên, then chốt là điều chỉnh tạng phủ. Lưu thông khí huyết. Thông khí sẽ thông suốt lên đến đỉnh đầu
 - Tứ trưởng tố: Tức là tứ chi phối hợp với các động tác theo đúng nguyên tắc theo luyện tập. Tứ trung tế song song với nội trung sẽ làm cho tà khí bài tiết ra ngoài, trung khí dồn xuống, cơ năng sinh sản ngày càng mạnh
 - Ngũ tam phát: Nghĩa là 5 trung tâm của nhiệt dưới đây hoạt động mạnh hơn lúc bình thường. Đó là Bách hội: một huyệt trên đỉnh đầu, Gio cung: huyệt ở hai bàn tay, Dũng tuyền: huyệt ở hai gan bàn chân. Khi luyện tập, 5 huyệt này đều có phản ứng và hoàn toàn thông suốt Nhâm đốc và 12 kinh mạch đều đạt tới hiệu quả, nó làm tăng cường thân thể, tiêu trừ các bệnh nan y mà ta không ngờ.
  - Lục phủ minh: Đó là ruột non, ruột già, mắt, dạ dày, bong bóng, tam tiêu sẽ thông suốt, nghĩa là không trì trệ. Lục phủ có nhiệm vụ thâu nạp thức ăn, tiêu hóa, bài tiết được thuận lợi nếu không bị trì trệ, ứ đọng, cơ năng sinh sản có sức tiếp, giữ vững trạng thái bình thường của cơ thể tức là Âm Dương thăng bằng, cơ thể thịnh vượng.
Một số điều cần lưu ý khi luyện tập
1) Số lần vẫy tay không dưới 800 lần. Từ 800 lần lên dần 1,800 lần (khoảng 30 phút) mới tới ngưỡng cửa của điều trị. Người bệnh nặng có thể ngồi mà vẫy tay, tuy nhiên phải nhớ thót hậu môn và bấm mười đầu ngón chân.
2) Số buổi tập: Sáng thành tâm tập mạnh - Trưa trước khi ăn tập vừa - Tối trước khi ngủ tập nhẹ.
3) Có thể tập nhiều tùy theo bệnh trạng. Có bệnh nhân nâng số vẫy tay tới 5, 6 ngàn lần trong một buổi tập. Nếu sau khi tập thấy ăn ngon ngủ tốt, tiểu và đại tiện thấy điều hòa, tinh thần tỉnh táo, thì chứng tỏ số lần vẫy tay khi luyện tập là thích hợp.
4) Tốc độ vẫy tay. Theo nguyên tắc thì nên chậm. Bình thường thì vẫy 1,800 lần hết 30 phút. Vẫy lúc sau hơi nhanh hơn lúc đầu một chút, khi đã thuần thì vẫy hẹp vòng. Bệnh nhẹ thì nên vẫy nhanh và dùng sức nhiều hơn. Bệnh nặng thì nên vẫy hẹp vòng và chậm, bớt dùng sức. Vẫy tay nhanh quá làm cho tim đập nhanh mau mệt, mà chậm quá thì khơng đạt tới mục đích. Vì luyện tập là cần có mạch máu lưu thông.
5) Khi vẫy tay dùng sức nhiều hay ít (nặng hay nhẹ): Vẫy tay là môn thể dục chữa bệnh chứ không phải môn thể thao khích biệt. Đây là môn thể dục mềm dẻo, đặc điểm của nó là dụng ý không dùng sức, nhưng nếu vẫy tay nhẹ quá cũng không tốt, bởi vì bắp vai không lắc mạnh thì lưng và ngực không chuyển động nhiều, tác dụng sẽ giảm đi. Vẫy tay không chỉ có chuyển động cánh tay mà chính yếu là chuyển động hai bắp vai. Bệnh phong thấp thì dùng sức ở mức nhẹ và vẫy tay chậm. Nói tóm lại, phần lớn tự mình nắm vững tình trạng, phân tích các triệu chứng sau khi nghe sự nhận xét của mọi người, tự mình cảm nhận sự biến chuyển trong cơ thể, nhanh nhẹn, hồng hào, tươi tỉnh hay là xấu hơn trước. Tự mình suy nghĩ rồi quyết định cách cách tập trên nguyên tắc là tập thế nào cho cảm thấy thoải mái, dễ chịu là đúng và tốt nhất. Đông y cho rằng động tác nhẹ là bổ ích (ích lợi cho cơ thể), động tác mạnh là loại bỏ các chất cặn bã có hại cho cơ thể (tức bệnh tật). Lý luận này đang được nghiên cứu.
6) Khi vẫy tay về phía sau dùng sức 7 phần, khi trả tay về phía trước thuộc về quán tính còn chừng 5 phần.
7) Đếm số lần vẫy tay : Đếm không phải để nhớ mà có tác dụng làm cho đầu óc bình tỉnh, có tác dụng tốt cho não được căng thẳng và không nghĩ ngợi lung tung. Chân Âm được bồi dưỡng.
8) Hoàn cảnh khi luyện tập (nơi chốn): Không có khác biệt, ở nơi đâu cũng tập được, dĩ nhiên nơi nào có không khí trong lành và yên tỉnh vẫn tốt hơn.
