waveometa menu

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

'Người rừng' ung thư sống cùng khỉ, gấu trên đỉnh Fan

'Người rừng' ung thư sống cùng khỉ, gấu trên đỉnh Fan

(VTC News) - Bò lên đến độ cao 2.900m, gặp một cái hang, ông Trần Ngọc Lâm chui vào ở và chính thức trở thành “người rừng”. Hàng ngày, ngoài những lúc đi lấy thuốc để uống, ông ngồi thiền trong hang đá.

Kỳ 7: Sống cùng thú hoang

Ngày đó, đại ngàn Hoàng Liên Sơn còn vô cùng hoang vu, ngoài con đường chinh phục Fansipan từ bản Cát Cát, thi thoảng mới có người lên, thì hầu như chưa có dấu chân người. Chính vì thế, thú rừng còn rất nhiều.

Ở một cái hang nhỏ, giống như khe nứt của quả núi, phía trên hang ông trú ngụ, là “ngôi nhà” của bầy khỉ.

Sáng sớm tinh mơ, bọn khỉ đã hót ríu ran gọi bầy dậy đi kiếm ăn. Con khỉ đực đầu đàn lớn nhất dẫn cả bầy rời hang. Cứ lần lượt từng con nhảy ra khỏi khe nứt giữa hai khối đá lớn. Ông Lâm đếm tổng cộng được 50 con lớn nhỏ.

'Người rừng' ung thư sống cùng khỉ, gấu trên đỉnh Fan
Hang đá nơi ông Lâm sống cùng bầy khỉ và gia đình gấu 
Bình thường, hễ thấy tiếng người, bọn khỉ chạy xa, nhưng không hiểu sao chúng lại không sợ ông Lâm. Ông Lâm nói đùa rằng, lúc đó, quần áo rách rưới, râu tóc xồm xoàm kín mặt, nên trông ông cũng không… giống người lắm. Có lẽ chúng tưởng đồng loại, nên không sợ. Nhiều lúc, ông ngồi thiền trong hang, bọn khỉ tò mò lại gần ngó nghiêng, thậm chí trêu ghẹo làm ông mất tập trung.

Bọn khỉ đặc biệt thích nghe tiếng sáo trúc. Chiều tà, khi mặt trời lặn phía bên Lai Châu, chiếu ánh nắng xuyên qua lớp mây ửng hồng, cảm thấy cô đơn, ông lại lôi chiếc sáo trúc tự tạo ra thổi. Mỗi khi tiếng sáo cất lên, bọn khỉ lại tìm đến, đứng lố nhố ở cửa hang, đu trên cây ngồi nghe như khán giả.
'Người rừng' ung thư sống cùng khỉ, gấu trên đỉnh Fan
Cảnh đẹp Hoàng Liên Sơn 
Có bọn khỉ ở bên, ông Lâm cũng bớt buồn. Hàng ngày, ngoài lúc lấy thuốc, ông thường đi dọc đoạn đường lên Fan, để nhặt nhạnh những mẩu bánh mì, lương khô, thức ăn rơi vãi của khách leo núi, mang về cho bọn khỉ.

Tuy nhiên, lắm lúc, bầy khỉ cũng gây phiền phức cho ông. Nhiều khi, đi rừng về, thấy xoong nồi, bát đĩa mất sạch. Ông lại phải tìm lên hang khỉ đòi về. Mấy chiếc xoong, chảo đều méo mó do bọn khỉ dùng làm… trống.

Bên kia mỏm núi, đối diện với hang ông Lâm và bầy khỉ ở, cách khoảng 200m đường chim bay là nơi trú ngụ của gia đình gấu ngựa.

Cái lần ông có kỳ duyên với gấu ngựa cũng rất lạ lùng. Hôm đó, là buổi sớm, mặt trời mới ló dạng dưới chân núi, ông Lâm đang ngồi thiền, thì choàng tỉnh bởi tiếng gừ gừ.
'Người rừng' ung thư sống cùng khỉ, gấu trên đỉnh Fan
Thi thoảng ông Lâm lại trèo lên ngọn cây để tìm bầy khỉ 
Mở mắt, ông chợt rùng mình, khi ngay trước mặt, chỗ miệng hang, cách nơi ông ngồi độ 5m, là con gấu ngựa rất lớn, cỡ tạ rưỡi đang nhìn ông chằm chằm.

Là người đi rừng nhiều, hiểu tập tính các loài vật, nên ông Lâm bình tĩnh, không bỏ chạy, cũng không tìm cách phòng thủ. Trong số các loài vật trong rừng, thì gấu là loài nguy hiểm nhất.

Người đời thường sợ hổ, nhưng thực ra, hổ là loài rất nhát. Chỉ nghe tiếng động, ngửi thấy hơi người, là chúng chạy trốn từ xa. Riêng gấu, tuy chậm chạp, nhưng thường núp trong bụi rậm và xông ra tấn công người.

Nhưng trước khi tấn công người, chúng thường quan sát thái độ của con người. Nếu tấn công nó, thì nó sẽ tấn công lại, bỏ chạy nó đuổi theo, còn bình tĩnh đối phó với nó, thì nó sẽ bỏ đi.

Sau phút rùng mình, ông lấy lại bình tĩnh. Trong hoàn cảnh bệnh tật đầy mình, tay không ông còn hạ được 4 tên giang hồ tay dao tay kiếm, thì con gấu này không phải đối thủ của ông. Tuy nhiên, ông muốn làm bạn với nó, nên ông giữ nguyên tư thế tọa thiền. Ông mở mắt nhìn nó chằm chằm.
'Người rừng' ung thư sống cùng khỉ, gấu trên đỉnh Fan
Ông Lâm phải mất cả năm trời đi tìm mới thấy gia đình gấu ở mỏm núi phía Tây đỉnh Fansipan 
Con gấu gầm ghè nhìn ông vài phút, thấy ông không nhụt chí, sợ hãi, nên nó ngó ngoáy đầu, nhìn đi hướng khác, rồi lững thững bỏ đi. Ông Lâm ra khỏi hang, nhìn theo con gấu, thì thấy nó chui vào cái ở mỏm núi bên kia.

Đến trưa, khi ông đang thổi lửa nấu cơm, thì lại gặp một con gấu nữa lững thững đi về phía hang, nơi con gấu ông gặp lúc sáng đang ngủ. Khi đó, ông Lâm mới biết, hang đá chính là nơi ở của vợ chồng nhà gấu. Vợ chồng nhà gấu cứ đi kiếm ăn vài ngày, mới lại mò về hang ở.

Hàng tháng trời ông Lâm tìm cách thân thiện với vợ chồng nhà gấu, song không ăn thua. Khi ông lại gần, chúng gầm gừ nhìn với ánh mắt dữ tợn, rồi cúp đuôi bỏ đi.

Cứ vài ngày, ông lại mang đồ ăn thừa du khách bỏ đi như bán mì, bánh ngọt, hoa quả, đặt ở cửa hang gấu. Thậm chí, ông bắt tổ ong đầy mật đặt ở miệng hang. Tuy nhiên, vợ chồng gấu chỉ ngửi đồ ăn, rồi làm ngơ, không thèm ăn.