9) Trước và sau khi tập: Trước khi tập, đứng bình tỉnh cho tim được thoải mái, đầu óc được yên tỉnh để chuyển hóa về sinh lý và tâm lý. Ta có thể làm những động tác nhẹ nhàng thoải mái như trong môn khí công. Sau khi tập cũng phải bình tỉnh vê 10 đầu ngón tay và 10 đấu ngón chân đủ 9 lần. Người không đủ bình tỉnh nên cần chú ý đến điểm này.
10) Luyện tập Dịch Cân Kinh đúng phép: Sau khi tập thấy ngứa và bụng nhẹ nhàng, hơi thể điều hòa, mắt sáng, nước giải ứa ra nhiều, đại tiện dễ dàng, ăn ngon ngủ tốt, tinh thần tỉnh táo, bệnh tật bớt dần, thì đó là đã luyện tập Dịch Cân Kinh đúng phép. Sau khi tập, đại đa số thấy có phản ứng nhưng về hiệu quả thì rất khác nhau. Nguyên nhân chính là khi tập, tư thế có thích hợp với người tập hay không.
11) Khi tập cần chú ý đến các điểm sau đây: - Nửa thân trên buông lỏng (thượng hư) - Nửa thân dưới giữ chắc, căng mạnh (hạ thực) - Khi tay trả lại phía trước, không dùng sức (nhẹ) - Tay vẫy về phía sau dùng sức (nặng, mạnh) - Mỗi lần tập tăng dần số lần vẫy tay - Tâp ngày 3 buổi, kiên quyết tự chữa bệnh cho mình.
12) Sự liên quan giữa tinh thần và hiệu quả khi tập luyện: Hết lòng tin tưởng, kiên quyết tới cùng. Tập đủ số lần nhất định, tập thường xuyên thì hiệu quả rất tốt. Nếu khi tập khi nghỉ, không đủ số lần tập nhất định, trong lòng còn nghi hoặc, bị động theo dư luận, thấy phản ứng lo sợ vội bỏ tập thì nhất định không kết quả.
13) Vẫy tay có sinh ra bệnh gì không? Có thể sinh bệnh do tư thế không đúng và làm sai nguyên tắc. Nhưng trong trường hợp này cũng hạn hữu không tới 1%.
14) Khi tập phải tránh đứng đầu ngọn gió cả mùa hè lẫn mùa đông.
Tóm lại, cần lưu tâm vào những điều sau:

 - Khi tập, luôn luôn bám chặt các ngón chân vào mặt đất.
 - Thắt hoặc co hậu môn thật mạnh để giữ thế "thượng thư hạ thực".
 - Vẫy tay từ ít tới nhiều và phải đạt 1,800 lần mới có hiệu quả.
 - Khi gặp phản ứng đừng ngại, đó là diễn biến tốt, cứ tập số lần như cũ. Khi hết phản ứng hãy tăng số lần vẫy tay lên.
 - Giữ vững lòng tin, kiên trì quyết tâm tin tưởng, tập luyện tới cùng, chắc chắn sẽ đẩy lùi các bệnh tật ta đang mắc phải.
 - Luyện tập Dịch Cân Kinh không chỉ chữa khỏi bệnh mà còn là một phương pháp phòng bệnh rất hữu hiệu.

TRÌNH TỰ MỘT LẦN LUYỆN KHÍ CÔNG 

1. Phần chuẩn bị
a) Chuẩn bị hoàn cảnh: ánh sáng vừa phải, không có gió lùa, yên tĩnh chỗ nằm ngồi hoặc đứng thích hợp.
b) Chuẩn bị bản thân: sắp xếp thời gian tập, đại tiểu tiện, nới rộng quần áo (uống một cốc nước ấm nếu có)
2. Phần luyện tập: nói chung gồm 3 phần
a) Luyện ở tư thế động: tạo điều kiện đi từ động vào tĩnh.
b) Luyện ở tư thế tĩnh: để tinh thần đi đâu vao yên tĩnh, luyện nội tạng
c) Luyện ở tư thế động: để cốt cứng cáp hơn, chú ý trở lại cuộc sống bình thường, tập ngũ quan và phòng cảm mạo.
3. Sơ bộ nội dung một lần tập ở người khỏe
a) Luyện ở tư thế động: răng, vận động lưỡi, xoa bụng.
b) Luyện ở tư thế tĩnh: ngồi thõng chân, làm giãn cơ thể rồi chuyển chú ý vùng rốn, thở tự nhiên và chuyển dần thành thở sâu.
c) Luyện ở tư thế động. xát mặt xoa bóp tai, quay cổ xát lưng, vận động lưng, hai tay giơ ngang, 2 tay đỡ trời, tập xong chỉnh đốn tư trang và kết thúc.

4. Luyện khí công ở người loét dạ dày và hành tá tràng .
Làm như người khỏe, chú ý:
  • Phần a - tăng xoa bụng
  • Phần b - chủ yếu là thở sâu kiểu bụng
  • Phần c - nếu có táo bón, động tác hai tay đỡ trời phối hợp co rút hậu môn.