Không nản lòng, ông Lâm cứ kiên trì mang đồ ăn cho vợ chồng gấu. Phải đến mấy tháng sau, có lẽ thấy ông Lâm không phải kẻ thù, nên vợ chồng nhà gấu mới ăn đồ ông Lâm mang đến. Vợ chồng nhà gấu cũng tỏ ra thân thiện hơn với ông Lâm. Tuy nhiên, chúng vẫn không đến gần ông như bầy khỉ.
'Người rừng' ung thư sống cùng khỉ, gấu trên đỉnh Fan
Khi ông Lâm thổi sáo, bầy khỉ sẽ tìm đến 
Mấy năm trời sống như hàng xóm với cặp vợ chồng nhà gấu, ông Lâm hiểu khá kỹ tập tính của loài gấu. Gấu là loài khá hiền lành, trầm tính và kín đáo. Tuy nhiên, chúng lại rất cục tính. Chúng sẽ trở nên cực kỳ hung dữ và nguy hiểm khi con người tìm cách tấn công chúng.

Hiểu về loài gấu, nên đã có hàng trăm lần ông Lâm giáp mặt gấu trong các chuyến vào rừng sâu, nhưng chưa lần nào ông gặp nguy hiểm. Đường gấu gấu đi, việc ông ông làm, không để ý đến chúng, không tấn công chúng, thì sẽ không gặp nguy hiểm.

Mấy năm sống trong hang, ông Lâm đã chứng kiến nhiều lần gấu cái trở dạ sinh ra đàn gấu con. Ông Lâm để ý và thấy rằng, gấu bố không ở cùng gấu con, không chăm sóc gấu con. Khi gấu mẹ sinh gấu con, gấu bố tìm ổ riêng để ở, cách “nhà” mấy chục mét. Khi gấu con trưởng thành thì chúng đi tự đi tìm cuộc sống khác. Chú gấu con nào không tự động đi, thì gấu bố cũng đuổi đi.

Đến bây giờ, nhắc lại đàn khỉ và gia đình nhà gấu, ông Lâm vẫn buồn. Ông bảo rằng, chính ông là người có lỗi với gia đình gấu và đàn khỉ, khi vì ông mà chúng phải bỏ đi.
'Người rừng' ung thư sống cùng khỉ, gấu trên đỉnh Fan
'Người rừng' ung thư sống cùng khỉ, gấu trên đỉnh Fan
Ông Trần Ngọc Lâm nhiều lần dẫn tác giả xem cảnh phá rừng của lâm tặc trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn 
Chuyện là, khi ông tìm ra con đường ngắn nhất chinh phục đỉnh Fansipan, chỉ mất 2 ngày một đêm, thì cũng là lúc khách du lịch ầm ầm kéo lên Fan. Con đường đó chỉ cách nơi ở của đàn khỉ và vợ chồng nhà gấu một đoạn. Vì có nhiều người đi lại, gây ra tiếng ồn, nên chúng đã bỏ đi cả.

Trong các chuyến xuyên rừng đi tìm thuốc quý, ông Lâm thường truy tìm dấu vết của đàn khỉ và vợ chồng nhà gấu. Phải mất gần một năm sau, ông Lâm mới tìm thấy vợ chồng nhà gấu, khi chúng đang trú ngụ trong hang đá trên một mỏm núi rất cao ở phía Tây đỉnh Fansipan, thuộc đất Lai Châu.

Cánh rừng này cách hang ông Lâm ở một ngày cuốc bộ. Khu rừng này nguyên sinh tuyệt đối, vô cùng hiểm trở, ít dấu chân người.

Mỗi khi muốn gặp đàn khỉ, ông Lâm vừa đi vừa thổi sáo. Khi bầy khỉ nghe thấy tiếng sáo, chúng hót ríu ran đáp lời. Cứ theo tiếng khỉ hót vạch rừng đi, thể nào cũng gặp được chúng.

Tôi đã có chuyến cuốc bộ theo ông Lâm xuyên qua những khu rừng vân sam cổ thụ, những khu rừng đỗ quyên đỏ rực, rừng chè ngàn năm, đại ngàn pơ-mu khổng lồ, thân phủ rêu xanh cao chót vót đẹp như trong cổ tích để đi tìm bọn khỉ.

Chiều xuống, nhóm lửa bùng bùng, ông Lâm lại lôi sáo trúc ra thổi. Ông thổi một lúc, thì từ xa vọng lại tiếng khỉ hót. Nhưng có mặt người lạ, chúng không dám đến. Ông Lâm bảo, nếu chỉ có mình ông, chúng sẽ tìm đến nhảy nhót nô đùa ríu rít trên ngọn cây.

Còn tiếp…

Phạm Ngọc Dương

 


WAVE OMETAN

Sự thật về người mở đường lên "nóc nhà Đông Dương"

Sự thật về người mở đường lên "nóc nhà Đông Dương"

(VTC News) - Năm 1999, khi ông Trần Ngọc Lâm đang ngồi thiền trong hang đá thì nghe tiếng xì xồ. Lâu lắm không thấy tiếng người, ông Lâm chui ra khỏi hang, thì gặp hai vợ chồng người Pháp đang nghỉ chân trên tảng đá phía sau hang.

Kỳ 8: Người mở đường lên Fansipan

Ông Lâm chào bằng tiếng Pháp, nhưng ông già này lại nói bằng tiếng Việt. Nhiều năm sống ở Việt Nam nên ông nói tiếng Việt rất sõi.

Ông giới thiệu tên là Christiane Pasquel Kagheau, 84 tuổi, từng là phó đồn Trạm Tôn, sống nhiều năm ở vùng núi này, cho đến khi quân Pháp thất thủ ở Điện Biên.

Tuổi đã già, song ông vẫn rất khỏe, leo núi phăng phăng. Ông muốn trước khi chết, được một lần thăm lại chiến trường xưa, nhất là vùng đất ông đã gắn bó suốt tuổi trẻ.

Sự thật về người mở đường lên "nóc nhà Đông Dương"
Con đường lên Fansipan do người Pháp mở được ông Lâm tìm lại toàn đi trên sống núi 
Vợ chồng ông đã thuê anh chàng người Mông cõng đồ và dẫn đường lên đỉnh Fansipan. Ông đi theo hướng đường từ bản Cát Cát, nên mất 4 ngày mới lên tới đỉnh.

Ông biết rằng, ngày xưa, đường lên Fan theo hướng khác, đi rất gần, chứ không xa xôi hiểm trở như con đường này. Tấm bản đồ quân sự vẽ chi tiết con đường do người Pháp vạch ra ông vẫn giữ trong tay. Ông lần mò theo tấm bản đồ để đi tìm con đường cũ. Không ngờ con đường cũ đó cắt qua cái hang ông Lâm ở.

Ông già người Pháp đã cho người dẫn đường đưa vợ về, còn ông ở trong hang cùng ông Lâm suốt một tuần.