Lúc sắp lên cơn đau hoặc bắt đầu cơn đau dạ dày
  • Phần a - xoa bóp như trên
  • Phần b - nằm ngửa, làm giãn nở cơ thể là chính cho đến khi hết cơn đau tiếp tục làm thêm 10 phút để củng cố, thở tự nhiên.
  • Phần c - xoa bụng nằm nghỉ
Cơn đau dạ dày ở cường độ mạnh
Cần dùng các phương pháp khác để cắt cơn đau, nếu người có bệnh đủ nghị lực, có thể làm như sau:
  • Phần a - dùng ngón tai cái ấn vào điểm đau ở bụng, nếu thấy dễ chịu tiếp tục ấn đến khi giảm đau .
  • Nếu ấn mà đau tăng thì không ấn nữa.
  • Tăng cường xoa bụng
  • Phần c - cố nằm ngửa, chân duỗi thẳng.
  • Làm giãn cơ thể là chính như ở phần trên, thở tự nhiên.
Khi có chảy máu dạ dày: cần có sự can thiệp bên ngoài, cần tuyệt đối yên tĩnh.
Chỉ luyện ở thế tĩnh: nằm, làm giãn cơ thể và tinh thần đi vào yên tĩnh, thở tự nhiên.
Thủng dạ dày: can thiệp bằng phẫu thuật
Có thể dùng khí công để phối hợp với chuẩn bị phẫu thuật. Sau khi mổ rồi bước đầu luyện ở tư thế tĩnh, làm cơ thể dãn và tinh thần đi vào yên tĩnh, thở tự nhiên. Sau đó tiến dần sang thở sâu kiểu bụng, khi đã cắt chỉ, tăng cường xoa bụng.
Khi đã ra viện tiếp tục tập như người khỏe.
5. Luyện khí công ở người huyết áp cao .
  • Phần a - Như người khỏe, nếu đau đầu, thêm động tác vỗ trán, miết trán.
  • Phần b - ngồi hoặc đứng, làm cơ thể giãn rồi điều chỉnh hơi thở. Lấy việc điều chỉnh hơi thở theo nhịp điệu êm, nhẹ, đều, chậm, sâu, dài làm chính.
Tập thở từ ít đến nhiều.
Mới đầu tập 10 hơi thở nghỉ một tí, tập lại - sau đó tăng dần.
  • Phần c - Như người khỏe.
6. Luyện khí công ở người hen:
Khi không lên cơn:
  • Phần a - Thêm xoa ngực, xoa sườn, vuốt ngực
  • Phần b - Làm giãn cơ thể, thở tự nhiên
  • Phần c - Thêm xoa ngực, xoa sườn, vuốt ngực
Khi bắt đầu lên cơn, hoặc sắp lên cơn:
  • Phần a - không làm
  • Phần b - Ngồi ở tư thế thoải mái nhất của lúc lên cơn, làm giãn cơ thể nhiều lần đến khi cơn hen bị khống chế, làm thêm 10 phút. Cũng có thể chú ý canh giữ vùng rốn, không chú ý đến hơi thở.
7. Luyện khi công ở người suy nhược thần kinh:
Tăng cường luyện ở thế động:
  • Phần a - Nếu đau đầu: vỗ đầu, miết trán, đau lưng; ù tai: xoa bóp màng nhĩ, xát chân vành tai, bật vành tai; mắt hoa: vuốt mắt, day đầu, đuôi mắt.
  • Phần b - Ngồi hoặc đứng làm giãn cơ thể, rồi chuyển chú ý canh giữ vùng rốn (nếu ngủ kém canh giữ huyệt Dũng truyền) thở tự nhiên.
  • Phần c - Như người khỏe. Nếu dễ cảm mạo: tăng cường động tác xát mặt, xát mũi, quay cổ.
8. Luyện khí công ở người sa dạ dày.
  • Phần a - và phần b như người khỏe (không dùng tư thế ngồi và đứng).
  • Phần c - thêm động tác nam ngửa giơ cao chân, nằm ngửa đi xe đạp; nằm ngửa, ngồi dậy.
Chúng ta có thể tùy tình hình bệnh tật mà sắp xếp các phần a, b, c cho thích hợp với người bệnh như là chọn các thứ thuốc để kê một đơn thuốc hoàn chỉnh vậy.