Trong những ngày sống cùng ông Lâm giữa rừng, ông già người Pháp đã vẽ lại cho ông Lâm con đường lên đỉnh Fansipan ngắn nhất mà người Pháp mở, qua tấm bản đồ quân sự.
Sự thật về người mở đường lên "nóc nhà Đông Dương"
Nhiều đoạn đường đã bị rễ cây mọc trùm kín 
Tấm bản đồ quân sự đó ông giữ mấy chục năm nay làm kỷ niệm. Theo như tấm bản đồ, con đường lên đỉnh Fansipan mà người Pháp mở xuất phát từ Núi Xẻ, đi qua suối Vàng, rồi cứ cưỡi dọc sống núi Hoàng Liên Sơn mà đi. Đi theo hướng này sẽ rất gần. Những đoạn dốc đều đã được người Pháp làm bậc thang.

Khi đó, những người chinh phục Fansipan vẫn chỉ biết đến con đường lên Fan xuất phát từ bản Cát Cát. Chỉ có những nhà leo núi chuyên nghiệp, những người Mông khỏe như loài dê núi, mới dám đi con đường này, bởi nó quá xa, quá dốc, nhiều đoạn phải bám vào dây leo, bám vào vách đá trèo lên rất nguy hiểm.

Ông Lâm cũng đã nhiều lần đi theo con đường này và đã có lần ông phải khiêng xác một ông Tây vì rơi từ vách đá xuống. Chuyện những người chinh phục Fan phải bỏ xác trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn năm nào cũng có.

Có bản đồ sơ lược trong tay, cùng với ký ức xa xưa, ông Lâm và ông già người Pháp đã phát rừng đi tìm con đường cũ. Tuy nhiên, hai người xoay xỏa mấy ngày mà không tìm ra được.
Sự thật về người mở đường lên "nóc nhà Đông Dương"
Con đường này do người Pháp mở từ cả trăm năm trước 
Trước khi rời Hoàng Liên Sơn, ông già người Pháp nắm tay ông Lâm dặn dò: “Người Pháp từng cuốc vào vách đá, rồi rải đá, xếp đá làm đường để ngựa thồ hàng lên được tận đỉnh Fansipan. Các cô gái Pháp mặc váy ngắn, đi dép cao gót mà còn đi trong ngày được. Đường này vừa ngắn lại dễ đi nhất. Tôi đã nhiều tuổi, chắc không còn quay lại Việt Nam được nữa. Anh cố tìm lại con đường ấy nhé!”.

Sau khi ông già người Pháp về nước, suốt một năm trời ông Lâm lần mò, phát rừng tìm lại con đường xưa. Ông hì hục trong rừng Hoàng Liên Sơn để tìm con đường cũ chỉ với hy vọng sẽ có một lối đi về gần nhất, để ông có thể tranh thủ về thăm vợ con mỗi khi bệnh tình thuyên giảm.

Nếu đúng như lời ông già người Pháp nói, việc lên đỉnh Fan và về chỉ mất một ngày, thì ông Lâm sẽ không phải sống khổ sở như “người rừng” giữa đại ngàn Hoàng Liên nữa.
Sự thật về người mở đường lên "nóc nhà Đông Dương"
Những đoạn trúc mọc ken dày, ông Lâm chỉ việc rải muối nhiều lần. Trâu đi ăn muối, sẽ tạo thành đường. 
Và rồi, bằng sự kiên trì của ông, con đường mất tích mấy chục năm nay dưới lớp rễ cây, bụi cỏ, tầng tầng lớp lớp mùn đất, cũng hiện ra với các vách đá, bậc đá còn hiển hiện rõ dấu vết do công sức con người tạo ra.

Như vậy, nếu mở lại con đường này, người có khả năng đi rừng như ông, sáng trèo lên Fan, chiều đã có thể về Sapa. Còn với những người có sức khỏe bình thường, chỉ cần chưa đầy 2 ngày leo núi, đã có thể đặt chân lên “nóc nhà Đông Dương”.

Sau khi phát hiện con đường này, ông Trần Ngọc Lâm báo cho lãnh đạo huyện Sapa biết. Tuy nhiên, mấy vị lãnh đạo này không tin.

Bình thường, một người khỏe đi cũng phải mất 3 ngày 4 đêm mới lên đến đỉnh Fansipan, làm gì có con đường nào đi chỉ mất một ngày. Chuyện con đường chinh phục “nóc nhà Đông Dương” trong một ngày của ông Lâm chỉ có mỗi ông Lê Trọng Hùng, ngày đó là Giám đốc Trung tâm du lịch Sapa nửa tin nửa ngờ.

Ông Hùng đã đi theo ông Lâm, chụp ảnh tỉ mỉ con đường rồi báo cáo các lãnh đạo huyện để mở tuyến du lịch tuyệt vời này.
Sự thật về người mở đường lên "nóc nhà Đông Dương"
 
Lúc ấy, ông lãnh đạo từng bảo ông Lâm là hâm, là dở mới tin có con đường ngắn lên Fan thật. Ông này đã đi theo ông Lâm để xác minh lại thông tin.

Sau khi leo Fansipan về, ông ta trình bày một báo cáo hoành tráng với lãnh đạo tỉnh Lào Cai. Những người có mặt trong buổi báo cáo đó đã vỗ tay, tặng hoa, chúc mừng người… đầu tiên phát hiện ra con đường ngắn nhất chinh phục “nóc nhà Đông Dương”!

Báo chí, truyền hình kéo lên Lào Cai phỏng vấn, ca ngợi vị lãnh đạo huyện nọ như một người hùng, đã cất công ăn rừng ngủ thác nhiều tháng liền, để tìm ra “con đường huyền thoại” góp phần rất lớn vào việc phát triển du lịch cho Lào Cai nói riêng và đất nước nói chung!

Sau khi con đường mới lên đỉnh Fansipan được phát hiện, tỉnh Lào Cai đã lập dự án mở đường cho khách du lịch chinh phục Fan. Đích thân một số cán bộ tỉnh, huyện đã gặp gỡ ông Lâm, rồi “đặt hàng” ông phát quang, mở con đường này, để các kỹ sư dựa vào đó thiết kế, xây dựng thêm.
Sự thật về người mở đường lên "nóc nhà Đông Dương"
Ông Lê Trọng Hùng (bên phải) là người chứng kiến cảnh ông Lâm tìm ra con đường ngắn nhất lên Fansipan 
Được các lãnh đạo giao việc, ông Lâm rất mừng. Ông sống trong rừng, ngoài những lúc lấy thuốc, trồng, chăm bón cây thuốc, ông khá rỗi rãi. Việc phát quang, mở đường tuy rất vất vả, nhưng sẽ kiếm được món kha khá cho vợ con, lại tự mở được đường đi cho mình.

Thế là, suốt 2 năm trời đằng đẵng, ngày nắng cũng như ngày mưa, ngoài những lúc đi tìm thuốc, trồng thuốc, ông Lâm lại hì hụi với dao cuốc, xà beng.

Trên những sống núi cao, gió lớn quật ngày đêm, cây cỏ chỉ cao đến thắt lưng thì chỉ cần dùng dao phát, dùng cuốc xới tung lên là được.

Nhưng ở những khu rừng âm u, khuất gió thì rất tốn công sức, bởi những khu rừng này cây cối cổ thụ to khổng lồ, dây leo mọc chằng chịt. Có những đoạn đường bị rễ cây cổ thụ mọc trùm lên, phải dùng xà beng đào bới, dùng búa bổ cả ngày mới lộ ra những bậc đá.
Sự thật về người mở đường lên "nóc nhà Đông Dương"
Ngày trước, để lên Fansipan, phải mất 4-5 ngày, nhưng giờ chỉ mất 2 ngày. Vận động viên chỉ chạy 2 tiếng lên đến đỉnh núi. 

Phần lớn con đường nằm trên độ cao từ 2.800m xuống 2.100m đã bị trúc mọc ken dày trùm lên, thân cây nào cây nấy to gần bằng cổ tay. Mở đường xuyên qua rừng trúc vô cùng vất vả. Ông Lâm chặt chém cả ngày, gai trúc xé toạc quần áo, da thịt tứa máu mà chỉ được vài mét đường.

Ở những đoạn đường này, ông Lâm sáng tạo ra cách mở đường độc đáo. Ông rắc muối dọc con đường đó. Đàn trâu đồng bào thả vào rừng thấy muối nên cứ lần theo để ăn. Đàn trâu đi lại nhiều thì thành đường.

Sau hai năm trời kiên trì đào bới, phát cây, con đường chinh phục Fansipan từ thời Pháp đã lộ ra nguyên trạng. Tỉnh Lào Cai đã lập dự án tiêu tốn bạc tỉ để… mở đường du lịch thám hiểm lên “nóc nhà Đông Dương” từ con đường do ông Trần Ngọc Lâm tìm ra và phát quang.

Khi con đường hoàn thành, khi các vận động viên chạy lên đỉnh Fansipan chỉ mất 2 giờ đồng hồ, khiến giới mê rừng núi không khỏi ngạc nhiên, thì ông Trần Ngọc Lâm bị các vị lãnh đạo bỏ ra ngoài bộ nhớ.

Ông lên tỉnh đòi tiền công mở đường, tỉnh chỉ về huyện, về huyện thì lại bảo lên tỉnh. Đòi mấy lần không được, ông Lâm cũng quên luôn.

Đóng góp của ông Lâm cho con đường du lịch mạo hiểm lên đỉnh Fansipan không những không được ghi nhận, mà cũng kể từ đó, ông bị lãnh đạo Vườn Quốc gia Hoàng Liên đuổi ra khỏi rừng. Ông dựng lều ở đâu, họ bắt gặp là dỡ lều ở đó.

Tuy nhiên, mạng sống của ông gắn chặt với đỉnh núi này, nên họ phá lều, ông lại vào hang ở. Sau này, vị lãnh đạo mới lên thay, hiểu hoàn cảnh của ông nên không xua đuổi nữa, ông mới được yên thân.

Giờ đây, thay vì niềm tự hào tìm ra con đường mới, ông Lâm lại thấy hối hận vì đã công bố con đường này. Đường ngắn, dễ đi mở ra chỉ tổ giúp bọn lâm tặc phá rừng nhanh hơn, rồi đồng bào kéo vào sâu trong rừng đốt rừng trồng thảo quả. Một phần rừng Hoàng Liên Sơn bị trọc lơ trọc lốc cũng vì con đường này.

Khách du lịch kéo lên đông lại thiếu ý thức đã phá vỡ cảnh quan. Người dân kéo vào rừng nhổ sạch sẽ những cây thuốc quý bán cho Trung Quốc khiến không ít loài đã tuyệt chủng.

Còn tiếp…

 




Hành trình bò lên đỉnh Fansipan để chết

Hành trình bò lên đỉnh Fansipan để chết

(VTC News) - Ông đã có một quyết định kỳ cục, đó là trèo lên đỉnh Fansipan tu thiền và chờ chết một cách lặng lẽ trên đó.


Kỳ 6: Vào rừng để chết

Sau khi rời dãy núi Hymalaya của vùng Tây Tạng với những câu chuyện hết sức kỳ bí về các vị thiền sư của phái khổ tu ép xác, ông Lâm tiếp tục công việc theo những đoàn xe siêu trường siêu trọng ngang dọc Á – Âu của Vàng Lù Pao.

Đoàn xe này chở hàng xuất phát từ phía Nam Trung Quốc, giáp Hà Khẩu (Lào Cai) xuyên qua Tây Tạng, sang tận vùng Trung Đông và nước Nga, rồi lại nhập hàng chở về Trung Quốc.

Mỗi chuyến đi kéo dài mấy tháng trời, thành thử cả năm ông Lâm mới tạt qua nhà được vài ngày, đưa cho vợ con cọc tiền rồi lại đi biệt tăm. Vợ con cũng chẳng biết ông làm gì.

Hành trình bò lên đỉnh Fansipan để chết
Hình ảnh gầy còm của ông Trần Ngọc Lâm hồi mới lên đỉnh Fansipan 
Bao tải thuốc mà vị thiền sư huyền bí ở Tây Tạng gửi tặng đã mang lại cho ông Lâm sức khỏe như người thường khiến ông làm việc quần quật thêm được mấy năm trời nữa.

Đầu năm 1998, Hà Khẩu mở cửa thông thương, Lào Cai phát triển mạnh mẽ nên ông xin Vàng Lù Pao cho nghỉ việc về quê tự gây dựng sự nghiệp, gần gũi chăm sóc vợ con.

Ngoài việc trả lương hậu hĩnh, Vàng Lù Pao còn mua tặng ông Lâm chiếc xe tải nhẹ, rồi làm mọi thủ tục, mang tận về Việt Nam cho ông, giúp công có cần câu kiếm sống.

Ông cùng người em trai mở xưởng sửa chữa ô tô, chuyên chở vật liệu thuê và ăn nên làm ra.
Hành trình bò lên đỉnh Fansipan để chết
 
Tuy nhiên, chỉ đến cuối năm, hết thuốc, căn bệnh ung thư phổi lại tái phát rất nặng. Ông ho cả ra một vốc tay máu. Những cơn đau xé ngực theo từng nhịp thở và cơ thể nhanh chóng sút đi còn 40kg.

Vợ con nhìn thấy cảnh đó chỉ biết nước mắt ngắn dài. Cả nhà vẫn không ai hay biết ông bị căn bệnh ung thư phổi quái ác. Hỏi han thì ông chỉ xua tay nói không việc gì.

Sợ vợ con phải đau khổ khi chứng kiến cái chết từ từ của ông, hoặc khiêng ông xuống Hà Nội chữa trị một cách vô nghĩa, ông đã có một quyết định kỳ cục, đó là trèo lên đỉnh Fansipan tu thiền và chờ chết một cách lặng lẽ trên đó.

Ngày đó, đường lên Fansipan rất gian khổ, rất ít người leo được lên đến đỉnh núi. Đường leo Fansipan xuất phát từ bản Cát Cát và phải đi mất 3, thậm chí 5 ngày mới lên đến đỉnh núi. Đường đi vô cùng dốc dác, hiểm trở.
Hành trình bò lên đỉnh Fansipan để chết
Ông Lâm chỉ tước một phần vỏ cây làm thuốc, chứ không bao giờ chặt hạ, phá hoại 
Cuối năm 1998 ông bắt đầu leo núi với đầy đủ chăn màn, quần áo, dao phát, lương thực.