Luyện khí công - Bài 5: Thần thông gia trì Pháp

Bài 5: Thần thông gia trì Pháp
{bài gia trì thần thông}
Công lý: "Thần thông gia trì Pháp" thuộc về pháp tu luyện tĩnh công của Pháp Luân Công, là pháp luyện công đa mục đích sử dụng các "Phật" thủ ấn để chuyển "Pháp Luân" gia trì thần thông (gồm cả công năng) và công lực. Pháp này thuộc về công Pháp từ trung tầng trở lên, nguyên là pháp bí luyện {bí mật}. Để đáp ứng yêu cầu của những người [luyện công] đã có cơ sở nhất định, [tôi] đặc cách truyền xuất công pháp này ra, để chuyên độ những người có duyên. Công pháp này yêu cầu luyện trong khi bàn toạ, tốt nhất là song bàn, còn dùng đơn bàn thì cũng tạm khả dĩ [i]. Khi tu luyện thì khí lưu [chuyển] tương đối mạnh, trường năng lượng bên ngoài tương đối lớn. Động tác thực hành thuận theo khí cơ của Sư phụ [đã cấp]. Khi khởi thủ {di chuyển tay} thì ý đặt vào động tác, khi gia trì thần thông thì ý [rỗng] không, tiềm ý thức hơi tí tẹo đặt ở hai bàn tay. Lòng bàn tay có nhiệt, nặng, có điện tê, cảm giác như có vật. Nhưng không được dụng ý truy cầu, mà tuỳ kỳ tự nhiên {thuận theo tự nhiên}. Thời gian bàn toạ càng lâu càng tốt, căn cứ theo công đê nhi định {định lực (?)}, thời gian càng lâu, cường độ càng lớn, xuất công càng nhanh. Khi luyện công (không nghĩ gì hết, không có ý niệm nào cả) dần dần nhập tĩnh. Từ trạng thái động công tự tĩnh phi định {tự nó tĩnh chưa phải là định khi tập động tác} dần dần nhập định. Tuy nhiên chủ ý thức biết rằng mình đang luyện công.
Quyết: Hữu ý vô ý, ấn tuỳ cơ khởi, Tự không phi không, động tĩnh như ý.
Lưỡng thủ kết ấn {hai tay kết ấn}: Song bàn đả toạ, toàn thân thả lỏng, lỏng nhưng không oải, lưng ngay cổ thẳng, cằm dưới hơi thu, lưỡi đặt hàm trên, hàm răng hé mở một chút xíu,  môi miệng ngậm khít, hai mắt nhắm khẽ, tâm sinh từ bi, ý nét mặt hoà nhã. Hai tay kết-ấn tại chỗ bụng dưới, dần dần nhập tĩnh (như hình 5-1).
5-15-25-3
Thủ ấn chi nhất {thủ ấn thứ nhất}: (khi khởi thủ, ý đặt vào chuyển động, thuận theo khí cơ của Sư phụ cài mà thực hành, yêu cầu hoãn-mạn-viên). Hai tay từ trạng thái kết ấn dần dần đưa lên; lên đến trước đầu thì quay bàn tay hướng lên trên; khi bàn tay hướng hẳn lên trên thì nó cũng đạt đến điểm cao nhất (như hình 5-2). Tiếp theo tách hai bàn tay, vạch một vòng cung trên đỉnh đầu, chuyển động sang hai bên, chuyển tiếp cho đến bên biên trước của đầu (như hình 5-3). Ngay tiếp đó hai tay dần dần hạ xuống, hai cùi trỏ hướng vào trong, lòng hai bàn tay hướng lên trên, ngón tay chỉ về phía trước (như hình 5-4).
5-45-55-6
Sau đó hai cổ tay vừa duỗi thẳng ra, vừa bắt chéo trước ngực. Nam tay trái ở ngoài, nữ tay phải ở ngoài (như hình 5-5). Khi từ bắt chéo nhau chuyển thành chữ "nhất"; đối với tay bên ngoài: cổ tay xoay ra ngoài, vừa hướng lòng bàn tay lên trên, vạch một hình bán nguyệt lớn, trở thành lòng bàn tay hướng lên trên, ngón tay chỉ về phía sau, tay có lực nhất định; đối với tay bên trong, sau khi bắt chéo xong, lòng bàn tay dần dần chuyển hướng xuống dưới, duỗi thẳng ra, tay và cánh tay xoay sao cho lòng bàn tay hướng ra ngoài, tay và cánh tay nghiêng với thân thể một góc 30 độ (như hình 5-6).
Thủ ấn chi nhị {thủ ấn thứ hai}: Từ thế tay ở hình 5-6, tay trái (tay ở trên) từ vị trí đó dời đi; tay phải vừa xuay hướng lòng bàn tay vào trong, vừa đưa lên; động tác giống thủ ấn chi nhất với phải trái giao hoán, vị trí của tay tương phàn (như hình 5-7).
5-75-85-9
Thủ ấn chi tam {thủ ấn thứ ba}: Tay phải của nam (nữ là tay trái) cổ tay vừa duỗi ra, lòng bàn tay vừa hướng vào thân thể, thông qua bắt chéo tay trước ngực, lòng bàn tay chuyển hướng xuống dưới, đưa nghiêng xuống đến chỗ trước bụng dưới, cánh tay duỗi ra; tay trái của nam (nữ là tay phải) chuyển lòng bàn tay hướng vào trong, vừa đi lên, bắt chéo tay xong, vừa xoay bàn tay, vừa vận động hướng về vai trái (nữ là vai phải), khi tay đến vị trí ấy, lòng bàn tay hướng lên, ngón tay chỉ về phía trước (như hình 5-8).
Thủ ấn chi tứ {thủ ấn thứ tư}: Là thủ ấn chi tam giao hoán, nam tay trái (nữ tay phải) chuyển động xoay vào trong; nam tay phải (nữ tay trái) chuyển động hướng ra ngoài; động tác cũng như thế nhưng giao hoán phải trái với nhau, thế tay tương phản (như hình 5-9).
5-105-115-12
Gia trì cầu trạng thần thông {gia trì thần thông hình cầu}: Tiếp theo "thủ ấn chi tứ", thì tay trên chuyển vào trong, tay dưới chuyển ra ngoài; tay phải của nam dần dần dần xoay, lòng bàn tay hướng vào ngực di chuyển xuống. Tay trái của nam (tay phải của nữ) nâng lên, khi hai cánh tay đạt đến hình chữ nhất ở trước ngực (như hình 5-10), thì hai tay vừa tách sang hai bên (như hình 5-11), vừa xoay chuyển lòng bàn tay xuống dưới. Khi tay đạt đến chỗ bên ngoài biên đầu gối thì độ cao của bàn tay ở ngang lưng, cánh tay dưới và cổ tay cao bằng nhau, hai cánh tay thả lỏng (như hình 5-12). Tư thế này lấy những thần thông ra hai tay để gia trì, lấy những thần thông hình cầu. Khi gia trì thần thông, bàn tay có nhiệt, nặng, điện tê, cảm giác như có vật. Tuy nhiên không được dụng ý truy cầu, phải tuỳ kỳ tự nhiên. Hình [thế] này làm càng lâu càng tốt, làm đến lúc không kiên trì được mới thôi.
Gia trì trụ trạng thần thông {gia trì thần thông hình trụ}: Tiếp theo hình [thế] trên; tay phải (nữ là tay trái) vừa chuyển với lòng bàn tay hướng lên trên, vừa đưa về phía chỗ bụng dưới, đến vị trí đó rồi, đặt bàn tay vào vị trí ấy với lòng bàn tay hướng lên trên; trong khi tay phải thực hiện động tác, thì tay trái (nữ là tay phải) vừa đưa lên trên, vừa chuyển động đến chỗ dưới cằm, lòng bàn tay hướng xuống dưới, bàn tay cao bằng mép dưới cằm, tay và cánh tay trên để ngang. Đến lúc này, hai lòng bàn tay hướng vào nhau, định lại ở hình [thế] này (như hình 5-13); đây là gia trì thần thông hình trụ, ví dụ như loại chưởng thủ lôi {lôi đánh bằng tay}. Thực hiện đến lúc tự bản thân mình không thể kiên trì hơn được.
Sau đó tay trên vẽ một vòng bán nguyệt ở phía trước, chuyển đến vị trí chỗ bụng dưới; đồng thời tay dưới nâng lên, và xoay lòng bàn tay hướng xuống dưới, đưa đến vị trí dưới cằm (như hình 5-14), cánh tay cao bằng vai, hai lòng bàn tay hướng vào nhau. Đây cũng là gia trì thần thông hình trụ, chỉ khác là thế tay tương phản. Thực hiện lâu đến mức cánh tay không kiên trì được nữa thì mới thôi.
Tĩnh công tu luyện {tu luyện tĩnh công}: Tiếp theo hình [thế] trên, tay trên vạch một hình bán nguyệt phía trước, và đặt vào chỗ bụng dưới, hai tay vào trạng thái lưỡng thủ kết-ấn (như hình 5-15); nhập tĩnh công tu luyện. Nhập định, thời gian càng lâu càng tốt.
Thu thế: Hai tay "hợp-thập" (như hình 5-16), xuất định, ra khỏi trạng thái song bàn.


Chú thích của người dịch
[i] Bàn toạ: ngồi xếp bằng thế hoa sen, cũng gọi là kiết-già. Đơn bàn: ngồi thế bán-già, chân trái đặt trên chân phải, với bàn chân trái đặt ngửa trên đùi chân phải (nữ thì ngược lại, chân phải ở trên). Toàn bàn hoặc song bàn: ngồi thế kiết già đầy đủ; từ thế đơn bàn, lấy chân phải đặt tiếp lên chân trái (kéo qua mé ngoài chứ không phải từ trong), tức là chân phải ở trên (nữ làm ngược lại, chân trái ở trên); như vậy hai bàn chân đặt ngửa trên hai đùi (xem kỹ hình chụp).

Luyện khí công - Bài 4: Pháp Luân châu thiên Pháp

Bài 4: Pháp Luân châu thiên Pháp
{bài Pháp Luân châu thiên}
Công lý: Công pháp này làm cho năng lượng trong thân thể con người lưu động trên một điện rộng; không phải chạy một mạch hay một vài mạch, mà là toàn diện phía âm thân thể tuần hoàn đến phía dương, rồi lại quay lại không ngừng; [nó] vượt hơn hẳn các [phương] pháp thông mạch thông thường, hoặc tiểu châu thiên, đại châu thiên. Công pháp này thuộc về công pháp trung tầng của Pháp Luân Công. Trên cơ sở ba bộ công pháp bên trên, thông qua việc luyện công pháp này có thể đả khai rất mau lẹ các mạch khí ở toàn thân (gồm cả đại châu thiên), do từ trên xuống dưới thông khắp toàn thân. Đặc điểm lớn nhất của công pháp này là dùng sự xoay chuyển của "Pháp Luân" để chỉnh lại những trạng thái chưa đúng đắn ở thân thể, đưa thân thể con người - tiểu vũ trụ - quy về trạng thái sơ thuỷ ban đầu, làm cho các mạch khí toàn thân thông suốt vô ngại. Khi luyện đến trạng thái này, trong tu luyện tại thế-gian-pháp đã đạt đến tầng rất cao, người đại căn khí có thể tiến nhập vào tu luyện Đại Pháp. Lúc ấy, công năng và thần thông đều tăng mạnh. Khi luyện, tay chuyển động thuận theo khí cơ, động tác cần hoãn-mạn-viên {thong thả - từ tốn - tròn trịa}.