Khỏi phải nói cái cảnh bệnh tật ốm yếu, đi đã khó, leo núi còn khổ đến nhường nào. Khi đó, ông như người sắp chết, cứ bò lê bò lết từng bước một. Khi nào mệt thì quấn áo mưa ngủ, tỉnh dậy lại bò.

Trong quá trình leo núi, ông gặp một thợ săn người Mông. Gã thợ săn này cứ luôn mồm bảo ông điên ông dở, nhưng lại vác hộ ông ối thứ.

Sau này, thấy thiếu thốn cái gì, ông cho mấy chục ngàn ngàn là anh ta xuống tận Sapa mua lên cho. Ông Lâm dặn đi dặn lại anh ta rằng, khi nào ông chết, nhờ anh ta chôn giúp thật sâu, kẻo lợn rừng bới lên ăn xác thì tủi lắm.
Hành trình bò lên đỉnh Fansipan để chết
Một cây thuốc quý trong rừng Hoàng Liên Sơn 
Cứ vừa đi, vừa bò, vừa lết như vậy 4 ngày 4 đêm thì lên đến độ cao 2.900m. Hồi đó, những con đường lên đỉnh Fansipan rêu phong, đại ngàn Hoàng Liên không có dấu chân người.

Trong cuộc leo núi đi tìm cái chết này, điều kỳ diệu đã xảy ra. Khi đến độ cao 2.900m, ông Lâm thấy rất nhiều loại cây thuốc mà ông từng sử dụng ở Tây Tạng. Hóa ra, ở độ cao gần tương đương, thì hệ sinh thái tương đối giống nhau. Ông reo lên sung sướng: "Ta sống được rồi!".

Ông nhổ bất cứ cây nào thấy quen quen, na ná cây thuốc bên Tây Tạng mà ngày xưa vị thiền sư chỉ cho, rồi nhai sống luôn cả hoa, lá, thân, rễ.

Trong số hàng chục cây thuốc quý cùng loài với cây thuốc trị ung thư trên dãy Hymalaya, thì đáng chú ý nhất là loài cỏ mà sau này người Sapa gọi là cỏ nhung, còn vùng Tây Nguyên gọi là cỏ kim cương.
Hành trình bò lên đỉnh Fansipan để chết
Thời gian rảnh rỗi, ông Lâm dẫn khách chinh phục Fan để kiếm sống 
Đây là một trong hai cây thuốc quý nhất trong bài thuốc trị ung thư phổi của các thiền sư Tây Tạng. Cây cỏ nhung có tác dụng giải độc cực mạnh, nhưng tác dụng quan trọng nhất của nó là ức chế khối u, tái tạo tế bào. Cây cỏ thần kỳ do ông Lâm phát hiện trên đỉnh Fansipan này sẽ được đề cập kỹ trong bài viết sau.

Lên đến độ cao 2.900m, ông Lâm kiếm một cái hang nhỏ, nông choèn để ở. Ông phát vợi trúc, lợp thêm cái mái che mưa gió khỏi hắt vào.

Trên đó, quanh năm gió lộng, rét căm căm. Mùa hè, ở Lào Cai nóng như thiêu như đốt thì đỉnh Fansipan chỉ 3-4 đC, còn mùa đông, cuối thu, đầu xuân thì lạnh độ âm, sương muối, tuyết rơi và băng phủ trắng đỉnh núi, băng lấp cả miệng hang. Ông phải nấu băng nấu tuyết suốt mùa đông để có nước uống.
Hành trình bò lên đỉnh Fansipan để chết
Ông Lâm thường cởi trần ngồi thiền trong cái lạnh âm độ 
Hàng ngày, ông Lâm mặc phong phanh trong giá lạnh để cái lạnh không cho khối u phát triển. Ông ngồi vắt chéo chân, hai tay đặt lên đầu gối, hít vào thở ra từ từ để điều hòa chân khí, hòa mình với thiên nhiên, vũ trụ.

Giờ đây, tuy khối u đã nằm im trong phổi, không phát triển nữa, nhưng cứ rỗi lúc nào, ông Lâm lại ngồi thiền. Trong nhiều chuyến đi rừng, khi tôi mặc tới mấy áo khoác, lại chui vào túi ngủ, nằm bên đống lửa bùng bùng vẫn không ngủ nổi vì rét, thì ông Lâm chỉ mặc chiếc áo bộ đội phong phanh, hoặc cởi trần ngồi thiền. Ông ngồi như tượng mấy giờ liền, tuyết phủ trắng mái tóc pha sương.

Ông Lâm bảo, phương pháp thiền của các thiền sư Tây Tạng vô cùng huyền bí. Các thiền sư nói với ông rằng, bộ não con người tuy nhỏ, nhưng lại tiêu tốn mức năng lượng rất lớn. Do đó, nên giữ cho bộ não thanh thản, hoạt động ở mức độ thấp nhất.
Hành trình bò lên đỉnh Fansipan để chết
 
Ông Lâm luyện được khả năng giữ cho bộ não hoạt động ở mức thấp nhất trong mọi hoàn cảnh. Khi tu thiền, bộ não của ông gần như không tiêu tốn năng lượng. Toàn bộ năng lượng dành để bảo vệ cơ thể. Chính vì thế, mỗi ngày, ông chỉ ăn 1 bát cơm vào bữa trưa, uống một cốc nước thuốc, song ông có thể đi liên miên trong rừng không cần nghỉ và cũng không thấy mệt.

Giữ cho bộ não luôn thanh thản, thư giãn đặc biệt quan trọng với người mắc bệnh ung thư. Theo ông Lâm, những người mắc ung thư mà đau khổ, dằn vặt, luyến tiếc, suy nghĩ nhiều, thì sẽ chết rất nhanh. Còn những người vui vẻ, thanh thản, sẵn sàng đón nhận cái chết, không chút luyến tiếc, đau đớn, thì có thể sống được rất lâu.

Nếu những người mắc ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, tu thiền theo phương pháp của các thiền sư Tây Tạng cũng là cách trị bệnh hiệu quả.

Còn tiếp…
Toàn bộ phóng sự hấp dẫn của phóng viên Phạm Ngọc Dương liên quan đến "người rừng" ung thư Trần Ngọc Lâm

Phạm Ngọc Dương

 




'Người rừng' và bí ẩn thiền sư gầy còm có cái đầu thép



'Người rừng' và bí ẩn thiền sư gầy còm có cái đầu thép

(VTC News) - Ông Lâm cầm viên gạch nung đỏ rất cứng đập vào đầu vị thiền sư. Ông có cảm giác viên gạch chưa chạm đầu vị thiền sư đã vỡ vụn.

Kỳ 4: Duyên kỳ ngở Tây Tạng
Như đã nói ở phần trước, sau khi ông Trần Ngọc Lâm hạ đo ván 4 tên giang hồ ngoài biên ải, ông trở về nước để tránh sự truy lùng của chúng. Nhưng Lìu Cắm Xìn, đại ca của bọn giang hồ, bị ông Lâm đánh trọng thương, phải ngồi xe lăn không những không tìm cách trả thù, mà còn khâm phục khí khái của ông Lâm.

Lìu Cắm Xìn đã cho người sang Việt Nam mời ông Lâm sang. Cảm phục khí khái của ông Lâm, nên Lìu Cắm Xìn nhận kết nghĩa anh em với ông Lâm.