Quyết: Toàn Pháp chí hư, tâm thanh tự ngọc; Phản bổn quy chân, du du tự khởi.
Thế dự bị: Toàn thân thả lỏng, lỏng nhưng không oải, bàn chân cách nhau bằng vai, đứng thẳng tự nhiên, hai chân hơi cong chùng, đầu gối và đùi ở trạng thái hơi khuỵ một chút; cằm dưới hơi thu vào, lưỡi chạm hàm trên, hai hàm răng cách nhau một tí, miệng ngậm kín, hai mắt nhắm khẽ, mang niệm nét mặt hoà nhã.
Lưỡng thủ kết-ấn, [xong rồi] hợp-thập (như hình 4-1 và 4-2).
4-1: Kết ấn4-2: Hợp thập4-34-4
Hai tay vừa tách khỏi trạng thái "hợp-thập", vừa đưa xuống phía bụng dưới, đồng thời xoay hai bàn tay để lòng bàn tay hướng vào thân thể. Cựu ly giữa tay và thân thể khoảng 10cm; qua chỗ bụng dưới rồi duỗi tiếp xuống chỗ trong hai chân, thuận theo mặt trong chân mà đi xuống, đồng thời cong lưng ngồi xổm xuống (như hình 4-3). Khi ngón tay gần tiếp mặt đất, thì tay từ đầu chân, sang bên mép ngoài bàn chân, vòng một vạch đến tận bên ngoài gót chân (như hình 4-4).
Sau đó hai cổ tay hơi cong một chút , dần dần men theo bên ngoài, đằng sau bắp chân nần dần lên (hình 4-5).
4-54-64-74-8
Vừ nâng hai tay lên ở đằng lưng, vừa thẳng lưng ra (như hình 4-6).
Trong toàn bộ Pháp Luân châu thiên Pháp, hai tay không được chạm vào bất kể chỗ nào trên thân thể, nếu không năng lượng ở trên hai tay sẽ quay trở về thân thể. Khi hai tay đến chỗ không thể nâng lên được nữa, thì làm một nắm tay rỗng (như hình 4-7). Từ chỗ nách đưa ra bắt chéo hai tay trước ngực (không có yêu cầu đặc biệt tay nào trên tay nào dưới, tuỳ theo thói quen, không phân biệt nam nữ) (như hình 4-8). Buông mở hai nắm tay, hai bàn tay ở trên vai (có cách ra). Kéo sát theo phía dương (bên ngoài) của cánh tay trên và cánh tay dưới, cho đến chỗ cổ tay, để hai lòng bàn tay xoay mặt vào nhau, sao cho ngón cái tay bên ngoài xoay chỉ lên trên, ngón cái tay bên trong xoay chỉ xuống dưới; cự ly hai bàn tay khoảng 3-4cm; lúc này hai tay tạo thành hình chữ "nhất" (như hình 4-9).
4-94-104-114-12
Hai bàn tay xoay như nâng quả cầu, tay ở trong xoay ra ngoài, tay ngoài xoay vào trong. Sau đó vừa hai tay đẩy dọc theo phía âm (mặt trong) của cánh tay dưới và cánh tay trên, vừa đưa hai tay qua đầu (như hình 4-10). Hai tay qua đầu xong; hai tay ở trạng thái chéo nhau; tiếp tục chuyển động về phía xương sống (như hình 4-11). Hai tay tách khỏi [trạng thái] chéo nhau, ngón tay chỉ xuống dưới và tiếp [nối] với năng lượng đằng lưng; lại chuyển động hai tay một cách song song vòng qua đầu đến trước ngực (như hình 4-12).
4-13: Diệp khấu tiểu phục4-14: Lưỡng thủ kết ấn
Như thế là một [lần] tuần hoàn châu thiên, [thực hiện] tổng cộng chín lần. Hoàn thành chín lần xong, đưa tay xuống chỗ bụng dưới.
Diệp khấu tiểu phục (như hình 4-13), [rồi] lưỡng thủ kết ấn (như hình 4-14).

Luyện khí công - Bài 3: Quán thông lưỡng cực Pháp

Bài 3: Quán thông lưỡng cực Pháp
{bài thông suốt hai cực}
Công lý: Công pháp này là để quán thông khí của vũ trụ với khí ở trong thân thể; thổ nạp {vào ra} một lượng lớn; cho phép người tu luyện trong một thời gian ngắn, có thể bài xuất khỏi thân thể những khí bệnh, khí đen, rồi lấy vào đó một lượng lớn khí vũ trụ, tịnh hoá thân thể; mau chóng đến được trạng thái "tịnh bạch thể" {thân tịnh trắng}. Ngoài ra công này trong khi xung quán {tưới mạnh vào} có thể "khai đỉnh", và cũng trong khi xung quán có thể đả khai đường thông đạo ở dưới chân.