Lìu Cắm Xìn bảo: "Sau khi tìm hiểu về anh, tôi được biết anh từng là bộ đội, lại bệnh tật, không có việc làm kiếm tiền chữa bệnh nên tôi gọi anh sang đây để kiếm việc cho anh". Ông bảo: "Tao bệnh tật sắp chết rồi thì làm được việc gì?".

'Người rừng' và bí ẩn thiền sư gầy còm có cái đầu thép
Ông Lâm lang thang hết cách rừng này đến cánh rừng khác để tìm cây thuốc quý 
Lúc đó, Vàng Lù Pao đi vào và nói: "Tôi là đệ tử của Cắm Xìn. Lời giang hồ nói ra dù một câu thì chết cũng không thay lòng. Nếu anh có mệnh hệ gì, tôi sẽ đưa xác anh về tận Việt Nam an táng chu đáo rồi gửi tiền chăm lo cho vợ con anh".

Vàng Lù Pao là con trai của một thiếu tướng quân y trong quân đội, rất giàu có. Vàng Lù Pao có một đội xe mấy chục cái, toàn loại siêu trường siêu trọng chở hàng trên con đường xuyên Á, từ Trung Quốc lên Tây Tạng, rẽ qua các nước Trung Đông và châu Âu, rồi lại lấy hàng ở những nước đó chở về miền Nam Trung Quốc.

Pao mời ông Lâm làm công việc giám sát đội xe và sửa chữa cho đoàn xe khi gặp sự cố. Ngoài việc nuôi ăn uống, ngủ nghỉ, Pao trả lương cho ông 3.000 tệ/tháng, một mức lương rất cao hồi đó.
'Người rừng' và bí ẩn thiền sư gầy còm có cái đầu thép
Ông Lâm kể chuyện Hoàng Liên Sơn cho khách leo Fan trong túp lều giữa rừng 
Như buồn ngủ gặp chiếu manh, ông Lâm đồng ý ngay. Ông nhắm mắt đưa chân miễn là kiếm được tiền nuôi vợ con, mặc dù khi ông chết đi, có thể chúng sẽ quẳng xác xuống một cánh rừng cách xa Tổ quốc hàng vạn dặm.

Về nhà thăm vợ con vài ngày, ông lặng lẽ balô túi xách lên đường, không nói gì với vợ con. Đoàn lái xe có 50 người, với 16 quốc tịch, tuy nhiên, chỉ có ông mới được ăn cùng mâm, ngủ cùng chiếu với Vàng Lù Pao.

Sau mấy tháng làm việc cho Vàng Lù Pao, một lần, vào cuối năm 1993, khi đoàn xe chở hàng từ La Xa về hướng La Tư, là một thị trấn nhỏ nhưng rất đẹp và thanh bình nằm trên sườn núi Hymalaya, gần biên giới Nepan thì tắc đường do núi băng đổ xuống làm gãy cầu. Đoàn xe phải dừng lại vài ngày chờ tu sửa cầu. Vàng Lù Pao rủ ông Lâm đi dạo chơi trong cái lạnh độ âm.
'Người rừng' và bí ẩn thiền sư gầy còm có cái đầu thép
Chiếc dao là vật dụng không thể thiếu trong mỗi chuyến đi rừng 
Cạnh con đường lớn có một ông sư thân thể gầy tóp. Trong giá lạnh âm độ băng giá, ai cũng áo da, áo lông vẫn rét căm căm, mà ông sư chỉ choàng chiếc áo cà sa màu vàng mỏng manh thêu kim tuyến rộng thùng thình.

Phía tay phải ông có chiếc vòng luân xa quay quay, bên trái có đống gạch và trước mặt là chiếc chậu bằng đất nung có mấy đồng tệ mệnh giá nhỏ và những gói thuốc bột chiết xuất từ lá cây.

Vị thiền sư ngồi bất động như đang thiền. Vàng Lù Pao kể với ông Lâm rằng, vị sư này thuộc dòng tu khổ hạnh, cả đời ăn chay trên núi và sống bằng bố thí của người đời.
'Người rừng' và bí ẩn thiền sư gầy còm có cái đầu thép
Lương y Phạm Văn Thanh và ông Trần Ngọc Lâm trong một chuyến đi rừng tìm cây thuốc quý 
Ông Lâm nhìn thầy tu khổ hạnh xót cảm nên có mấy chục tệ trong túi ông dốc cả bỏ vào chiếc chậu đất. Tuy nhiên, ông thầy tu lại nhặt bỏ ra ngoài, rồi cứ chỉ vào tiền lại chỉ vào đầu.

Vàng Lù Pao giải thích rằng, theo phái tu thiền này, nếu người đời bố thí cho họ tiền thì phải tát họ vài cái tương ứng với số tiền bố thí. Còn nếu cho nhiều tiền thì phải cầm gạch đập vào đầu họ và đập đến khi nào vỡ gạch họ mới nhận tiền. Nếu người bố thí không làm vậy thì họ nhất định không nhận.

Nghe chuyện, ông Lâm sởn da gà. Ông từng tập luyện chặt gạch trong quân đội. Ông có thể chặt được cả trăm viên cùng lúc, nhưng cầm hòn gạch cứng như thế này đập vào đầu vị sư 84 tuổi, lại gầy gò như cây sậy thì quả ghê tay. Tuy nhiên, vì phong tục từ ngàn năm nay là vậy nên ông cũng thử xem thế nào.
'Người rừng' và bí ẩn thiền sư gầy còm có cái đầu thép
Nhiều khi phải trèo lên tận ngọn cây trên mỏm núi cao nhất để xác định hướng đi 
Ông Lâm cầm viên gạch đập rất nhẹ vào đầu vị thiền sư, nhưng ông cảm giác có một luồng xung lực mạnh đẩy hòn gạch ra ngoài. Ông thử lại mấy lần và đều có cảm giác ấy.

Biết rằng vị thiền sư này có công năng đặc dị nên ông Lâm đập mạnh tay hơn. Ông có cảm giác viên gạch nung đỏ rất cứng chưa chạm đầu vị thiền sư đã vỡ vụn. Vị thiền sư cũng như vùng đất Tây Tạng đều vô cùng huyền bí.

Vị thiền sư sau khi làm lễ cám ơn đã bảo: "Tôi sẽ nhận tiền, nhưng tôi xin báo với thí chủ rằng thí chủ sắp chết. Bệnh của thí chủ sẽ không thể chữa khỏi được, nhưng nếu theo tôi chữa trị sẽ sống được lâu hơn".
'Người rừng' và bí ẩn thiền sư gầy còm có cái đầu thép
Ông Lâm là người dẫn tác giả đi tìm hàng chục "thung lũng chết", dãy núi chết chóc trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn để cảnh báo nạn cháy rừng 
Nghĩ đến khả năng đặc dị của vị thiền sư này, ông Lâm cũng tin lời nói đó là thật nên xin Vàng Lù Pao cho đi theo vị thiền sư. Pao hẹn 4 tháng sau sẽ đón ông Lâm ở đúng chỗ này.