Trước khi luyện công niệm nghĩ một chút rằng bản thân như hai cái thùng rỗng rất cao lớn, đỉnh thiên lập địa {đứng ở đất đỉnh chạm trời}, cao lớn không gì sánh được. Khí bên trong thân thể vận động tuỳ theo tay lên xuống; [khi] xông ra khỏi đỉnh [đầu], đạt cho đến chỗ cao nhất của vũ trụ; còn khí xông xuống thì từ chân xông xuống, xông đến tận chỗ thấp nhất của vũ trụ. Sau đó tuỳ theo tay vận động, khí ở hai cực phản hồi vào trong thân thể, rồi lại phóng xuất ra; đi lại tất cả chín lần. Vào lần tưới thứ chín, thì tay trái (nữ là tay phải) ở cực trên đợi tay phải (nữ là tay trái) đi lên. Sau đó hai tay đồng thời thâu hồi quán nhập xuống cực phía dưới, sau đó lại xung quán hướng lên trên thân thể; lặp lại như thế tất cả chín lần, và thu hồi về. Sau khi thu hồi, ở bên ngoài chỗ bụng dưới xoay chuyển Pháp Luân theo chiều kim đồng hồ {đứng từ trước mặt nhìn vào} xoay chuyển khí ở phía ngoài hồi về cơ thể; sau đó kết định-ấn; luyện xong thu thế không thu công.
Quyết: Tịnh hoá bản thể, Pháp khai đỉnh để; Tâm từ ý mãnh, thông thiên triệt địa.
Thế dự bị: Toàn thân thả lỏng, lỏng nhưng không oải, bàn chân cách bằng vai, đứng thẳng tự nhiên, hai chân hơi cong chùng, đầu gối và đùi ở trạng thái buông khuỵ chút xíu; cằm dưới hơi thu vào một chút, lưỡi chạm hàm trên, hai hàm răng hơi hé chút xíu; miệng ngậm kín, mắt nhắm khẽ; mang theo [ý] niệm khuôn mặt hoà nhã. Lưỡng thủ kết-ấn, [rồi] hợp-thập (như hình 3-1 và 3-2).
Đơn thủ xung quán {xung quán từng tay}: Từ khởi thế hợp-thập, làm động tác tay xung lên quán {tưới} xuống, tay thuận theo khí cơ bên ngoài thân thể mà từ từ chuyển động; khí bên trong cơ thể cùng thuận theo tay mà chuyển động lên xuống. Nam tay trái lên trước (như hình 3-3), nữ tay phải lên trước. Tay từ chỗ bên cạnh đầu dần dần xung lên, vượt hết đỉnh đầu, đồng thời tay phải (nữ là tay trái) cũng từ từ quán hạ xuống. Sau đó luân phiên lặp đi lặp lại (như hình 3-4). Hai lòng bàn tay đều hướng vào thân thể, giữ khoảng cách với thân thể ở cự ly 10cm. Khi thực hiện, toàn thân cần thả lỏng; [mỗi] tay lên rồi xuống tính là một lần, xung quán tổng cộng chín lần.
3-1: Lưỡng thủ kết ấn3-2: Hợp thập3-3: Đơn thủ xung quán3-4: Đơn thủ xung quán
Song thủ xung quán {xung quán hai tay}: Khi đơn thủ xung quán đến lần thứ chín, khi để tay trái (nữ là tay phải) ở bên trên, thì đưa tay kia lên, nghĩa là, hai tay cùng ở vị trí xung lên ở trên (như hình 3-5). Sau đó hai tay đồng thời xung quán xuống dưới (như hình 3-6). Khi lưỡng thủ xung quán, lòng bàn tay hướng vào thân thể, cách thân thể khoảng 10cm; tay đưa lên rồi xuống tính là một lần, cộng làm chín lần xung quán.
3-5: Song thủ xung quán3-6: Song thủ xung quán3-7: Suy động Pháp Luân3-8: Suy động Pháp Luân
Song thủ suy động Pháp Luân {hai tay đẩy Pháp Luân chuyển động}: Sau khi hoàn thành lần thứ chín, hai tay đã đang ở trên quá đầu, rồi hạ xuống qua đầu, ngực, cho đến chỗ bụng dưới, hạ liền cho đến chỗ bụng dưới. Tại chỗ bụng dưới này đẩy chuyển Pháp Luân (như hình 3-7, 3-8, và 3-9). Nam để tay trái ở trong, nữ để tay phải ở trong. Cự ly giữa hai tay, cự ly giữa tay và bụng dưới ước lượng là 4cm, thuận theo chiều kim đồng hồ {nhìn từ phía trước vào} xoay chuyển Pháp Luân bốn lần, để năng lượng bên ngoài thân xoáy hồi vào trong thân. Khi xoay Pháp Luân hai tay cần phải [chuyển động] trong phạm vi bụng dưới.
3-9: Suy động Pháp Luân3-10: Lưỡng thủ kết ấn
Lưỡng thủ kết ấn {hai tay kết ấn}: (như hình 3-10).

Luyện khí công - Bài 2: Pháp Luân trang Pháp

Bài 2: Pháp Luân trang Pháp
{bài Pháp Luân đứng}
Công lý: Công pháp này là bộ công pháp thứ hai của Pháp Luân Công, [nó] thuộc về tĩnh trang pháp {bài đứng tĩnh}. [Nó] có tất cả bốn động tác bão luân {ôm bánh xe} tạo thành; các động tác này tương đối đơn điệu; tuy nhiên mỗi động tác lại yêu cầu luyện trong thời gian rất lâu. Người mới học trạm trang, khi bắt đầu học sẽ thấy bắp tay rất nặng, rất đau; nhưng khi luyện xong lại cảm giác thấy thân thể nhẹ nhàng, không có cảm giác [của sự] mệt mỏi sau khi làm việc. Tuỳ theo thời gian [luyện] nâng lên, và số lần luyện công tăng lên, thì ở chỗ hai bắp tay sẽ xuất hiện [cảm giác] "Pháp Luân" đang xoay chuyển. Thường xuyên luyện Pháp Luân trang Pháp có thể làm toàn thân toàn bộ thông suốt, gia tăng công lực. "Pháp Luân trang Pháp" thuộc về phương pháp tăng huệ, nâng cao tầng, gia trì thần thông; công tuy đơn giản, nhưng những thứ luyện ra được rất nhiều, rất toàn diện. Động tác của công pháp này cần tự nhiên; bản thân mình cần phải biết mình đang luyện công, không được lắc động; [tuy nhiên] có động chút ít thì bình thường. Công pháp này cũng giống những công pháp khác của Pháp Luân Công, luyện xong không thu công; bởi vì Pháp Luân thường chuyển không thể thu dừng; yêu cầu thời gian luyện mỗi động tác là tuỳ vào người [tập], càng lâu càng tốt.
Quyết: Sinh huệ tăng lực, dung tâm khinh thể; Tự diệu tự ngộ, Pháp Luân sơ khởi.
Thế dự bị: Toàn thân thả lỏng, lỏng nhưng không oải, bàn chân cách rộng bằng vai, đứng thẳng tự nhiên, hai chân hơi chùng xuống, đầu gối và đùi ở trạng thái hơi khuỵ; cằm dưới hơi thu vào, lưỡi chạm hàm trên, hai hàm răng hơi cách nhau một chút, môi ngậm kín, hai mắt nhắm khẽ; mang [ý] niệm giữ nét mặt hoà nhã, lưỡng thủ kết ấn (như hình 2-1).
2-1: Kết ấn2-2: Đầu tiền bão luân2-3: Phúc tiền bão luân
Đầu tiền bão luân {ôm bánh xe trước đầu}: Từ khởi thế kết-ấn, hai tay từ trước bụng từ từ dâng lên, [đồng thời] theo đó mà mở kết-ấn ra. Đến khi hai tay nâng đến trước đầu, thì lòng bàn tay hướng vào mặt, cao độ bằng lông mày; mười ngón tay chỉ vào nhau, cự ly của đầu các ngón tay khoảng 15cm; hai cánh tay ôm [thành] hình tròn, toàn thân thả lỏng (như hình 2-2).
Phúc tiền bão luân {ôm bánh xe trước bụng}: Hai tay từ trạng thái "đầu tiền bão luân" từ từ hạ dần xuống, không thay đổi tư thế, hạ xuống đến vị trí bụng dưới, tay cách bụng dưới khoảng 10cm, hai cùi trỏ hướng lên, chỗ nách có khoảng trống, lòng bàn tay ngửa lên; mười ngón tay chỉ vào nhau, khoảng cách giữa các ngón tay khoảng 10cm, hai cánh tay ôm hình tròn (như hình 2-3).
Đầu đỉnh bão luân {ôm bánh xe trên đỉnh đầu}: Từ khởi thế "phúc tiền bão luân", tư thế không đổi, hai tay dần dần nâng lên đến đỉnh đầu; làm đầu đỉnh bão luân. Mười ngón tay chỉ vào nhau, lòng bàn tay hướng xuống dưới, khoảng cách các ngón tay là 20-30cm. Hai cánh tay bao thành hình tròn; vai, bắp tay, cùi trỏ, cổ tay đều hoàn toàn thả lỏng (như hình 2-4).
2-4: Đầu đỉnh bão luân2-5: Lưỡng trắc bão luân2-6: Diệp khấu tiểu phúc2-7: Lưỡng thủ kết ấn
Lưỡng trắc bão luân {ôm bánh xe hai bên}: Từ thế "đầu đỉnh bão luân" hai tay hạ xuống, sang hai bên đầu; lòng bàn tay hướng vào hai tai; hai vai buông lỏng; cánh tay dưới để dựng đứng; khoảng cách giữa tay và tai không được gần quá (như hình 2-5).
Diệp khấu tiểu phúc {xếp vào bụng dưới}: Từ thế "lưỡng trắc bão luân" hai tay hạ xuống; hạ xuống đến chỗ bụng dưới và xếp chồng lên nhau (hình 2-6). [Sau đó] thu về thế lưỡng thủ kết ấn.