Ông Lâm theo vị thiền sư phăm phăm leo lên lưng dãy núi Hymalaya. Con đường nên núi dốc ngược như đường lên trời. Ông có cảm giác vị thiền sư già nua leo núi không bao giờ biết mệt. Trông dáng ông bước đi như thể dùng khinh công, rất nhẹ.

Còn tiếp…

Phạm Ngọc Dương

Trị mất ngủ như thế nào?

Mất ngủ là căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Có nhiều cách điều trị nhưng dùng thảo dược trị mất ngủ là tốt nhất mà không gây tác dụng phụ cho người bệnh.
Theo như số liệu được thống kê thì:
  + Tại Mỹ3-11% phải dùng thuốc an thần và tỉ lệ này tăng theo tuổi, 8-15% người trưởng thành than phiền bị mất ngủ.
  + Tại Canada, 1/2 dân số sử dụng thời gian nghỉ ngơi của mình để làm việc  và 1/4 số người trưởng thành khó tìm được giấc ngủ.
  + Tại Việt Nam, 10-20% số người tìm đến các bác sĩ chuyên khoa thần kinh vì mất ngủ. Bệnh gặp nhiều ở nữ giới hơn nam giới, nhất là ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Nguyên nhân bị mất ngủ?
Trước đây có thể bạn đã nghe qua mất ngủ là do lớn tuổi hay là yếu tố bệnh lý. Ở thời đại ngày nay do xã hội phát triển nên con người dễ bị stress, căng thẳng do áp lực từ công việc và cuộc sống, ngay cả những người khỏe mạnh cũng có thể bị mất ngủ.
Đông y quan niệm “tâm tàng thần, can định chí”, nguyên nhân chính gây mất ngủ là do lo nghĩ quá độ làm hao tổn tâm, can, tì. Tâm hư tổn thì âm huyết cạn dần, tinh thần bất an. Can âm hư thì can dương vượng làm thần chí không ổn định. Tì hư thì ăn kém, ăn không hấp thu, người gầy sút...
Theo Đông Y thì "Tâm tàng thần, can định chí", nghĩa là mất ngủ là do suy nghĩ quá nhiều làm tổn thương tâm - can - tì.  Tì hư thì ăn kém, ăn không hấp thu, người gầy sút. Can âm hư thì can dương vượng làm thần chí không ổn định. Tâm hư tổn thì âm huyết cạn dần, tinh thần bất an.
Trị mất ngủ như thế nào?
Đa số những ngườimất ngủ thường chọn giải pháp là thuốc tây như thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, ... Những loại thuốc này giúp người bệnh ngủ được nhanh nhưng tác dụng phụ đi kèm theo nó là càng dùng lâu càng mất ngủ hơn, nghiện thuốc, lờn thuốc.
Khác với Tây dược thì Đông dược sử dụng các loại cây cỏ từ thảo dược thiên nhiên, thông dụng hàng ngày, không đôc hại, rẻ tiền và có thể sử dụng hàng ngày như 1 loại thức ăn. Các loại cây cỏ thảo dược này có tác dụng an thần dưỡng tâm, trấn tĩnh tinh thần, bình can tiềm dương, bổ can huyết giúp tạo giấc ngủ sinh lý, điều trị bệnh mất ngủ, lo âu, hồi hộp, ra mồ hôi trộm, hoảng loạn.
Thiếu ngủ làm gia tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, các bệnh tim mạch và làm tóc bạc sớm. Ngủ đủ giấc cũng chính là một trong những phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
Một biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là ngủ đủ giấc. Nếu bạn thiếu ngủ thì bạn sẽ có nguy cơ bị tiểu đường, béo phì, tóc bạc sớm và các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, bạn có thể dùng thảo dược trị mất ngủ rất tốt.

Sau đây là một vài thảo dược rất tốt mà bạn có thể tham khảo:

1. Thảo dược tim sen (mầm của hạt sen) hay còn gọi là liên tâm. Thảo dược tim sen có tính hàn, vị đắng, tác dụng trấn tĩnh tinh thần và làm bình dục tính. Trong thảo dược tim sen có chứa ancaloitnelumbin, nuciferin, vị rất đắng, thường được thấy ở dạng nước uống đóng lon hay trà hòa tan nhanh.
Mỗi ngày dùng 4-10 gam nuciferin cho vào nước sôi như pha trà sẽ giúp ngủ ngon và sâu. Có thể dùng kèm với thảo dược cúc hoa, lá vông, lá dâu, thảo quyết minh sao đen, táo nhân sao đen sẽ giúp bổ tì dưỡng tâm và an thần định chí, bổ huyết, trị tim đập hồi hộp, các chứng mất ngủ, giảm trí nhớ, căng thẳng, stress, suy nhược thần kinh do lo lắng, giúp ăn ngon, suy nhược cơ thể, đặc biệt là trị bệnh mất ngủ cho người già.
thảo dược trị mất ngủ tim sen
Thảo dược Tim sen
2. Thảo dược dây nhãn lồng còn gọi là lạc tiên hay chùm bao. Bạn có thể dùng đọt lá của thảo dược này luộc chín làm rau ăn trị mất ngủ rất hiệu quả. Một số nước phương tây sử dụng chất passiflorin có trong lạc tiên để bào chế thuốc an thần loại nhẹ giúp dễ ngủ cho người già.
Mỗi ngày dùng 6-16 gam dây lá lạc tiên đã khô, có thể dùng chung với thảo dược lá dâu tằm, lá vông, tim sen (mỗi loại 10 gam), thêm 0,5 lít nước đun cạn còn khoảng 0,1 lít uống mỗi buổi tối trước khi ngủ sẽ giúp tim mạch điều hòa và giải stress.
thảo dược trị mất ngủ lạc tiên
Thảo dược Lạc tiên
3. Thảo dược cây trinh nữ hay còn gọi là mắc cỡ, bạn có thể thấy ở nhiều nơi. Mắc cỡ có tính hơi hàn, vị ngọt, se, ít độc có tác dụng long đàm, giảm đau, an thần, lợi tiểu, tiêu viêm, hạ nhiệt, chống ho. Trong lá và rễ của thảo dược này có selen chữa đau nhức xương khớp rất tốt. Mỗi ngày dùng 20 gam mắc cỡ sắc còn 100 ml nước uống trước khi đi ngủ giúp chữa suy nhược, mất ngủ, thần kinh. Có thể dùng kèm với một số thảo dược khác.
thảo dược trị mất ngủ cây trinh nữ
Thảo dược Cây trinh nữ
4. Thảo dược lá vông nem có tác dụng sát trùng, hạ huyết áp, hạ nhiệt, an thần, gây ngủ, ăn uống ngon miệng. Mỗi ngày dùng 4-6 gam lá khô hoặc 5-10 gam lá tươi nấu ăn như canh. Có thể phối hợp với thảo dược lá dâu tằm, lạc tiên, tim sen dạng cao lỏng, mỗi ngày uống 10-15ml. Thảo dược này có thể bào chế ở dạng cao lỏng, nước sắc hoặc xi-rô.
thảo dược trị mất ngủ lá vông nem
Thảo dược Lá vông nem
Sử dụng đúng liều lượng các bài thuốc từ thảo dược trị mất ngủ như trên sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon trở lại.

(Ung thư) Hạch bạch huyết bị sưng ở cổ - Nguyên nhân và cách chữa trị

Hạch bạch huyết bị sưng ở cổ - nguyên nhân và cách chữa trị


(AloBacsi) - Có hàng trăm hạch bạch huyết ở cổ và được chia thành nhiều loại. Hạch bạch huyết bị sưng thuộc về bề mặt và nằm trực tiếp ngay dưới da.



Nguyên nhân
Viêm hạch bạch huyết dạng viêm thường gây ra do nhiễm vi khuẩn. Các hạch bạch huyết bị sưng trên cổ của bạn có thể gây ra một chút đau đớn khi chạm vào, hoặc khi chúng đang hoạt động để loại bỏ nhiễm trùng.
Nếu mạch bạch huyết bị nhiễm có thể thấy vệt màu đỏ đi từ chỗ bị thương đến các hạch bạch huyết trên cổ. Để hiểu do tại sao các hạch bạch huyết trên cổ bị sưng, nên hiểu được nguyên lý làm việc bên trong của hệ bạch huyết.
Các hạch bạch huyết thường bé, hình hạt đậu và ở nhiều vị trí trên cơ thể. Những hạch này nhận các hướng của hệ bạch huyết nơi các lưu chất loại bỏ virus, vi khuẩn và tạp chất khác.
Nếu cần thiết, hạch bạch huyết có thể là những chiếc máy lọc có thể “bắt giữ” tạp chất lạ xâm nhập vào cơ thể của bạn. Các sinh vật lạ sẽ bị hiệu hóa bởi các bạch cầu hoặc các tế bào máu trắng.
khoảng 500 hạch bạch huyết khắp cơ thể bạn có thể cảm thấy chúng trên nách, háng của bạn, sau tai và cổ.
Các hạch bạch huyết trên cổ xảy ra trong các nhóm khi cơ thể bị nhiễm trùng. Các hạch bạch huyết này có thể bị sưng, đỏ cảm thấy đau khi chạm vào. Vị trí của bạch huyết bị sưng là đầu mối hiệu quả để thông báo bạn đang gặp vấn đề sức khỏe ở chỗ nào đó. Ví dụ, nếu các hạch bạch huyết khắp cơ thể của bạn bị sưng, trên cơ thể bạn sẽ có vấn đề như như nhiễm trùng, các bệnh tự miễn, phản ứng thuốc và bệnh bạch cầu.
Khi các hạch bạch huyết bị sưng ở cổ, rát có thể bạn bị nhiễm trùng đầu, cổ hay miệng bao gồm viêm họng cảm lạnh.
Những bé đang mọc răng hoặc nhiễm trùng tai cũng thể các hạch bạch huyết bị sưng ở cổ. Các bệnh khác như sốt toxoplasmosis và bệnh lao cũng được chỉ định nhờ các hạch bạch huyết bị sưng cổ.
Có nên thăm khám bác sĩ?

Bởi vì các hạch bạch huyết bị sưng trên cổ có thể
là do nhiễm trùng nhưng không phải lúc nào nó cũng chỉ ra được các bệnh nghiêm trọng như ung thư hoặc các trường hợp tồi tệ khác mà bạn có thể gặp.
Gần đây bạn có bị đau cổ họng hay đau tai không? Nếu có, các hạch gần khu vực bị nhiễm bệnh có thể sưng lên. Đó là một dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang cố gắng chống chọi với các sinh vật hay vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể.
Do vậy, bạn có thể tìm đến bác sỹ để thăm khám và có phương pháp chữa trị hợp lý. Tuy nhiên bạn không cần phải lo lắng quá về các tuyến bạch huyết bị sưng.
Đôi khi các hạch bạch huyết của bạn sưng lên rất nhanh gây đau đớn. Các hạch có thể bị sưng trong hai ngày hoặc thậm chí hai tuần. Mặt khác, nếu có hơi nóng và sưng đỏ ở chỗ bị sưng thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn nên gặp bác sĩ. Bạn không cần phải đi khám bác sĩ nếu có các hạch bạch huyết bị sưng trên cổ đi kèm với cảm lạnh nhẹ, đợi tầm 3 hoặc 4 ngày xem biểu hiện khác như thế nào.

Trong
một số trường hợp rất hiếm, các hạch bị sưng là dấu hiệu của ung thư hạch, ung thư máu có ảnh hưởng đến tế bào lympho, một loại tế bào máu trắng. Ngay lập tức hãy tìm gặp bác sĩ nếu các hạch bị sưng ở cổ không biến mất trong hơn 3 tuần và nếu đi kèm với các triệu chứng như:
- Ốm yếu hoặc thiếu năng lượng- Giảm cân không rõ nguyên nhân- Sốt- Ớn lạnh- Đổ mồ hôi đêm

Điều trị

Thuốc giảm đau, chẳng hạn như acetaminophen và ibuprofen là
phương pháp điều trị chuẩn cho các hạch bạch huyết bị sưng lên. Nếu bạn bị rối loạn miễn dịch, thuốc kê đơn là cần thiết để giảm kích thước của hạch bị sưng.
Acetaminophen

Trong một số trường hợp hiếm gặp, áp xe có thể phát triển trên các hạchđiều này có nghĩa các chất bị nhiễm bệnh phải được loại bỏ thông qua một phẫu thuật nhỏ.Điều trị tự nhiên và toàn diện nên tập trung hơn vào những nguyên nhân cơ bản của các hạch bạch huyết bị sưng. Hiện có nhiều liệu pháp thiên nhiên và thảo dược rất dễ dàng và không gây bất kỳ phản ứng phụ nào.
Bạn có thể sử dụng Hypoxrs rooperii để tăng cường hệ thống miễn dịch, trong khi cây tầm gửi (Viscum album) có thể điều tiết lại các tế bào bị phá hủy và giảm viêm nhiễm.
Các loại thảo mộc khác như cam thảo (Glycyrrhiza glabra), chàm (Baptisia tinctoria) và Echinacea (Echinacea spp.) cũng nên được sử dụng nếu dạng bệnh cấp tính và cần ngay tức thì để tăng cường hệ thống miễn dịch.

Cam thảo

Khi mua các sản phẩm thảo dược từ các nhà thuốc, bạn chỉ nên chọn những loại được sản xuất bởi các công ty có uy tín. Chất lượng thành phần và liều lượng là hai yếu tố quan trọng nên xem xét khi lựa chọn thuốc thảo dược.

Nếu khu vực
bị sưngkhu vực nhạy cảm, bạn có thể chườm nóng và lạnh cùng một lúc. Nước nóng và lạnh mỗi thứ để một bát và dùng khăn mặt để chườm lên vùng bị sưng. Đặt chiếc khăn ấm (không chảy ướt) trên các hạch bị sưng trong 10 phút và sau đó thay thế bằng những chiếc khăn lạnh.

Trong hàng nghìn năm, người dân đã
sử dụng mật ong để chữa bệnh. Bạn cũng có thể sử dụng mật ong để giảm sưng và đau các hạch bạch huyết. Hòa tan một muỗng cà phê mật ong vào một cốc nước ấm hoặc nước trà, sau một vài ngày, bạn sẽ thấy cải thiện rõ rệt trên các hạch bạch huyết bị sưng.
Quách Vinh
Theo Healthguidance